Hình thức khác: □

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ở tỉnh hà giang (Trang 99 - 128)

của pháp luật về trợ giúp pháp lý như: Trình tự, thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý; lĩnh vực trợ giúp pháp lý; các hình thức trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý và cách thức liên hệ với tổ chức trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

+ Huy động các nguồn lực cần thiết bao gồm nguồn lực con người, cơ sở vật chất; sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể xã hội, sự tham gia của các cơ quan thơng tin đại chúng để thực hiện có hiệu quả cơng tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số đảm bảo thông tin về trợ giúp pháp lý đến được nhanh nhất, kịp thời nhất với người dân tộc thiểu số. Mặt khác, thông qua sẽ tun truyền về vai trị, vị trí, ý nghĩa và những tác động tích cực của cơng tác trợ giúp pháp lý đối với việc nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số.

+ Song song với việc nâng cao nhận thức về quyền được trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số, cũng cần phải đưa ra các giải pháp bảo đảm cho

họ được hưởng quyền của mình. Để làm được điều đó cần làm tốt những cơng việc sau đây:

Thứ nhất, đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý về cơ sở bao gồm:

tăng cường các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về tận thơn, bản, xóm nơi vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của tỉnh để giúp cho người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý ngay tại nơi mình sinh sống, khơng tốn kém tiền bạc, thời gian; khơng phải đi lại trong điều kiện giao thơng đi lại cịn khó khăn.

Thứ hai, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, khơi

gợi sự cảm thông, tận tâm nghề nghiệp của những người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số làm thế nào để việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số thực sự xuất phát từ sự tự nguyện và ý thức trách nhiệm đối với những người có hồn cảnh cực kỳ khó khăn như người dân tộc thiểu số, chứ không phải là việc thực hiện một nhiệm vụ theo sự phân cơng hay việc thực hiện cơng vụ,… Có như vậy, việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số mới có thể đạt được những hiệu quả như mong muốn trong điều kiện của một tỉnh cịn nhiều khó khăn như Hà Giang.

Thứ ba, cần trang bị những kiến thức cần thiết về trách nhiệm của

những cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số như các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan hành chính nhà nước,… có biện pháp chế tài đối với những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, thiếu trách nhiệm trong việc xem xét giải quyết kịp thời, khách quan, đúng pháp luật các yêu cầu, kiến nghị, vướng mắc pháp luật của người dân tộc thiểu số.

3.2.2. Tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân tộc thiểu số

Thực tiễn thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ở Hà Giang trong thời gian qua cho thấy, khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân tộc thiểu số là một trong những hạn chế rất lớn của tỉnh Hà Giang. Với 5 trợ giúp viên pháp lý, trong đó có 02 trợ giúp viên là lãnh đạo Trung tâm (Giám đốc và Phó Giám đốc); 02 trợ giúp viên là 02 Trưởng phịng, vì thế, mà một phần thời gian họ phải dành cho công tác quản lý, điều hành đơn vị, không thể chuyên tâm vào việc thực hiện trợ giúp pháp lý. Để tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:

Một là, bố trí, sắp xếp đủ biên chế cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà

nước tỉnh Hà Giang để đảm bảo đủ mỗi trợ giúp viên pháp lý chuyên trách một lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý trên cơ sở chú trọng phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, ưu tiên cán bộ là người dân tộc thiểu số. Lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ luật sư tại Học viện Tư pháp và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý do Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp tổ chức. Sau khi hồn thành các khóa bồi dưỡng và đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, kịp thời đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý. Trong điều kiện kinh tế xã hội cịn khó khăn, chế độ tiền lương cịn bất cập, lại khơng có chế độ ưu đãi riêng đối với nghề, cơng việc vất vả cộng thêm điều kiện công tác tại một tỉnh miền núi không thuận lợi về mọi mặt thực sự là một thách thức không hề nhỏ đối với những sinh viên mới ra trường. Chính vì vậy, nên hiện tại, mặc dù Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước được giao chỉ tiêu biên chế, nhưng khơng có nguồn để tuyển dụng. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới, cần thiết phải có những chính sách thu hút, ưu đãi riêng đối với những sinh viên tốt nghiệp

chuyên ngành luật ở tỉnh nhà và các tỉnh bạn về làm việc tại Trung tâm và các Chi nhánh của Trung tâm.

Hai là, hàng năm cần xây dựng kế hoạch rà sốt, đánh giá chất lượng,

củng cố, kiện tồn đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh. Đối với một tỉnh có số lượng người được trợ giúp pháp lý đông, nhưng số trợ giúp viên pháp lý lại hạn chế như Hà Giang, thì việc sử dụng đội ngũ cộng tác viên trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số là một giải pháp quan trọng trong việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số.

Cần có những định hướng cụ thể, phù hợp với đặc thù của địa phương trong việc phát triển đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, phân bổ một cách khoa học, hợp lý và hài hòa số lượng cộng tác viên trợ giúp pháp lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Ở mỗi một lĩnh vực trợ giúp pháp lý có trợ giúp viên pháp lý chun trách, khơng ngừng mở rộng và bổ sung lực lượng cộng tác viên trợ giúp pháp lý chuyên sâu theo từng lĩnh vực để góp phần thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang ngày càng phát triển tốt hơn. Quan tâm làm tốt công tác tuyển chọn cộng tác viên trợ giúp pháp lý, có tiêu chí lựa chọn cụ thể, cộng tác viên phải là người có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình tham gia cơng tác trợ giúp pháp lý.

Ở cấp tỉnh và huyện, động viên các nhà khoa học pháp lý, cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh tham gia cộng tác viên trợ giúp pháp lý, nhằm thu hút đông đảo lực lượng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số. Ở cấp xã thành lập các tổ cộng tác viên hoạt động thường xuyên tại địa bàn các xã ở vùng sâu, vùng xa. Vận động những người am hiểu về pháp luật, phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số, có khả năng vận động quần chúng như: trưởng thơn, già làng, giáo viên, bộ đội biên phòng tại các xã biên giới, cán bộ xã,… đủ tiêu chuẩn làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Bởi vì, những người này có điều kiện tiếp xúc nhiều với người được trợ giúp pháp lý,

cùng sinh sống nên họ nắm bắt được nhu cầu trợ giúp pháp lý phát sinh trong cộng đồng các dân tộc, có thể thực hiện trợ giúp pháp lý được bằng cả hai thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng dân tộc) đảm bảo cho việc tư vấn, hướng dẫn, giải đáp pháp luật được nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ cộng tác viên sẽ tiếp thu những kiến nghị, phản ảnh của người dân trên địa bàn báo cáo lại với chính quyền địa phương để địa phương giải quyết kịp thời những vướng mắc về pháp luật của người dân, góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Ba là, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện trợ giúp pháp

lý cho người dân tộc thiểu số thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, trang bị những kiến thức pháp luật mới đảm bảo việc cập nhật liên tục những thay đổi của hệ thống pháp luật cho đội ngũ cán bộ, viên chức và những người thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số.

Kết quả thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số chủ yếu phụ thuộc vào năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của những người thực hiện trợ giúp pháp lý. Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý giỏi về chuyên môn, kỹ năng thành thạo, tận tụy, nhiệt tình với cơng việc, có phẩm chất đạo đức tốt là những yếu tố quan trọng để đảm bảo thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số. Để thực hiện có hiệu quả pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang trong thời gian tới, Sở Tư pháp tỉnh Hà Giang cần tập trung chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đội ngũ thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, xây dựng và thực hiện tốt cơng tác quy hoạch, kế hoạch, chương trình đào

tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang và những ngành chức năng cần có chính sách ưu đãi nhằm thu hút để tuyển dụng sinh viên đại học luật, sinh viên khoa luật của các trường đại học khác, những sinh viên có tâm huyết có chun mơn tham gia lực lượng thực hiện trợ giúp pháp lý của địa phương.

Ngoài các kỹ năng chuyên môn, để việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang có thể thực hiện được một cách có hiệu quả, những người thực hiện trợ giúp pháp lý rất cần được bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn, tâm lý học để nhận biết và đánh giá các đối tượng được trợ giúp pháp lý; cần phải tổ chức các lớp học tiếng dân tộc cho những người thực hiện trợ giúp pháp lý nhằm bổ sung những kiến thức nhất định về tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hóa…của người dân tộc thiểu số, bởi những yếu tố đó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số. Có biết tiếng nói của họ, biết về phong tục tập qn, văn hóa tín ngưỡng của họ sẽ giúp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý thấu hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ, qua đó, cũng phần nào nắm được bản chất của sự việc nhằm định hướng cách thức giải quyết vụ việc sao cho thấu tình, đạt lý, đúng pháp luật, nhưng vẫn duy trì được sự uy nghiêm của những phong tục, tập qn riêng có, tính tích cực của người dân tộc thiểu số.

3.2.3. Tăng cường nhận thức và trách nhiệm của một số cơ quan, tổ chức, chính quyền cơ sở về việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số

Cần có những biện pháp tích cực trong việc nâng cao nhận thức của một số cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương để họ nhận thức được rằng, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số không phải là trách nhiệm riêng của Ngành Tư pháp, (cụ thể là hệ thống tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nhà nước), mà trách nhiệm đó phải là trách nhiệm chung của

toàn xã hội. Để các cơ quan chun trách có thể hồn thành được nhiệm vụ, cần phải có sự tham gia hỗ trợ từ phía các cơ quan, tổ chức, chính quyền cơ sở,... Có như vậy, thì hiệu quả thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số mới thực sự được phát huy và mang lại sự tác động tích cực trong sự nghiệp phát triển chung của xã hội. Để làm được điều này, trước hết các cơ quan, tổ chức, chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Giang có liên quan trực tiếp đến việc triển khai thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số cần được quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng về trợ giúp pháp lý nói chung và trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số nói riêng; nắm bắt một cách chính xác và đầy đủ nội dung, tinh thần của chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số. Mặt khác, đối với những người trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số phải được nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng kịp thời những nội dung cơ bản của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời, tăng cường hoạt động trao đổi, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh nhằm học tập và đưa vào áp dụng tại Hà Giang những mơ hình trợ giúp pháp lý có hiệu quả cho người dân tộc thiểu số phù hợp với tập quán và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số.

3.2.4. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan có liên quan trong q trình thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang

Trước hết, tăng cường sự phối hợp giữa Sở Tư pháp với các sở, ban,

ngành có liên quan đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an để tổ chức tốt hoạt động trợ giúp pháp lý. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Trung tâm Trợ giúp pháp lý với các Phòng Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Thứ hai, cần tăng cường mối quan hệ giữa Sở Tư pháp với các tổ chức

cho người dân tộc thiểu số và thực hiện các hoạt động có liên quan bằng cách ký các kế hoạch liên tịch hoặc Chương trình phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số trong đó, cần quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp với tư cách là cơ quan chủ quản trong việc thành lập và theo dõi, đánh giá hoạt động của các trung tâm tư vấn pháp luật của mình trong việc tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò của các tổ chức này trong việc giám sát đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn thành viên của tổ chức nói chung và nhất là đối với những người là cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý.

Huy động sự tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp là nhằm phát triển

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ở tỉnh hà giang (Trang 99 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w