Chương 4 Kết quả thực nghiệm
4.11 Phân rã phương sai
Bảng 4. 10: Kết quả phân rã phương sai tăng trưởng kinh tế
Phân rã phương sai Y:
Period S.E. Y FDI DI
1 2.038570 100.0000 0.000000 0.000000 2 2.078637 97.60339 2.342376 0.054236 3 2.383149 92.86346 1.843185 5.293359 4 2.766173 76.26610 19.78689 3.947012 5 2.935184 76.44226 19.06578 4.491961 6 3.284955 70.36839 25.99748 3.634127 7 3.379794 69.89447 26.37109 3.734444 8 3.628506 67.53197 27.71103 4.756996 9 3.710363 67.30258 28.14234 4.555083 10 3.854016 69.00299 26.69955 4.297461
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ phần mềm Eview 8
Kết quả cho ta thấy những biến động của tăng trưởng kinh tế chủ yếu do chính nó gây ra. Cụ thể, ở năm 10, đối với phân rã phương sai của tăng trưởng kinh tế: cú sốc đầu tư trong nước giải thích 4.30% sự biến động của tăng trưởng kinh tế, cú sốc FDI giải thích 26.70% sự biến động của tăng trưởng kinh tế và cú sốc của chính nó giải thích 69%. Sau 8 kỳ thì đạt trạng thái ổn định do hệ số không đổi.
Bảng 4. 11 : Kết quả phân rã phương sai FDI
Phân rã phương sai FDI:
Period S.E. Y FDI DI
1 2.038570 2.842388 97.15761 0.000000 2 2.078637 8.763702 91.05160 0.184701 3 2.383149 6.453034 92.70197 0.844992 4 2.766173 6.796602 89.59340 3.609998 5 2.935184 6.555345 89.04861 4.396045
6 3.284955 6.642889 86.66265 6.694465 7 3.379794 6.750951 83.68113 9.567917 8 3.628506 7.432708 82.83516 9.732133 9 3.710363 7.653899 82.65494 9.691159 10 3.854016 7.241626 83.56292 9.195453
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ phần mềm Eview 8
Kết quả cho ta biết khi FDI thay đổi thì chính nó và những biến cịn lại giải thích bao nhiêu phần trăm. Cụ thể, ở năm 10, đối với phân rã phương sai của FDI: cú sốc tăng trưởng kinh tế giải thích 7.24% sự biến động của FDI, cú sốc đầu tư trong nước giải thích 9.19% sự biến động của FDI và cú sốc của chính nó giải thích 83.56%. Sau 7 kỳ thì đạt trạng thái ổn định do hệ số khơng đổi.
Bảng 4. 12: Kết quả phân rã đầu tư trong nước
Phân rã phương sai DI:
Period S.E. Y FDI DI
1 2.038570 0.020159 2.332564 97.64728 2 2.078637 0.034449 3.473977 96.49157 3 2.383149 0.067260 7.209561 92.72318 4 2.766173 0.080636 12.54897 87.37039 5 2.935184 3.214919 30.85679 65.92829 6 3.284955 2.884167 54.49287 42.62296 7 3.379794 2.475903 64.14204 33.38206 8 3.628506 2.195366 70.18365 27.62099 9 3.710363 1.978267 72.91017 25.11156 10 3.854016 1.913210 73.42645 24.66034
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ phần mềm Eview 8
Kết quả phân rã phương sai cho thấy những biến động của đầu tư trong nước chủ yếu do FDI gây ra. Cụ thể, ở năm 10, đối với phân rã phương sai của đầu tư trong nước: cú sốc tăng trưởng kinh tế giải thích 1.91 % sự biến động của đầu tư trong nước, cú sốc FDI giải thích 73.42% sự biến động của đầu tư trong nước và cú sốc
của chính nó giải thích 24.66%. Sau 9 kỳ thì đạt trạng thái ổn định do hệ số khơng đổi.
Thảo luận kết quả:
- Thứ nhất, về dài hạn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này phù hợp với Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến (2014), Nguyễn Thị Hải Yến (2014), Hassen và Anis (2012), Hooi và Tan (2010). Trong đó, Hooi và Tan (2010) giải thích nguyên nhân là nhờ hiệu ứng lan tỏa thông qua cạnh tranh thị trường, nâng cao kiến thức chuyên môn từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước nhận đầu tư và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước.
- Thứ nhì, trong dài hạn đầu tư trong nước có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này phù hợp với bài nghiên cứu của Adams (2009), Tang và Selvanathan (2008) cũng như các lý thuyết cơ sở.
- Thứ ba, trong ngắn hạn, độ mở thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này tương tự với bài nghiên cứu của Sukar và cộng sự (2007), Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến (2014). Trong đó Sukar và cộng sự (2007) cho rằng doanh nghiệp FDI có lợi thế tiếp cận thị trường xuất khẩu vì các tập đoàn xuyên quốc gia thường là những kênh phân phối hàng hoá từ một nước đến các thị trường khác ở một quốc gia khác. Do đó, thơng qua việc gia tăng độ mở thương mại sẽ làm hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp FDI dễ dàng hơn, làm gia tăng lợi ích kinh tế mà nước chủ nhà nhận được.
- Cuối cùng, đầu tư trực tiếp nước ngồi có quan hệ nhân quả một chiều với đầu tư trong nước. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng lấn át đầu tư trong nước những chu kỳ đầu nhưng lại lấn át trong những chu kỳ tiếp theo. Kết quả này tương tự kết quả của Kamaly (2014), Titarenko (2005). Tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến đầu tư trong nước trong đã được Ipek và Kizilgol (2015) thảo luận. Các tác giả này cho rằng các doanh nghiệp FDI sẽ: tạo sự cạnh tranh gay gắt làm phá sản các doanh nghiệp trong nước; làm tăng
giá hàng hóa, dịch vụ, nhân lực; ngăn cản các doanh nghiệp trong nước gia nhập thị trường; làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn trong nước... Như vậy về dài hạn, FDI không làm tăng tổng vốn đầu tư (do có hiện tượng lấn át) nhưng vẫn làm tăng tổng sản lượng. Theo Borensztein và cộng sự (1998), điều này là do FDI giúp gia tăng năng suất chứ không phải chỉ đơn giản là từ sự tích lũy vốn.