Hiển thị OLED

Một phần của tài liệu POLYMER dẫn điện và LINH KIỆN PHÁT QUANG hữu cơ (Trang 52)

Suy ra: ηEL ×γ rst q ηcoupling

I.2.5.3Hiển thị OLED

Màn hiển thị OLED dựa trên cơ sở chế tạo các pixel OLED phát ra dải màu liên tục (Hình I-44). Hình I-44: Màn hiển thị OLED. Màn hiển thị Cathode Lớp Polymer “dẫn” Lớp Polymer phát quang Anode Thủy tinh bảo vệ Đế thủy tinh Lớp dán Epoxy Anode (ITO, 150nm) Lớp polymer “dẫn” (120nm) Lớp polymer phát quang (80nm) Cathode (Ba,Ca/Al 200nm)

Cấu trúc ô màu cơ sở Ô màu cơ sở (Pixel)

Cấu trúc các pixel có dạng như các OLED trắng (Hình I-45).

Hình I-45: Cấu trúc các loại ô cơ sở (pixel) hiển thị màu.

Bằng cách điều chỉnh cường độ phát xạ của từng OLED R, G, B, chúng ta sẽ thu được màu tổng hợp tùy ý. Pixel hiển thị cũng có thể là một OLED xếp chồng như Hình I-41.

Cấu trúc pixel [103,119] như Hình I-45a có ưu điểm là tiết kiệm năng lượng và giá thành rẻ. Tuy nhiên, 3 subpixel với 3 loại vật liệu phát quang khác nhau nằm trên cùng một catốt nên rất khó đạt hiệu suất tối đa cho mỗi subpixel. Ngược lại, cấu trúc (Hình I-45b) sử dụng các OLED trắng làm emiter rồi cho ánh sáng trắng đi qua các bộ lọc màu nên các emiter này có thời gian làm việc như nhau. Khuyết điểm của kiểu pixel này là không hiệu quả về mặt năng lượng, cần một OLED trắng thật tốt để làm emiter và bắt buộc phải tạo màng TCO lên lớp lọc màu. Cấu trúc minh họa trên Hình I-45c cần phải tạo màng TCO lên những lớp polymer bán dẫn phát quang R và G và cần một OLED xanh dương ổn định làm emiter. Ưu điểm của loại pixel này là có hiệu suất khá cao và có thời gian làm việc của các subpixel đồng đều [103,119].

Một phần của tài liệu POLYMER dẫn điện và LINH KIỆN PHÁT QUANG hữu cơ (Trang 52)