.1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu từ 2017 đến 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV xăng dầu bến tre đến năm 2025 (Trang 56)

Đvt: nghìn tấn, %

Năm Nhu cầu dự báo Tăng trƣởng dự báo

2017 19.315 1,8 2018 19.686 1,9 2019 20.120 2,2 2020 20.568 2,2 2021 21.106 2,6 2022 21.765 3,1 2023 22.550 3,6 2024 23.386 3,7 2025 24.296 3,9

(Nguồn: Dự báo nhu cầu thị trường xăng dầu Việt Nam trong giai đoạn 2017-2025 bằng mơ hình kinh tế lượng)

3.1.2. Chiến lƣợc phát triển của tập đoàn Petrolimex đến năm 2025

a) Mục tiêu chủ yếu của Tập đoàn

Tập đoàn kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, với trục chính là kinh doanh xăng dầu đồng thời đa dạng hóa có lựa chọn để đầu tư các ngành hàng xoay quanh trục kinh doanh xăng dầu với nhiệm vụ cốt lõi kinh doanh chuyên ngành các sản phẩm từ lọc, hóa dầu như: Xăng dầu, dầu nhờn, nhựa đường, hóa chất, gas,…với định hướng phát triển:

i. Là một Tập đoàn kinh tế lớn của đất nước, với sứ mệnh kinh doanh có hiệu quả, gia tăng lợi ích cho các cổ đơng, đồng thời thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước đảm bảo an ninh năng lượng và là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước;

ii. Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động;

iii. Hoàn thiện hệ thống quản trị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới;

iv. Không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị tối đa cho các Cổ đông đầu tư vào Cơng ty;

v. Quan tâm phát triển lợi ích cộng đồng và xã hội. b) Chiến lược phát triển trung và dài hạn

Trọng tâm của chiến lược Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là tái cấu trúc để nâng cao hiệu quả hoạt động theo quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu hồn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển theo quyết định 1117/QĐ-TTg ngày 22/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tại quyết định số 12119/QĐ-BCT về tồn trữ, phân phối sản phẩm dầu khí quy định: (i) Tiếp tục duy trì vai trị chủ đạo của Tập đồn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cùng các thương nhân đầu mối lớn có vốn Nhà nước với nhiệm vụ phát triển hợp lý hệ thống phân phối xăng dầu nhằm đảm bảo lưu thơng và bình ổn thị trường tiêu thụ, đáp ứng toàn bộ nhu cầu xăng dầu trong nước; (ii) Tiếp tục thoái vốn Nhà nước tại Petrolimex theo lộ trình giai đoạn đến năm 2020 xuống tối thiểu 65%, giai đoạn 2021-2030 xuống tối thiểu 51%. Qua đó đã vạch rõ lộ trình phát triển của tập đoàn trong chiến lược phát triển trung và dài hạn của ngành xăng dầu Việt Nam. Bên cạnh đó, về việc phát triển hệ thống phân phối xăng dầu Petrolimex cần quan tâm đến nội dung trong quyết định số 2412/QĐ-BCT ngày 17/5/2011 do Thủ tướng ban hành phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối xăng dầu giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2025.

c) Tổng quan về thị trường kinh doanh xăng dầu cả nước

Về thị trường kinh doanh xăng dầu cả nước, hiện tại cả nước có gần 30 đại lý bán bn kinh doanh xăng dầu trên tồn quốc trong đó Petrolimex chiếm thị phần 48% về số lượng điểm phân phối xăng dầu, PVOil với 22%, Thanh Lễ với 8%, Saigon Petro với 7%, Mipec với 5% và các đầu mối khác thị phần dưới 5% chiếm khoảng 10% tổng thị phần cửa hàng phân phối xăng dầu Việt Nam, cụ thể như sau:

Hình 3.2. Thị phần cửa hàng phân phối xăng dầu Việt Nam năm 2017

(Nguồn: Tác giả tự thu thập)

Bảng 3.2. Thị phần cửa hàng phân phối xăng dầu Việt Nam năm 2017

Petrolimex PV OIL Thanh Lễ Saigon

Petro Mipec Khác

Thị phần 48% 22% 8% 7% <5% 10%

Sức chứa (m3) 2.200.000 ~1.000.000 36.000 N/A <265.400 N/A

CHXD Trực thuộc ~2.400 ~540 80 10 93 N/A Đại ~4.000 ~3.000 820 1.000 573 N/A Petrolimex 48% PV OIL 22% Thanh Lễ 8% Saigon Petro 7% Mipec 5% Các đầu mối khác 10%

Petrolimex PV OIL Thanh Lễ Saigon

Petro Mipec Khác Địa bàn kinh

doanh Toàn quốc Toàn quốc Chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ TP.HCM và miền Tây Nam Bộ Chủ yếu ở miền Bắc N/A

(Nguồn: Tác giả tự thu thập)

d) Phân tích cấu trúc sản phẩm của tập đoàn Petrolimex

Hiện nay, danh mục sản phẩm của Petrolimex gồm có một số dịng sản phẩm chính là xăng dầu, hóa dầu, dịch vụ và mặt hàng gas, các mặt hàng này hiện đang được kinh doanh trên toàn hệ thống Petrolimex, cụ thể một số nhận định và định hướng trong việc phát triển các sản phẩm này cụ thể như sau:

i. Mặt hàng sản phẩm xăng dầu của công ty cần được đầu tư để củng cố tiếp tục tăng trưởng thị phần, do đây là thế mạnh và hiện doanh nghiệp đang dẫn đầu thị phần trong một thị trường đầy triển vọng, với định hướng xăng dầu là ngành kinh tế có yếu tố huyết mạch năng lượng của quốc gia, do vậy Petrolimex hiện được áp dụng chiến lược ổn định - phát triển thông qua việc tiếp tục đầu tư cải tiến về sản phẩm và hệ thống phân phối nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng thời tranh thủ lợi thế về quy mô hệ thống lớn để ổn định giá thành, duy trì lợi thế về mặt bằng giá. Trong thời gian sắp tới, với mục đích nhằm duy trì thị phần địi hỏi Petrolimex phải tăng nhiều vốn đầu tư và nâng cao trình độ quản lý, do vậy trong thời gian vừa qua Petrolimex đã bán cổ phần cho đối tác chiến lược là Tập đoàn Nippon Oil & Energy nhằm tăng vốn đầu tư, trong thời gian sắp tới sẽ nâng cao trình độ quản lý thơng qua việc hợp tác đào tạo giữa 2 tập đoàn.

ii. Mặt hàng sản phẩm hóa dầu, dịch vụ và khác của Petrolimex đây là nhóm sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng thị trường thấp, trong khi phần chiếm lĩnh thị trường tương đối cao. Tuy nhiên do nhóm ngành dịch vụ và khác của Petrolimex vừa mới đầu tư trong vài năm trở về đây nên thị phần của nhóm này tương đối thấp, khả năng tăng trưởng theo chiều hướng kết hợp với chuỗi cung ứng xăng dầu hiện có

của Petrolimex, tuy nhiên điều này địi hỏi tập đồn cần phải đầu tư nhằm gia tăng thị phần.

iii. Mặt hàng gas của Petrolimex đây là sản phẩm cần được sự chú ý của nhà hoạch định chiến lược vì tỷ lệ tăng trưởng của thị phần khá cao, nhưng bên cạnh đó nó lại ẩn chứa nhiều rủi ro vì thị phần thấp. Định hướng chiến lược của Petrolimex cho sản phẩm gas là tìm cách gia tăng thị phần bằng cách cải thiện các hình thức dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, tập trung đầu tư để tăng sức cạnh tranh.

3.1.3. Định hƣớng phát triển của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre

Thứ nhất, Petrolimex Bến Tre phải đảm bảo nguồn hàng trong mọi điều kiện, đặc biệt ở các khu vực vùng sâu, vùng xa trênđịa bàn tỉnh Bến Tre, chủ động ứng phó với những biến đổi thời tiết.

Thứ hai, phát huy và tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu phủ khắp trên toàn tỉnh Bến Tre để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, coi trọng công tác tiết giảm chi phí, định hướng chi tiêu hàng năm theo văn bản hướng dẫn của Tập đoàn.

Thứ tư, xây dựng và phát triển thương hiệu Petrolimex, đảm bảo hàng hóa đầy đủ về số lượng như chất lượng, thực hiện văn minh thương mại bán hàng, song song với đó là thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, giám sát tại đơn vị.

Thứ năm, tăng cường hơn nữa cơng tác đảm bảo an tồn về người và tài sản trong mọi mặt, mọi khâu, đây là việc quan trọng và là nền tảng để kinh doanh thắng lợi.

Thứ sáu, kiện toàn bộ máy đội ngũ cán bộ của Công ty, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, để tiếp tục phát triển, đưa thương hiệu Petrolimex lên một tầng cao mới.

* Định hƣớng mục tiêu Petrolimex Bến Tre đến năm 2025

+ Petrolimex Bến Tre xác định đến năm 2025 tiếp tục giữ vững và phát triển thị phần, doanh thu mặt hàng xăng dầu có mức tăng 5%-7% mỗi năm, thông qua viêc tăng sản lượng kênh bán hàng trực tiếp trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả, bền vững và an tồn tài chính cơng ty.

+ Trong hoạt động marketing cần đầu tư hơn nữa trong viêc xây dựng hình ảnh và thương hiệu Petrolimex, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ thương hiệu nhằm đem lại cảm giác an toàn gắn liền chất lượng trong tâm trí người tiêu dùng về thương hiệu Petrolimex trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

+ Ngoài ra, tập thể Petrolimex Bến Tre đặc biệt là bộ phận kinh doanh cần tìm ra những phương thức mới trong tiếp cận khách hàng trở thành đại lý cho Petrolimex.

Trong đó, về định hướng mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cần chú ý những điểm sau đây: (i) Có kế hoạch chủ động trong việc đảm bảo lực lượng lao động trực tiếp nhằm đáp ứng bơm xăng và giao hàng tại mọi thời điểm u cầu; (ii) Có lộ trình, kế hoạch trong việc xây dựng và hoàn thiện các chế độ tiền lương và đãi ngộ đối với người lao động, đảm bảo tốt các chính sách cho người lao động như: bảo hiểm, an toàn lao động…; (iii) Tăng cường công tác tập huấn, phổ biến và giải đáp thắc mắc của cửa hàng trưởng, đại lý, khách hàng trong vấn đề phát sinh kinh doanh xăng dầu.

Qua những định hướng mục tiêu đề ra và dựa trên kết quả phân tích các nguồn lực trên, một số giải pháp được đưa ra để củng cố và phát triển các nguồn lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho công ty Petrolimex Bến Tre, cũng như việc khắc phục và cải thiện các nguồn lực còn yếu. Sau đây là nội dung các giải pháp mang định hướng dài hạn như sau:

Thứ nhất, thống kê lại những tài nguyên vật chất và phi vật chất của Petrolimex Bến Tre đang sở hữu trừ yếu tố nhân lực như: nhà xưởng, kho bãi, máy móc, phương tiện vận tải, bí quyết sản xuất, thương hiệu, quy trình nội bộ, sức mạnh hoạt động…Đưa các tài nguyên lên một danh sách, thống kê và phân loại, đảm bảo trong việc hoạch định nguồn lực và phân bổ một cách hợp lý, hiệu quả và khoa học.

Thứ hai, phân bổ các tài năng quản lý của Petrolimex Bến Tre một cách hài hòa và hợp lý, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất còn phải song hành là yếu tố con người, con người đây là các tài năng quản lý, những người này có thể từ nhiều

nguồn như nội bộ tự đào tạo hoặc thuê ngoài về. Qua việc phân bổ các nhà quản lý tài năng, việc hoạch định và thực thi các kế hoạch của công ty sẽ ngày một hiệu quả.

Thứ ba, tài chính của doanh nghiệp cần nên được chú trọng, vì trong thời gian sắp tới việc đầu tư và triển khai mở rộng mạng lưới nhằm giữ thị phần như hiện tại cũng là một áp lực khá lớn cho bản thân cơng ty. Bên cạnh đó, cơng ty cịn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác theo chủ trương và định hướng của Tập đoàn giao cho trong các vấn đề liên quan đến chỉ đạo của chính phủ và ban ngành. Do vậy, từ ngay thời gian này công ty cần tăng nguồn lực tài chính và có phương án tiếp cận với các nguồn vốn khả thi nhất.

3.1.4. Những cơ hội và thách thức đối với sản phẩm xăng dầu công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre TNHH MTV xăng dầu Bến Tre

Nhằm nhận định rõ về đường hướng phát triển trong thời gian tới, công ty cần nhận diện rõ những yếu tố cơ hội và nguy cơ công ty đã, đang và sẽ gặp nhằm để có căn cứ nhận định và làm cơ sở đề ra giải pháp. Cụ thể về những yếu tố cơ hội và thách thức của công ty TNHH MTV xăng dầu Bến Tre như sau:

a) Cơ hội

- Nghị định 83/2014/NĐ-CP ra đời và chính thức có hiệu lực từ ngày

01/11/2014 đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, trong đó có Tập đồn Xăng dầu Việt Nam chủ động hơn trong việc điều chỉnh giá bán xăng, dầu trong nước. Cụ thể, với cơ chế cho phép 02 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày, giá xăng dầu trong nước bám sát hơn với diễn biến giá dầu thế giới, giảm thiểu rủi ro chênh lệch giá bán thấp hơn giá mua do giá dầu trong nước không kịp điều chỉnh theo giá thế giới như trước đây.

- Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tiếp tục tăng trưởng cùng với tốc độ tăng trưởng

của nền kinh tế Việt Nam. Tỷ lệ tăng trưởng nhanh của số lượng sở hữu phương tiện giao thơng vận tải - trung bình 14,4%/năm tới năm 2020 làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, đặc biệt là nhiên liệu dùng cho ô tô như xăng và dầu diesel. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng khí hóa lỏng làm nhiên liệu trong sinh hoạt, lĩnh vực năng

lượng và nơng nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định cho tới năm 2025. Dự báo tới năm 2025, tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu từ dầu mỏ tại Việt Nam lên tới mức trung bình hàng năm là 4%/năm. Như vậy, tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực kinh doanh xăng dầu vẫn còn lớn trong thời gian tới, là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong đó có Tập đồn Xăng dầu Việt Nam gia tăng thị phần, đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước.

- Chính phủ siết chặt kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại, là cơ

hội để các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc như Petrolimex Bến Tre chiếm lĩnh thị trường, mở rộng mạng lưới phân phối thông qua M&A.

- Thông qua cầu Rạch Miễu và Cổ Chiên tạo sự thơng thống qua lại giữa các khu vực Tây Nam Bộ làm tăng lượng phương tiện vận tải lưu thông, năm 2017 so với 2010 tăng hơn 5,7 lần làm tăng sản lượng tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

b) Thách thức

- Môi trường cạnh tranh ngày càng cao, do sự hấp dẫn của thị trường kéo

theo nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở tỉnh Bến Tre khi hệ thống hạ tầng giao thơng ngày càng thơng thống và liên kết với các tỉnh trong khu vực Tây Nam Bộ.

- Xăng dầu là mặt hàng nằm trong diện quản lý và bình ổn giá của Nhà nước;

giá xăng dầu chưa thực sự theo cơ chế thị trường do Nhà nước vẫn điều hành và can thiệp giá bán để thực hiện các mục tiêu vĩ mô khác. Mặc dù giá xăng dầu đã được điều chỉnh theo xu thế biến động của giá xăng dầu thế giới, tuy nhiên do mức tăng/giảm giá xăng dầu trong nước nhiều thời điểm khơng cùng xu thế hoặc có biên độ điều chỉnh khơng tương ứng với mức tăng/giảm của giá xăng dầu thế giới nên có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Tập đồn, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty xăng dầu Bến Tre.

- Giá xăng dầu thế giới biến động khó lường ảnh hưởng bởi các yếu tố địa -

chính trị.

- Giá trị quyền sử dụng đất trong địa bàn tỉnh ngày càng tăng cao, cơ hội phát

khu vực thành phố lớn.

3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh 3.2.1. Hình thành các giải pháp 3.2.1. Hình thành các giải pháp

Thơng qua việc xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ hiện có của Petrolimex Bến Tre từ đó xác định được một số ưu điểm cụ thể như sau: (i) Cơ sở vật chất hạ tầng được trang bị đầy đủ trên địa bàn tỉnh; (ii) Ứng dụng thành cơng triển khai hóa đơn điện tử mà chưa doanh nghiệp xăng dầu nào trên địa bàn triển khai được tạo điều kiện chất lượng phục vụ vượt trội so với các doanh nghiệp khác; (iii) Dư địa để phát triển thị trường xăng dầu ở Bến Tre ngày càng lớn khi thông tuyến Tây Nam Bộ sẽ đẩy lưu lượng giao thông qua Bến Tre ngày càng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV xăng dầu bến tre đến năm 2025 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)