Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức sẵn lòng trả của hộ gia đình cho dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 52 - 56)

Nguồn: Thống kê từ số liệu khảo sát (2018) Hình 4.2 cho thấy cơ cấu nghề nghiệp của mẫu khảo sát. Trong 390 quan sát, số quan sát là nơng dân có 119 quan sát, chiếm tỷ lệ 30%; số quan sát làm nghề kinh doanh/buôn bán là 45 quan sát, chiếm tỷ lệ 12%; số quan sát là cơng nhân viên có 72 quan sát, chiếm tỷ lệ 18%; số quan sát làm nghề làm thuê có 61 quan sát, chiếm tỷ lệ 16%; số quan sát là nội trợ có 73 quan sát, chiếm tỷ lệ 19%; số quan sát làm nghề nghiệp khác là 20 quan sát, chiếm tỷ lệ 5%. Nhóm nghề nghiệp khác gồm nhân viên giao hàng, người mất sức lao động, nghỉ hưu, đi biển, sửa xe, thợ may.

30% 12% 18% 16% 19% 5%

4.2.3. Đánh giá về thực trạng cung cấp nước sinh hoạt tại huyện Bình Đại

Bảng 4.3 so sánh đặc điểm sử dụng nước sinh hoạt của mẫu khảo sát đối với hộ gia đình đã lắp đặt nước máy và hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy. Lý do chính mà các hộ gia đình chưa được lắp đặt nước máy gồm khơng có hệ thống đường ống nước kéo ngang khu vực nhà ở, vì vậy việc lắp đặt nước máy cho các hộ này đòi hỏi phải phân vùng cấp nước đối với từng nhà máy nước trên từng địa bàn; đơn đăng ký lắp đặt nước máy đang chờ được giải quyết; chi phí lắp đặt nước máy cao so với thu nhập nên một số hộ gia đình nghèo khơng có đủ khả năng chi trả; hoặc một số hộ gia đình khơng muốn lắp đặt nước máy do dự trữ đủ lượng nước mưa hoặc có nguồn nước giếng khoan phục vụ sinh hoạt.

Bảng 4.3: Mô tả đặc điểm sử dụng nước sinh hoạt của mẫu khảo sát

Mô tả Đơn vị tính Hộ đã lắp đặt nước máy (N=246) Hộ chưa lắp đặt nước máy (N=144) Tổng mẫu (N=390) Lượng nước sử dụng m3/hộ/tháng 9,92 5,16 8,16 Lượng nước sử dụng m3/người/tháng 2,59 1,34 2,13 Hóa đơn tiền nước/

Chi phí đổi nước

Nghìn đồng/

tháng/hộ 84,39 280 156,62 Mức độ an toàn Thang đo từ 1-10 4,93 4,24 4,67 Áp lực nước máy Thang đo từ 1-10 5,04 - - Tính ổn định Thang đo từ 1-10 5,03 4,40 4,79 Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy cả năm % 82 - - Tỷ lệ hộ xử lý nước trước khi sử dụng % 33,74 61,11 43,85 Tỷ lệ hộ dự trữ nước phục vụ sinh hoạt % 29,67 94,44 53,59 Tỷ lệ hộ đổi nước phục vụ sinh hoạt % - 56,31 -

Tỷ lệ nước đổi so với tổng

Đánh giá của hộ gia đình về mức độ an toàn của nguồn nước sinh hoạt:

Các nhà máy nước trên địa bàn huyện Bình Đại được thiết kế theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế. Các nhà máy nước chủ yếu lấy nguồn nước mặt để xử lý, tuy nhiên nguồn nước mặt hiện nay đang bị ô nhiễm, chất lượng nước nguồn thay đổi theo mùa, đặc biệt tình hình xâm nhập mặn vào những tháng mùa khô, hệ thống thủy lợi chưa hoàn tồn khép kín, cơng tác vận hành xúc rữa, đấu nối những đoạn bể ống nước,… đã tác động tiêu cực đến chất lượng nước máy. Vì vậy, những hộ đã lắp đặt nước máy đánh giá mức độ an toàn của nước máy đối với sức khỏe đạt 4,93, cao hơn đánh giá mức độ an toàn nguồn nước sinh hoạt của hộ chưa lắp đặt nước máy và của tổng mẫu. Chất lượng nước máy có sự khác biệt giữa các đơn vị cung cấp tùy theo đơn giá nước.

Đối với những hộ chưa lắp đặt nước máy, nguồn nước phục vụ sinh hoạt chủ yếu là nước mưa, nước giếng, nước sơng nên mức độ an tồn cũng được đánh giá rất thấp là 4,24, thấp hơn so với đánh giá mức độ an toàn của hộ đã lắp đặt nước máy và của tổng mẫu. Nguồn nước mưa tương đối sạch, nhưng lượng nước rất ít và theo mùa; nguồn nước giếng khoan thường nhiễm phèn; nguồn nước sông thường đục, bị ô nhiễm hữu cơ hoặc nhiễm mặn. Do chất lượng nước sinh hoạt chưa bảo đảm nên cả hộ đã lắp đặt nước máy và hộ chưa lắp đặt nước máy đều xử lý nước trước khi sử dụng bằng cách lắng lọc hoặc dùng hóa chất. Việc xử lý nước bằng cách lắng lọc hoặc dùng hóa chất chỉ làm cho nước sinh hoạt trong hơn, tạo tâm lý an tâm khi sử dụng nhưng thực chất việc xử lý nước như vậy không cải thiện chất lượng nước.

Đánh giá của hộ gia đình về áp lực nước máy được cung cấp:

Các hộ gia đình đã lắp đặt nước máy đánh giá áp lực nước máy là 5,04. Các nhà máy nước hoạt động với công suất rất thấp từ 20-475 m3/giờ nên không đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nước máy của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Bình

Đại, do áp lực nước máy thường yếu vào giờ cao điểm và thường xuyên không cung cấp nước máy, đặc biệt là vào mùa khô.

Đánh giá của hộ gia đình về tính ổn định trong cung cấp nước sinh hoạt:

Các hộ gia đình đã lắp đặt nước máy đánh giá tính ổn định của nước máy là 5,03, cao hơn hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy và trung bình tổng mẫu. Hiện tại trên địa bàn huyện có 6 nhà máy nước cung cấp nước máy cho 21.906 hộ gia đình, tính ổn định trong cung cấp nước máy chỉ ở mức trung bình. Đối với các hộ gia đình đã lắp đặt nước máy có 82% hộ sử dụng nước máy cả năm và 18% hộ chỉ sử dụng nước máy trong mùa khô. Đặc điểm sử dụng nước sinh hoạt của người dân nông thôn là một số hộ gia đình thường sử dụng nguồn nước mưa vào mùa mưa, nên lượng nước máy sử dụng rất ít. Đây cũng là một trong những trở ngại trong việc thu hút đầu tư cấp nước sinh hoạt cho vùng nông thôn. Hộ chưa lắp đặt nước máy có tỷ lệ xử lý nước cao hơn hộ đã lắp đặt nước máy và trung bình tổng mẫu. Hộ đã lắp đặt nước máy và hộ chưa lắp đặt nước máy đều có dự trữ nước phục vụ sinh hoạt. Tỷ lệ hộ chưa lắp đặt nước máy có dự trữ nước cao hơn rất nhiều so với hộ đã lắp đặt nước máy và tổng mẫu. Đối với hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy, lượng nước mưa, nước giếng, nước sơng thường khơng ổn định nên có 94% số hộ phải dự trữ nước phục vụ sinh hoạt, đặc biệt là dự trữ nước cho mùa khô thường khan hiếm nước sinh hoạt. Nguồn nước dự trữ thường là nước mưa để phục vụ cho nấu ăn, uống và các nguồn nước bổ sung như nước giếng, nước sông phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt khác như tắm, giặt, rửa…

Nhu cầu và chi tiêu cho nước sinh hoạt:

Đối với các hộ đã lắp đặt nước máy, lượng nước sử dụng trung bình một tháng gần 10 m3/hộ/tháng với hóa đơn tiền nước hàng tháng là 84 nghìn đồng/hộ/tháng. Đối với các hộ chưa lắp đặt nước máy, có 56% hộ gia đình đổi nước phục vụ sinh hoạt với đơn giá trung bình là 108 nghìn đồng/m3 (130 nghìn đồng/xe máy cày với 1,2 m3 nước/xe), lượng nước đổi sử dụng trung bình trong một tháng là 2,58 m3/hộ/tháng, chi phí đổi nước trung bình là 280 nghìn đồng/hộ/tháng, lượng nước

đổi chiếm 50% so với tổng nhu cầu nước sinh hoạt của các hộ gia đình, vì vậy lượng nước sử dụng là 5,16 m3/hộ/tháng. Nước đổi chủ yếu được bơm từ các giếng khoan ở khu vực đất giồng cát, sau đó lắng lọc và cung cấp cho các hộ gia đình có nhu cầu. Các hộ chưa lắp đặt nước máy sử dụng lượng nước sinh hoạt ít hơn nhưng phải trả tiền nước cao hơn 3,3 lần so với hộ đã lắp đặt nước máy.

Để thỏa mãn các nhu cầu vệ sinh cá nhân và sinh hoạt, mỗi người cần khoảng 3,6 m3 nước/tháng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy một người không sử dụng lượng nước đủ theo tiêu chuẩn. Đối với hộ đã lắp đặt nước máy, lượng nước sử dụng là 2,59 m3/người/tháng; đối với hộ chưa lắp đặt nước máy, lượng nước sử dụng là 1,34 m3/người/tháng. Lượng nước sử dụng trong tháng của một nhân khẩu trong hộ gia đình đã lắp đặt nước máy cao gần gấp đôi lượng nước sử dụng của một nhân khẩu trong hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức sẵn lòng trả của hộ gia đình cho dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)