XUẤT CLIP THÀNH FILE (EXPORT)

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG EDIUS TRONG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH PHẦN HẬU KỲ (Trang 29 - 38)

Edius sử dụng một chương trình hoàn toàn độc lập để xuất clip ra băng, đĩa, máy tính đồng thời cho phép chúng ta ghi ra đĩa CD, VCD, DVD thành phẩm.

Để thực hiện được công việc này chúng ta thực hiện các bước như sau:  Chọn điểm đầu (In) và điểm cuối (Out), nhấn phím I và O.

Toolbars

Select object Các kiểu chữ

28

 Vào File/Export/Print to file (F11)  xuất hiện hộp thoại Print to File  Check vào mục Export Between In and Out (để khi xuất file chỉ xuất

nội dung trong vùng ta đã chọn In – Out trong timeline).

Hình 31 Chọn đường dẫn để lưu file xuất.

29 Hình 32

Sau khi chương trình đã render xong thì lúc này ta đã có một sản phẩm hoàn thành.

Hình 33 Hoàn tất công việc biên tập video.

Sau khi xuất file xong thì file hoàn chỉnh sẽ tự động hiện trong cửa sổ Bin để ta xem lại.

30

PHẦN III: SẢN PHẨM

Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ

Phóng viên: Thảo Uyên Quay phim: Huỳnh Giang

Kỹ thuật dựng: Văn Minh

Bản tin thời sự Thời lượng: 3 phút

Nội dung phóng sự: Lễ hội ẩm thực Đất phương Nam

THỜI LƯỢNG

HÌNH ẢNH LỜI BÌNH – ÂM THANH

30’’ Lời dẫn

Diễn ra từ ngày 16 đến 19 tháng 5 năm 2013, Lễ hội ẩm thực Đất phương Nam tại TP.Hồ Chí Minh là một bữa tiệc đầy màu sắc Nam Bộ. Sự kiện được tổ chức không chỉ nhằm giới thiệu những món ăn đặc trưng mà còn tái hiện sinh động đời sống của người dân vùng đất phương Nam.

30”

Hình các gian hàng ẩm thực Hình ăn uống Hình chế biến

Các gian hàng tại lễ hội lần này được thiết kế theo từng chủ đề như ẩm thực biển miền Trung, ẩm thực Tây Nguyên, ẩm thực Nam Bộ, ẩm thực Sài Gòn. Không chỉ phục vụ những món ăn đặc trưng từng vùng miền, từng khu vực còn được trang trí theo phong cách riêng biệt giúp khách tham quan dễ dàng nhận biết. Ngoài ra, hoạt động biểu diễn nghệ thuật chế biến thức ăn, pha chế nước uống, cách trình bày trang trí đã làm tăng thêm sức hút của các món ăn đặc sản tại đây.

20” P/v đại diện gian hàng Chị Nguyễn Thị Ngoạn – Quản lý Nhà hàng tại Mỹ Tho, Tiền Giang

“Qua những cái lần ẩm thực thì chúng tôi cũng tham dự được những cái cuộc thi món ăn đặc trưng của Nam Bộ, nhất là đồng bằng Nam Bộ của chúng tôi thì qua đó chúng tôi về cái quảng cáo về cái giới thiệu cho thực khách rất là nhiều. Nhất là các thực khách địa phương. Thì người ta nghe nói món ăn đạt được cái giải A giải B thì người ta cũng thích thú người ta đón nhận và qua đó thì chúng tôi cũng được cái ủng hộ nhiệt tình của khách địa phương cũng như thành phố về với miền Tây chúng tôi”

30’’ Hình chợ nổi Đặc biệt liên hoan năm nay còn có hoạt động “Trên bến dưới thuyền”, tái hiện hình thức chợ nổi

31

Những chiếc xuồng ba lá gắn với cuộc sống thương hồ, cảnh mua bán tấp nập trên ghe xuồng của người dân miền Tây cùng với những câu hò đối đáp trên sông đã tạo nên một không khí thực sự sống động trên mặt hồ Đầm Sen. Có thể nói hình ảnh chợ nổi, nét văn hóa đậm chất của người dân miền Tây Nam Bộ đã đem đến cho du khách một trải nghiệm thú vị. 20’’ P/v người tham dự Anh Huỳnh Trung – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Nói chung là cái tái hiện này nó cũng mang nhiều cái dấu ấn của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tại vì nói chung là tôi cũng đi rất nhiều khu chợ nổi rồi miền Tây rồi Cần Thơ rồi Bến Tre. Nhưng mà nói chung ở đây tái hiện lại nói chung là cũng mang đậm đà bản sắc dân tộc”

20’’ Hình làng bánh

Nam Bộ

Liên hoan năm nay còn có làng bánh phương Nam tập hợp các loại bánh truyền thống như bánh tét Trà Cuôn, bánh tét nếp lá cẩm, bánh chuối nếp nướng, bánh khoai mì hấp nướng dừa. Bên cạnh đó, các hình thức biểu diễn xay bột, xay nếp bằng cối đá, biểu diễn gói, nấu bánh tét tại chỗ, sản xuất bột từ cây khoai mì đã góp phần tôn vinh các loại bánh dân gian Nam Bộ có từ ngàn xưa.

20’’ Hình khai mạc

Liên hoan Ẩm thực Đất phương Nam lần 3 năm 2013 là một sự kiện văn hóa ẩm thực du lịch nhằm khai thác và giới thiệu các giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam và vùng đất phương Nam. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu ẩm thực và đặc sản nổi tiếng các vùng miền đến đông đảo công chúng. Hơn 100 gian hàng của các đơn vị đại diện của các tỉnh sẽ cùng tranh tài trong Liên hoan “Món ngon phương Nam” vào ngày 17/05. 30’’ P/v đại diện Sở Ông Lã Quốc Khánh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM

“Bên cạnh các cái món ngon thì các cái tiết mục văn nghệ của từng cái địa phương sẽ được giới thiệu kể cả những cái câu lý, những cái câu hò (cắt chèn hình hát hò) sẽ được giới thiệu ở đây. Tất cả cái không khí nó quyện lại và nó tạo nên được cùng với các cái mà chúng ta gọi là các hoạt động thủ công mỹ nghệ vá biểu diễn của các làng nghề. Thế cho nên có thể nói là cái sự kiện văn hóa thể thao và du lịch nó cũng tạo nên được cho cái sự kiện của liên hoan ẩm thực đất phương Nam lần này nó đa dạng phogn phú và tạo được không khí hấp dẫn.”

20’’ Hình ca nhạc, hát

32

trong và ngoài nước một không khí lễ hội đậm đà hương vị truyền thống. Từ đó, góp phần quảng bá văn hóa và du lịch không chỉ cho TP.HCM mà còn cho khu vực Nam Bộ vốn rất đa dạng phong phú.

33

CÁC KỸ THUẬT TRONG QUÁ TRÌNH DỰNG TIN PHÓNG SỰ

Để thao tác nhanh, tiết kiệm thời gian trong quá trình dựng ta nên đặt các phím tắt thường sử dụng bằng những phím đơn giản, dễ thao tác khi dựng.

Nên nhóm các đoạn source vào trong một thư mục và đặt tên cụ thể để dễ tìm kiếm.

Xem nhanh qua đoạn suorce trước khi dựng để chủ động chọn cảnh đẹp. Khi dựng một tin hoặc phóng sự cần chú ý:

 Khởi đầu là một toàn cảnh để người xem nhận biết được vấn đề chúng ta sắp đề cập.

 Nên để 1 khoảng thời gian ngắn ở đầu, cuối đoạn tin hoặc phóng sự, trước và sau đoạn phỏng vấn để tạo khoảng nghỉ cần thiết giúp người xem theo dõi câu chuyện một cách liền mạch.

 Khi quay, người quay phim thường quay những nhân vật quan trọng nên khi dựng cần chú ý lấy những cảnh này.

 Nên tránh các cảnh có cùng bố cục với nhau như 2 cảnh toàn liên tiếp hoặc 2 cảnh cận liên tiếp…

 Các cảnh thường sử dụng là toàn, trung và cận.

 Chú ý các nhân vật trong bố cục sắp xếp các cảnh, ví dụ như 2 cảnh liên tiếp nhau là cảnh cận nhân vật đang phát biểu và cảnh trung các nhân vật đang ngồi lắng nghe, thì nhân vật trong cảnh cận không thể xuất hiện trong cảnh trung tiếp theo vì cùng 1 người không thể vừa nói và vừa nghe.

 Khi cảnh trước là cảnh phát biểu thì cảnh sau thường là cảnh người nghe.

 Nên sử dụng các cảnh trong đó nhân vật tĩnh hoặc không có nhân vật để chuyển sang vấn đề khác.

34

 Khi có phỏng vấn, nếu phỏng vấn liên tục 1 người mà bị cắt cảnh ở giữa thì nên chèn vào một đoạn trắng (nền trắng) để tạo cảm giác không bị giật hình.

 Khi phỏng vấn nhiều người liên tiếp nên dùng các chuyển cảnh đơn giản, không dùng chuyển cảnh màu mè, phức tạp.

 Khi tạo title chữ cho nhân vật trong clip, nên để cho nhân vật xuất hiện trước 1 khoảng thời gian ngắn rồi mới cho hiện title.

 Hạn chế (hoặc không) sử dụng các chuyển cảnh khi dựng ngoại trừ dùng cho phỏng vấn đã nói ở trên.

 Khi không đủ cảnh, có thể sử dụng lại một số cảnh nhưng các cảnh được sử dụng lại phải cách càng xa nhau càng tốt.

 Chú ý phần âm thanh lời bình và lời phỏng vấn có đồng bộ hay không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35

NHỮNG KINH NGHIỆM CÓ ĐƯỢC SAU KHI THỰC TẬP

Trong suốt thời gian thực tập tại Chi nhánh Trung tâm Truyền hình Thông tấn tại Thành phố Hồ Chí Minh, em đã thu thập được nhiều kiến thức bổ ích và đã tích lũy được kinh nghiệm trong chuyên ngành “Ứng dụng tin học vào sản xuất chương trình truyền hình”.

Kết quả em đạt được trong quá trình thực tập:

 Hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất một chương trình truyền hình.  Tìm hiểu được một phần mềm dựng phim mới, đó là phần mềm dựng

phim Edius.

 Học hỏi được nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm để làm nên một chương trình hoàn hảo.

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://kyxaoviet.com/showthread.php?t=25064

2. http://kyxaoviet.com/showthread.php?t=26295

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG EDIUS TRONG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH PHẦN HẬU KỲ (Trang 29 - 38)