- Giới hạn sự sáng tạo Không chọn lọc người xem
3 Trình độ KHCN và khả năng ứng dụng của NSX ,
4 Quan tâm đến môi trường 2,56
5 Quan tâm đến phát triển thương hiệu 2,69
6 Quan tâm đến thị trường 3,35
7 Chính sách nhà nước 4,02
(Nguồn: Theo tính tốn của tác giả dựa trên kết quả lấy ý kiến chuyên gia)
Nhận xét: Qua kết quả xử lý thu thập ý kiến chuyên gia cho thấy có 3/7 yếu tố được đánh giá khá là: Cần cù, chăm chỉ (4,13); Kinh nghiệm sản xuất (3,93); Chính sách nhà nước (4,02). Có 2/7 yếu tố được đánh giá trung bình là: Trình độ
KHCN và khả năng ứng dụng của người sản xuất (3,09); Quan tâm đến thị trường (3,35). Có 2/7 yếu tố bị đánh giá hơi kém là: Quan tâm đến môi trường; Quan tâm đến phát triển thương hiệu.
Thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, ưa ẩm và nóng. Chúng thích hợp trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng mạnh. Trồng cây Thanh long phải có trụ đỡ, có thể sử dụng các “trụ chết” như cột gỗ, cột xi-măng hoặc các “trụ sống” như các thân cây. Cây Thanh long hay bị bệnh cháy cành, thối nhủn và hay bị kiến, bọ xít và ruồi đục quả phá hoại. Cho nên người trồng Thanh long Bình Thuận phải cần cù và có kinh nghiệm, chịu thương, chịu khó, chăm sóc, theo dõi Thanh long rất cẩn thận, bất kể ngày đêm như chăm sóc con mọn mới có thể thu hoạch được sản phẩm. Vì vậy có thể nói thương hiệu Thanh long Bình Thuận là sự kết tinh giữa sự lao động miệt mài của người trồng Thanh long và vùng khí hậu khơ hạn đầy nắng, để cho ra đời 1 loại trái cây đậm đà hương vị và có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho người sử dụng. Tuy vậy, người trồng Thanh long Bình Thuận có một số hạn chế làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng Thanh long Bình Thuận và hiệu quả kinh tế của chính họ:
- Duy ý chí, vẫn theo thói quen, dựa vào kinh nghiệm bản thân, chậm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bị phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và quen sử dụng thuốc bừa bãi làm ảnh hưởng chất lượng Thanh long, môi trường chung và cơng tác phịng chống dịch bệnh sau này.
- Diện tích trồng Thanh long khơng theo khuyến cáo, quy hoạch.
- Người trồng Thanh long không hoặc tham gia khơng tích cực vào các tổ hợp tác, nhóm liên kết, hội nơng dân, hiệp hội trồng Thanh long để nhanh chóng tiếp cận với: những kiến thức mới, kinh nghiệm, cảnh báo sớm về tình hình dịch bệnh trên Thanh long, ứng dụng các mơ hình hay các chính sách hỗ trợ của nhà nước.
- Kết cấu hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất (chế biến, bảo quản sau thu hoạch) kém.
2.2.2.8. Chính sách của nhà nước
Bình Thuận là tỉnh đang phát triển, hàng năm phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương, nhưng tỉnh đã rất quan tâm và dành sự hỗ trợ đặc biệt đối với cây Thanh
long vì tỉnh xác định trái Thanh long là sản phẩm lợi thế của địa phương, giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Ngân sách nhà nước đã dành một khoản kinh phí hàng năm cho cơng tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, bảo quản cây Thanh long và được ngành Nông nghiệp địa phương quan tâm, triển khai thực hiện theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, kiểm soát sâu bệnh hại, tiết kiệm nước, thân thiện với môi trường nhằm tiếp tục đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất Thanh long; hạ giá thành trong đầu tư sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín của thương hiệu Thanh long Bình Thuận. Trong thời gian qua, nhiều đề tài được triển khai và nhân rộng vào sản xuất Thanh long có hiệu quả để phát triển sản xuất Thanh long theo hướng bền vững như: (1) tăng cường sử dụng bón phân sinh học cho cây Thanh long; (2) ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp trên một số bệnh hại chính trên cây Thanh long; (3) sử dụng bả sinh học để trừ ruồi đục quả là đối tượng kiểm dịch của các nước nhập khẩu; (4) trồng cây đậu phụng dại phủ vườn thay cho rơm rạ; (5) Xây dựng và chuyển giao công nghệ tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước tưới trong mùa khô cho cây Thanh long; (6) nghiên cứu ứng dụng sử dụng bóng đèn compact tiết kiệm điện phục vụ chơng đèn Thanh long…
Ngoài các đề tài khoa học được chuyển giao, nhân rộng; Ngành Nông nghiệp đã lồng ghép các chương trình, dự án để tổ chức tập huấn, hướng dẫn, phổ biến cho hàng ngàn hộ nông dân trên địa bàn tỉnh về sản xuất VietGAP; phòng trừ sâu bệnh, sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật trên cây Thanh long cho người sản xuất.
Bên cạnh đó Chính phủ cũng như UBND tỉnh Bình Thuận đã có những hỗ trợ kịp thời để giúp người dân sản xuất và kinh doanh Thanh long hiệu quả như:
- Ngày 09/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Dự án cạnh tranh nông nghiệp (Agriculture Competitiveness Project-ACP) được Ngân hàng Thế giới tài trợ tại 8 tỉnh miền Trung - Tây nguyên, trong đó có Bình Thuận, và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2009. Với mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông dân thông qua cung cấp công nghệ mới, dự
án sẽ tổ chức và liên kết các nhóm sản xuất nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tạo thuận lợi cho DN và nông dân liên minh sản xuất, tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn…
- UBND tỉnh hỗ trợ việc quảng bá thương hiệu như: dán tem, in ấn bao bì… Thực tế các chính sách nhà nước thời gian qua đã và đang phát huy hiệu quả cho Thanh long và người trồng Thanh long Bình Thuận.
2.2.3 Đánh giá chung về thực trạng thương hiệu Thanh long Bình Thuận Bảng 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu Thanh long Bình Thuận Bảng 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu Thanh long Bình Thuận STT Yếu tố ảnh hưởng Điểm trung bình
(5 mức độ) Ghi chú