Tài khoản vãng lai:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giả thuyết thâm hụt kép, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua phân tích dữ liệu bảng ở các nước đông nam á (Trang 25 - 27)

2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

2.1 Khung lý thuyết:

2.1.2 Tài khoản vãng lai:

Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và thu nhập giữa người cư trú trong nước và người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ". Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh tốn của người cư trú ngồi nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có". Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.

Tài khoản vãng lai là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Tài khoản vãng lai bao gồm:

 Cán cân mậu dịch (trade balance): ghi chép các giao dịch về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia. Giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia là hoạt động mậu dịch lâu đời và tiêu biểu nhất cho các giao dịch kinh doanh quốc tế. Vì vậy mà thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai được đặt một tên gọi riêng là cán cân mậu dịch (cán cân thương mại) dùng để đo lường giá

trị giao dịch của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân mậu dịch là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài sản nước ngồi lớn thì thu nhập rịng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn. Vì cán cân mậu dịch là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất khẩu rịng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.

 Cán cân dịch vụ: đo lường giá trị xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ giữa các nước. Các giao dịch về dịch vụ quốc tế phổ biến nhất thường là dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch, hàng không hoặc dịch vụ xây dựng bởi các công ty nội địa thực hiện ở nước ngoài. Ở các quốc gia phát triển thì khoản mục này đã phát triển rất nhanh chóng trong suốt những thập niên vừa qua.

 Thu nhập: thu nhập vãng lai chủ yếu thường đi kèm với các khoản đầu tư đã được thực hiện trong các thời kỳ trước đó. Nếu một cơng ty của Việt Nam mở chi nhánh hoặc công ty con ở Mỹ để phân phối một loại sản phẩm nào đó thì phần thu nhập rịng chuyển về cho cơng ty mẹ sẽ được ghi nhận lên tài khoản vãng lai của Việt Nam dưới dạng một khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra, lương và tiền thưởng chuyển về nước của những lao động Việt Nam (những người mang quốc tịch Việt Nam) làm việc ở nước ngoài cũng được ghi nhận vào phần “thu nhập”.

 Cán cân chuyển giao vãng lai: ghi nhận các khoản thanh toán phát sinh liên quan đến việc thay đổi quyền sở hữu của một loại tài sản nào đó, tài sản thực hoặc tài sản tài chính. Bất kỳ giao dịch nào có tính một chiều từ quốc gia này với một quốc gia khác (như quà tặng, hàng viện trợ, cứu trợ nhân đạo, …) đều được phản ánh lên cán cân chuyển giao vãng lai.

Thông thường hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân tài khoản vãng lai của một quốc gia như mô tả ở trên nên cán cân mậu dịch đóng

một vai trị quan trọng. Tuy nhiên, ở các quốc gia cơng nghiệp phát triển thì cán cân mậu dịch đôi khi lại không quan trọng bằng cán cân dịch vụ.

Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận Nhà nước hay tư nhân đều được gộp chung vào trong tính tốn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giả thuyết thâm hụt kép, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua phân tích dữ liệu bảng ở các nước đông nam á (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)