Thuộc tính file

Một phần của tài liệu Cấu trúc, nguyên lý, phân tích mã nguồn CentOS (Trang 29)

Sau khi được tạo ra, file độc lập với tiến trình, người dùng và ngay cả hệ thống tạo ra file. Trong thư mục chứa file, sẽ có mục ứng với file , mục này có thể coi là một bản ghi với các trường là thuộc tính của file như:

- Tên: có thểdài tới 256 ký tự, bao gồm các chữcái, chữsố, dấu gạch nối, gạch chân, dấu chấm. Tên thưmục/file trong Linux có thểcó nhiều hơn một dấu chấm. Nếu trong tên file có dấu chấm "." thì xâu con của tên file từdấu chấm cuối cùng được gọi là phần mởrộng của tên file (hoặc file).Chú ý rằng khái niệm phần mởrộng ở đây không mang ý nghĩa nhưmột sốhệ điều hành khác (chẳng hạn nhưMS- DOS).Chúng ta nên lưu ý rằng, không phải ký tựnào cũng có nghĩa. Nếu có hai file chỉkhác nhau ởký tựcuối cùng, thì đối với Linux, đó là hai file có thểtrùng tên. Bởi lẽ, Linux chỉlấy 32 hay 64 ký tự đầu tiên trong tên file mà thôi (tùy theo phiên bản Linux), phần tên file còn lại dành cho chủcủa file, Linux theo dõi thông tin, nhưng thường không xem các ký tự đứng sau ký tựthứ33 hay 65 là quan trọng đối với nó. Trong linux có phân biệt chữ hoa với chữ thường.Nếu trong tên thưmục/file có chứa khoảng trống, sẽphải đặt tên thưmục/file vào trong cặp dấu nháy kép đểsửdụng thưmục/file đó. Ví dụ, đểtạo thưmục có tên là “My document” chẳng hạn, hãy đánh dòng lệnh sau:

# mkdir "My document"

Một sốký tựsau không được sửdụng trong tên thưmục/file: !, *, $, &, # ... Khi sửdụng chương trình mc (Midnight Commander), việc hiển thịtên file sẽbổ sung một kí tựtheo nghĩa: dấu "*" cho file khảthi trong Linux, dấu "~" cho file sao lưu, dấu "." cho file ẩn, dấu "@" cho file liên kết..

- Kiểu file : thông tin cho biết kiểu của file trong linux gồm :

+File người dùng (user data file): là các file tạo ra do hoạt động của người dùng khi kích hoạt các chương trình ứng dụng tương ứng. Ví dụnhưcác file thuần văn bản, các file cơsởdữliệu hay các file bảng tính.

+ File hệthống (system data file):là các file lưu trữthông tin của hệthống như: cấu hình cho khởi động, tài khoản của người dùng, thông tin thiết bị... thường được cất trong các tệp dạng văn bản đểngười dùng có thểcan thiệp, sửa đổi theo ý mình.

+ File thực hiện (executable file):là các file chứa mã lệnh hay chỉthịcho máy tính thực hiện. File thực hiện lưu trữdưới dạng mã máy mà ta khó có thểtìm hiểu được ý nghĩa của nó, nhưng tồn tại một sốcông cụ để"hiểu" được các file đó.

Khi dùng trình ứng dụng mc(Midnight Commander, chương 8), file thực hiện được bắt đầu bởi dấu (*) và thường có màu xanh lục.

+Thưmục hay còn gọi là file bao hàm (directory): là file bao hàm các file khác và có cấu tạo hoàn toàn tương tựnhưfile thông thường khác nên có thểgọi là file. Trong mc, file bao hàm thường có màu trắng và bắt đầu bằng dấu ngã (~) hoặc dấu chia (/). Ví dụ: /, /home, /bin, /usr, /usr/man, /dev...

+ File thiết bị(device file):là file mô tảthiết bị, dùng nhưlà định danh đểchỉra thiết bịcần thao tác. Theo quy ước, file thiết bị được lưu trữtrong thưmục /dev. Các file thiết bịhay gặp trong thưmục này là tty(teletype - thiết bịtruyền thông), ttyS(teletype serial - thiết bịtruyền thông nối tiếp), fd0, fd1, ... (floppy disk- thiết bị ổ đĩa mềm), hda1, hda2, ... hdb1, hdb2, ... (hardisk - thiết bị ổ cứng theo chuẩn IDE; a, b,... đánh số ổ đĩa vật lý; 1, 2, 3... đánh số ổ logic). Trong mc, file thiết bịcó màu tím và bắt đầu bằng dấu cộng (+).

+ File liên kết (linked file):là những file chứa tham chiếu đến các file khác trong hệthống tệp tin của Linux. Tham chiếu này cho phép người dùng tìm nhanh tới file thay vì tới vịtrí nguyên thủy của nó. Hơn nữa, người ta có thểgắn vào đó các thông tin phụtrợlàm cho file này có tính năng trội hơn so với tính năng nguyên thủy của nó. Ta thấy loại file này giống nhưkhái niệm shortcuttrong MS- Windows98.

- Vị trí(location): địa chỉ các khối dữ liệu của file trên thiết bị

- Kích thước(size): kích thước file hiện tại

- Bảo vệ(protection): thông tin về quyền truy cập, xác định người dùng nào có quyền đoc/ghi( hoắc thực thi) file

- Thời gian, đinh danh người dùng: ghi lại: thời điểm tạo file, thời điểm sửa chữa cuối cùng, thời điểm sử dụng cuối cùng.

Một phần của tài liệu Cấu trúc, nguyên lý, phân tích mã nguồn CentOS (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w