Diện tích, sản lượng ni thủy sản lợ, mặn vùng ven biển thị xã Sông Cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay phát triển nuôi trồng thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Sông Cầu (Trang 38 - 49)

STT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 TĐ tăng BQ/năm (%) 2001- 2005 2006- 2010 2011 2015 I Năng xuất ni trồng thủy sản 1 Diện tích nuối trồng thủy sản ha 573 718 795 718 724 -11,5 -3,7 2,46 1.1 Diện tích NTTS lợ, mặn ha 564 711 787 712 715 -11,5 -4,0 2,54 a Diện tích nước mặn (biển) ha 180 245 396 332 327 -3,0 3,33 b Diện tích ha 384 467 391 380 388 -20,6 -4,7 1,91

STT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 TĐ tăng BQ/năm (%) 2001- 2005 2006- 2010 2011 2015 nước lợ 1.2 Diện tích nước ngọt ha 8,7 6,6 8,1 6 8,3 -3,66 2 Lồng,bè nuôi thủy sản (biển) Lồng 27.531 13.478 18.520 28.315 28.257 0,6 11,26 - Nuôi cá Lồng 1.492 357 4.520 3.120 1.062 20,5 5,13 - Nuôi tôm hùm Lồng 25.590 12.979 14.000 25.195 27.195 -0,2 11,72 - Nuôi thủy sản khác Lồng 449 142 II Sản xuất nuôi trồng thủy sản Tấn 1.839 2.097 2.830 3.082 3.637 61,7 -3,7 21,35 III Lao động nuôi trồng TS Người 12.247 12.144 12.542 10.807 11.178 8,9 -0,5 -1,77

Nguồn: Niên giám thống kê và phịng Kinh tế thị xã Sơng Cầu

Theo bảng 2.3, có thể thấy đối tượng ni tại thị xã Sơng Cầu so với huyện khác trong tỉnh rất đa dạng, gồm tôm chân trắng, tôm sú, cá biển, tôm hùm, các loại nhuyễn thể, rong câu.Thị xã Sông Cầu là vùng sản xuất thủy sản lớn nhất tỉnh Phú Yên.

Thị xã Sơng Cầu có số lồng ni tơm hùm và sản lượng tơm hùm thương phẩm lớn nhất trong tỉnh (năm 2016, có 27.195 lồng so với 29.745 lồng của toàn tỉnh, chiếm 95%; sản lượng 620 tấn so với 640 tấn của toàn tỉnh, chiếm 97%).

Sản lượng tôm hùm giống khai thác và ươm lớn nhất trong tỉnh, sản lượng tôm hùm giống và khai thác tự nhiên chiếm 51% tổng sản lượng tôm hùm giống của cả tỉnh (năm 2016 đạt sản lượng 735.000 ngàn con so với toàn tỉnh là 1.437.000 con).

Diện tích ni tơm nước lợ (sú, tơm chân trắng) chiến 15% diện tích ni tơm nước lợ toàn tỉnh. Từ năm 2013 đến nay, diện tích ni tôm chân trắng tăng mạnh (năm 2016, diện tích ni tơm chân trắng tăng gấp 1,8 lần diện tích ni tơm sú). Tuy nhiên từ năm 2015 và năm 2016 diện tích ni tơm sú tăng lên (năm 2014 là 70ha, 2015 là 129ha và năm 2016 là 138ha). Do tình hình ni tơm chân trắng không ổn định, bệnh dịch thường xuyên xảy ra và giá cả không ổn định.

Bên cạnh các đối tượng ni chiếm vị trí chủ lực nêu trên, thị xã Sơng Cầu cịn có các đối tượng ni chủ lực của tỉnh như rong biển, cua biển và ốc hương chiếm gần 100% so với tồn tình.

2.3. Đặc điểm của các hộ nuôi trồng thủy sản tại thị xã Sông Cầu

Các hộ NTTS tại thị xã Sơng Cầu thường có những đặc điểm sau:

- Các hộ NTTS thường tập trung nuôi theo vùng như tại đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài, Vùng nuôi tôm Long Thạnh...Khiến mật độ NTTS dày đặc, môi trường rất dễ bị ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát nhanh.

- Các hộ NTTS thường sản xuất rất tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống để quản lý hệ thống nuôi, không tuân thủ quy hoạch và kế hoạch phát triển NTTS của địa phương.

- Các hộ NTTS thường không chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng NTTS, khơng có hệ thống kênh cấp, thốt riêng biệt, khơng có ao chứa để xử lý trước khi cấp vào ao ni, khơng có khu vực chứa và xử lý chất thải; hệ thống bờ ao xây dựng tạm bợ, nền đáy khu vực nuôi bị ô nhiễm trầm trọng

- Các hộ NTTS chưa gắn kết tập hợp thành tổ cộng đồng để cùng chia sẻ lợi ích và kiểm sốt lẫn nhau trong bảo vệ môi trường nuôi, quan hệ với các nhà cung cấp

giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản để có nguồn sản phẩm chất lượng và giá thành thấp.

- Năng lực của hầu hết các trại sản xuất giống thủy sản chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về an tồn sinh học trại giống. Đến thời điểm chính vụ, lượng giao dịch giống thủy sản nhiều, thiếu thiết bị kiểm dịch nên có thời điểm thủy sản giống không được kiểm dịch đầy đủ.

- Các hộ NTTS thiếu vốn và các yếu tố nguồn lực đầu tư ni trồng, khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, một phần cũng do NTTS bấp bênh, các năm gần đây thường thua lỗ nên khó thuyết phục được NH cho vay vốn. Bên cạnh đó, người nuôi cũng không tự tin để vay và đầu tư lớn cho ni, vì giá bán và thị trường không ổn định, bệnh dịch có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên rủi ro rất cao.

- Lợi nhuận từ việc NTTS rất bấp bênh mặc dù là rất cao so với các ngành khác. Trong khoảng thời gian từ 12 tháng đến 24 tháng, có hộ NTTS sẽ đạt được lợi nhuận rất cao, nhưng cũng trong thời gian ấy, có hộ NTTS sẽ bị mất hết vốn.

Trên đây là một số đặc điểm chủ yếu của những hộ NTTS. Những đặc điểm trên đã gây ra khơng ít khó khăn cho ngành NTTS tại thị xã Sơng Cầu. Từ đó, việc cho vay để phát NTTS gặp rất nhiều rủi ro.

2.4. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay phát triển ni trồng thủy sản của NHNo & PTNT thị xã Sơng Cầu

2.4.1. Quy trình cấp tín dụng tại NHNo & PTNT thị xã Sơng Cầu Hình 2.1: Quy trình tín dụng tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu

Xác định thị trường và các thị trường mục tiêu ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG 1. LẬP HỒ SƠ VAY VỐN

 Tiếp nhận yêu cầu khách hàng

 Tìm hiểu triển vọng  Tham khảo ý kiến bên

ngoài 2. THẦM ĐỊNH  Mục đích vay  HĐKD  Quản lý  Số liệu THƯƠNG LƯỢNG  Kỳ hạn  Thanh toán  Các điều khoản  Bảo đảm tiền vay  Các vấn đề khác 3. PHÊ DUYỆT  Cán bộ quản trị rủi ro  Giám đốc/ Tởng giám đốc 4. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG  Dự thảo hợp đồng  Xem xét hồ sơ

 Kiểm tra tài sản bảo đảm  Miễn bỏ giấy tờ pháp lý  Các vấn đề khác 5. GIẢI NGÂN  Thủ tục hồ sơ hoàn tất  Chuyển tiền 6. QUẢN LÝ TÍN DỤNG  Số liệu  Các điều khoản  Bảo đảm tiền vay  Thanh tốn  Đánh giá tín dụng

Trả nợ đúng hạn Dấu hiệu bất thường  Nhận biết sớm  Chính sách xử lý  Dấu hiệu cảnh báo

7. THANH LÝ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

 Thu nợ gốc, lãi  Thanh lý hợp đồng  Lưu giữu hồ sơ

Nguồn: Sở tay tín dụng NHNo & PTNT Việt Nam

Qua hình 2.1, quy trình tín dụng tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu trải qua các bước sau:

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận khách hàng về điều kiện tín dụng về hồ sơ

vay vốn

Trên cơ sở xác định thị trường và các thị trường mục tiêu, cán bộ tín dụng (CBTD) tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Trong giai đoạn này, CBTD cần chú ý tới việc tìm hiểu triển vọng phát triển của khách hàng và khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến bên ngồi để có những hướng dẫn cho khách hàng một cách phù hợp. Cụ thể:

- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.

- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.

- Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được CBTD báo cáo lãnh đạo NH cho vay và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay).

- CBTD lưu ý khách hàng phải thuộc đối tượng khách hàng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ với những nội dung thuộc: Danh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay qua việc cập nhật thơng tin từ pháp luật, chính sách liên quan, khảo sát thị trường, cơ quan phát hành ra chúng và các kênh thông tin khác.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn

Dựa trên hồ sơ được tiếp nhận ở bước 1 cũng như các thơng tin thu thập được, CBTD tiến hành phân tích và thẩm định khách hàng ở các nội dung về tư cách khách hàng, tình hình quan hệ (tín dụng và phi tín dụng) với NH, uy tín của khách hàng, mục đích vay vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tính khả thi và hiệu quả

của phương án vay/dự án vay vốn. Đồng thời, CBTD cịn cần phải dự kiến lợi ích mà NH nhận được trong trường hợp khoản vay được phê duyệt.

Trong bước thẩm định này, CBTD cũng cần phải kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay của khách hàng và tiến hành thẩm định biện pháp bảo đảm (nếu có) theo quy định của NHNo & PTNT thị xã Sơng Cầu (có quy định riêng). CBTD chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo nội dung hệ thống chấm điểm tín dụng. Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng sẽ đưa vào báo cáo thẩm định như là một nội dung để làm căn cứ ra quyết định tín dụng.

Dựa trên kết quả thẩm định khách hàng và xem xét khả năng nguồn vốn cũng như điều kiện thanh toán của NH, CBTD thương lượng với khách hàng về kỳ hạn khoản vay, các điều kiện thanh toán, các điều khoản sẽ được ký kết trong hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay và các vấn đề khác để khách hàng hiểu rõ và tiến hành lập báo cáo thẩm định trình cấp trên.

Bước 3: Phê duyệt cho vay

CBTD lập báo cáo thẩm định kiêm Tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phịng tín dụng. Trưởng phịng tín dụng xem xét, kiểm tra, thẩm định lại. Nếu đúng, trưởng phịng tín dụng ghi lại ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo. Nếu sai, trưởng phịng tín dụng chuyển lại tờ trình cho CBTD tiếp tục chỉnh sửa.

Ban lãnh đạo của chi nhánh nhận được báo cáo thẩm định do trưởng phịng tín dụng nộp lên sẽ tiến hành ra quyết định cho vay. Trong trường hợp các khoản vay vượt quyền phán quyết của ban lãnh đạo chi nhánh, hồ sơ tín dụng sẽ được chuyển lên Hội sở để tiếp tục xét duyệt.

Bước 4: Ký kết hợp đồng tín dụng

Trên cơ sở nội dung, điều kiện được đã duyệt và hợp đồng mẫu, CBTD tiến hành soạn thảo hợp đồng tín dụng/sở vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có) để trình trưởng phịng tín dụng kiểm sốt. CBTD cũng tiến hành hồn thiện các thủ tục về

biện pháp bảo đảm tín dụng (kiểm tra, giao, nhận, công chứng, đăng ký biện pháp bảo đảm...)

Trưởng phịng tín dụng kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng/sở vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo đúng nội dung đã được phê duyệt và ký trình lãnh đạo.

Bước 5: Giải ngân

Dựa trên hợp đồng tín dụng/sở vay vốn được ký kết, sau khi hồn tất hồ sơ, NH tiến hành giải ngân cho khách hàng theo các điều kiện đã thỏa thuận. Việc giải ngân có thể 1 lần hoặc chia làm nhiều lần.

Bước 6: Quản lý tín dụng và thu hồi nợ

Định kỳ hàng tháng, quý hoặc trường hợp đột xuất, CBTD (có thể cùng Trưởng phịng tín dụng) tiến hành kiểm tra các thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng/sở vay vốn, thường xuyên theo dõi việc sản xuất kinh doanh cũn như kiểm tra, đánh giá biện pháp bảo đảm tiền vay; đánh giá khả năng thanh toán khi đến hạn của khoản nợ và nhắc nhở khách hàng khi đến hạn trả nợ.

Nếu khách hàng trả nợ đúng hạn, CBTD thu hồi nợ gốc và lãi theo thỏa thuận trong lịch trả nợ.

Nếu phát hiện có những dấu hiệu bất thường từ phía khách hàng có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng, CBTD có báo cáo trưởng phịng tín dụng để trình lãnh đạo xem xét và có các biện pháp xử lý như: tái cơ cấu khoản vay tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ gốc và lãi, quyết định ngừng cho vay hoặc có biện pháp thu hồi nợ trước hạn.

Nếu việc áp dụng các biện pháp can thiệp (kể cả biện pháp pháp lý) vẫn không thu hồi được nợ, thì phần nợ khơng thu hồi được là tởn thất của NH.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ vay khách hàng

Tất toán khoản vay khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí...để tất tốn khoản vay.

Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng/Sở vay vốn hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình trưởng phịng tín dụng kiểm sốt và trưởng phịng tín dụng trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý. Đồng thời NH lưu hồ sơ khách hàng.

2.4.2 Những quy định để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tại NHNo & PTNT 2.4.2.1 Nhóm khách hàng đủ điều kiện để vay tại NHNo & PTNT

Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định.

Khách hàng phải chứng minh được mục đích sử dụng vốn là hợp pháp, khơng thuộc đối tượng không được cho vay theo quy định của pháp luật, của NHNN và NHNo & PTNT.

Khách hàng phải có phương án sử dụng vốn để thực hiện dự án hoạt động kinh doanh khả thi, thời gian sử dụng vốn cụ thể; có khả năng tài chính trả nợ rõ ràng.

Khách hàng khơng có nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro tại NHNo & PTNT và các TCTD khác, trừ trường hợp thuộc đối tượng chính sách theo quy định của cấp có thẩm quyền được tiếp tục cho vay như:

- Nợ khoanh;

- Nợ chờ xử lý của cá nhân vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp do gặp rủi ro bất khả kháng;

- Nợ ngoại bảng do xử lý rủi ro của cá nhân vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp do nguyên nhân khách quan;

- Các khoản nợ khác theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN.

2.4.2.2. Các nhu cầu vốn không được cho vay tại NHNo & PTNT

Nhu cầu vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh hoặc để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

Nhu cầu vốn để thanh tốn các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.

Nhu cầu vốn để mua vàng miếng.

Nhu cầu vốn để trả nợ khoản cho vay tại chính NHNo & PTNT

Nhu cầu vốn để trả nợ khoản nợ vay tại các TCTD khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

- Thời hạn cho vay khơng vượt q thời hạn cho vay cịn lại của khoản vay cũ; - Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

2.4.2.3. Mức cho vay tại NHNo & PTNT

Nguyên tắc xác định mức cho vay tại NHNo & PTNT căn cứ vào phương án sử dụng vốn vay; khả năng tài chính của khách hàng; giá trị tài sản bảo đảm (đối với khoản vay phải bảo đảm bằng tài sản); các giới hạn cấp tín dụng và khả năng nguồn vốn của NHNo & PTNT.

NHNo & PTNT thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay tối đa như sau: - Đối với cho vay ngắn hạn để thực hiện phương án kinh doanh hoặc cho vay đáp ứng nhu cầu đời sống (bao gồm cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn): mức cho vay sẽ do NHNo & PTNT nơi cho vay quyết định

- Đối với cho vay trung hạn, dài hạn thực hiện dự án kinh doanh:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay phát triển nuôi trồng thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Sông Cầu (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)