Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực từ các tập đoàn kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 33)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực từ các tập đoàn kinh doanh

doanh lƣu trú nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt Nam

Trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các tập đoàn kinh doanh du lịch – khách sạn cao cấp có thương hiệu quốc tế đầu tư vào Việt Nam như Accord, Six – senses, Hilton, Majestic, so sánh với thực trạng nguồn nhân lực và đặc điểm của của các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng, đề tài đưa ra một số bài học sau:

- Khách sạn phải chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Lãnh đạo hiệu quả bằng cách quản lý tiềm năng chứ không quản lý con người, coi trọng tiềm năng của người lao động, phát huy tiềm năng con người bằng cách trao cho người lao động quyền tự chủ nhất định và định hướng các kỹ năng của họ.

- Khách sạn cần xây dựng được một hệ thống quản trị nguồn nhân lực hoạt động thông suốt, khoa học và hiệu quả ở tất cả các cấp quản trị.

- Xem đào tạo là yếu tố cơ bản để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức. Thường xuyên mở các khóa học để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn cho nhân viên; thực hiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ tại chỗ cho nhân viên mới để giúp họ hịa nhập cơng việc một cách nhanh nhất; tổ chức đào tạo tổng qt cho tồn thể cán bộ cơng nhân viên về những vấn đề như chăm sóc khách hàng, văn hố doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chủ nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên, một số khách sạn xây dựng chuẩn tiếng Anh cho các vị trí để khách sạn có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng.

- Thực hiện chính sách thu hút nhân tài và chế độ đãi ngộ nhằm giữ chân người giỏi, tránh hiện tượng chảy máu chất xám. Quan tâm đến những quyền lợi về vật chất và tinh thần của người lao động, nâng cao thu nhập nhằm đánh giá và ghi nhận những nỗ lực, công sức mà người lao động cống hiến cho khách sạn. Có chính sách thưởng phạt rõ ràng, cơng bằng và tạo cơ hội thăng tiến cho mọi người.

- Chú trọng công tác xây dựng và phát triển văn hóa khách sạn, tạo mơi trường để người lao động có điều kiện phát huy tốt nhất tiềm năng của họ. Cách thức quản lý phải dựa trên nền tảng công bằng bởi trong một mơi trường cào bằng và quan liêu thì mọi nhân viên sẽ khơng tự giác và không nỗ lực, không bày tỏ quan điểm cá nhân dẫn đến hiệu quả công việc không được cải thiện.

Tóm tắt chƣơng 1:

Thơng qua trình bày cơ sở lý luận, có thể tóm tắt một số điểm trọng tâm như sau:

- Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.

- Phát triển nguồn nhân lực trong khách sạn: trình bày các đặc điểm đặc trưng của lao động trong khách sạn, nội dung phát triển nguồn nhân lực và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong khách sạn.

- Về thực trạng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

- Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của các tập đoàn kinh doanh lưu trú nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

Các nội dung lý luận đề cập ở chương 1 sẽ làm cơ sở để phân tích thực trạng nguồn nhân lực và nghiên cứu các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh Lâm Đồng trong chương 2 và 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại tỉnh lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)