Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh cà mau (Trang 70)

Trên cơ sở phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Cà Mau, có thể nhận thấy một số điểm mạnh và điểu yếu về năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Cà Mau cơ bản như sau:

* iểm mạnh

- Vị tri địa lý thuận lợi là điều kiện tốt để khai thác tiềm năng du lịch địa lý, đặc biệt với Mũi Cà Mau được xem như vùng đất thiêng liêng ở tận cùng cực Nam tổ quốc, biểu tượng của sự toàn vẹn lãnh thổ, của sự thống nhất về cương vực quốc gia. Bên cạnh đó, thời tiết và khí hậu ơn hịa cũng là thế mạnh để thu hút khách du lịch.

- Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư phát triển, trong đó hệ thống đường giao thơng đang hồn thiện, hạ tầng viễn thơng được đầu tư tốt, lưới điện quốc gia về đến các địa phương… cũng là những thế mạnh cho du lịch.

- Các dịch vụ ăn uống phát triển, hệ thống nhà hàng tiếp tục được đầu tư với những món ăn đặc trưng, giới thiệu đặc sản của Cà Mau từng bước đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách.

- Công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh với nhiều kênh thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng viễn thông, internet, mạng xã hội…

* iểm yếu

- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu và yếu, chưa được đào tạo bài bản dẫn đến các hoạt động phục vụ du lịch chưa chuyên nghiệp, đặc biệt là việc thiếu hụt nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.

- Số lượng khách du lịch đến Cà Mau mặc dù có tăng trưởng hàng năm nhưng ở mức thấp, đặc biệt chỉ có khách du lịch nội địa chiếm số đơng, cịn khách du lịch quốc tế thì rất hạn chế.

- Cơ sở lưu trú du lịch tuy có phát triển nhưng vẫn cịn ít và chỉ tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Cà Mau, chưa phát triển đồng đều ở các huyện, các khu vực khai thác du lịch; rất ít khách sạn được đầu tư hiện đại ở đẳng cấp quốc khu vực và quốc tế; chưa có cơ sở lưu trú du lịch đẳng cấp cao…

- Các dịch vụ vui chơi giải trí, các hoạt động trải nghiệm du lịch còn hạn chế, chưa thu hút và lưu giữ du khách ở lại dài ngày; các sản phẩm, dịch vụ du lịch mặc dù có phát triển, nhưng chưa phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách du lịch…

Nhìn chung, bên cạnh những thuận lợi, năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Cà Mau đang gặp những cản trở, trong đó đặc biệt lưu ý là nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực du lịch cịn hạn chế; ngồi hạn chế về việc đầu tư các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, nhân lực du lịch Cà Mau còn bị cạnh tranh bởi các tỉnh thành lân cận và giữa các cơ sở kinh doanh du lịch trong tỉnh với nhau; tỷ lệ lưu trú của khách ngắn và chi tiêu cho du lịch thấp. Các ngành hỗ trợ liên quan còn đơn điệu và thiếu vắng như: thiếu cơ sở y tế điều trị, nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi giải trí cịn đơn điệu, thiếu vắng các hoạt động về đêm và hoạt động biển, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng; môi trường kinh doanh du lịch còn gặp

nhiều hạn chế; cụ thể, tính gia nhập ngành cao, tính bình đẳng và khả năng tiếp cận đất đai có sự phân biệt giữa khu vực tư nhân và khu vực quốc doanh làm cản trở sự phát triển đầu tư du lịch của khu vực tư nhân; tỷ lệ thực hiện các dự án rất thấp, dẫn tới phá vỡ quy hoạch du lịch tổng thể và khơng tạo ra được tính lan tỏa đối với lĩnh vực du lịch.

Sơ đồ 3.1: Mơ hình kim cƣơng của cụm ngành du lịch Cà Mau

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Với các phân tích về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch như trên có thể kết luận rằng: năng lực cạnh tranh du lịch được quyết định bởi một hệ thống rất nhiều tiêu chí. Ngồi việc bảo tồn, giữ gìn những tài ngun có sẵn (là yếu tố cơ sở ban

Điều kiện các yếu tố đầu vào:

- Vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch (+)

- Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng(+)

- Cơ sở hạ tầng tốt để phát triển du lịch (+)

- Có nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án du lịch với số vốn lớn (+)

- Nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế (-) - Tỷ lệ thực hiện dự án đầu tư thấp (-)

Các yếu tố điều kiện cầu:

- Nhu cầu khách quốc tế tăng nhanh (+) - Tỷ lệ lưu trú, thời gian lưu trú và chỉ tiêu khách quốc tế còn thấp (-)

- Nhu cầu khách nội địa lớn, tăng nhanh (+)

- Tỷ lệ lưu trú khách nội địa rất thấp, thời gian lưu trú ngắn, chỉ tiêu ít (-) - Tính thời vụ cao trong tỉnh (-)

Bối cảnh cho chiến lƣợc cạnh tranh:

- Quy hoạch du lịch (-)

- Xúc tiến du lịch đang phát triền (?) - Chỉ số tiếp cận đất đai thấp (-)

- Liên kết giữa địa phương và giữa các đơn vị cịn yếu

- Tính gia nhập thị trường thấp

Ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan:

- Dịch vụ lưu trú ngày càng cải thiện, tăng về số lượng và chất lượng (+)

- Phương tiện giao thông đa dạng thuận tiện (+) - Dịch vụ ăn uống đa dạng và phong phú (+) - Dịch vụ vui chơi, giải trí phát triển nhưng nghèo nàn, ít lựa chọn (?)

- Dịch vụ lữ hành cịn hạn chế, số lượng HDV ít, kém (-)

- Cơ sở đào tạo du lịch còn hạn chế (-)

- Dịch vụ y tế kém, chưa đáp ứng du lịch nghỉ dưỡng (-)

- Sản phẩm quà tặng thủ công mỹ nghệ chưa phát triển (-)

điều kiện đủ cũng hết sức quan trọng. Do đó, các giải pháp đưa ra phải được đồng bộ trên tất cả các tiêu chí và thực tế các điểm đến du lịch trên thế giới đã thành công cho thấy những bài học kinh nghiệm cho các điểm đến du lịch khác trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm phát triển du lịch bền vững.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM

NGÀNH DU LỊCH TỈNH CÀ MAU 4.1. Kết luận và khuyến nghị

4.1.1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Cà Mau trong thời gian qua, có thể xác định Cà Mau là một địa phương có nhiều tiềm năng với những địa danh, cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng để phát triển du lịch nhưng du lịch Cà Mau vẫn đang trong tình trạng phát triển chậm. Vấn đề này có sự ảnh hưởng nhiều từ chất lượng dịch vụ, nhất là chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái (một loại hình du lịch chủ lực của Cà Mau) chưa thỏa mãn được nhu cầu đối với các đối tượng khách du lịch.

Điều này cho thấy, để phát triển du lịch sinh thái và nâng cao chất lượng du lịch sinh thái thì Cà Mau cần giải quyết một số vấn đề trọng tâm như sau:

- Quan tâm đặc biệt công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực hướng đến xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ có tính chun nghiệp, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu hiện tại cũng như lâu dài.

- Kiểm soát chặt chẽ giá cả, đảm bảo giá đúng với chất lượng dịch vụ cung cấp, tránh tình trạng “chặt chém, chèo kéo” khách du lịch.

- Chính quyền địa phương cần tập trung cho cơng tác đầu tư, xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng như giao thông, hệ thống thơng tin liên lạc làm địn bẩy cho phát triển điểm đến và kích thích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, nâng cấp nhà hàng khách sạn, xây dựng thêm các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí.

- Tăng cường sự liên kết giữa các điểm du lịch trong tỉnh và giữa các tỉnh lân cận.

- Đặc biệt là tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, mang tính đặc thù, đồng thời tạo những mặt hàng lưu niệm mang tính đặc trưng riêng của Cà Mau.

Hiện trạng ngành du lịch Cà Mau đã hình thành và hồn thiện đầy đủ thành phần của cụm ngành, tuy nhiên thực trạng cho thấy năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Cà Mau chỉ ở mức trung bình, chưa xứng với tiềm năng của mình và đang bị các địa phương khác cạnh tranh mạnh mẽ.

Tác giả nghiên cứu cũng chỉ ra các rào cản đối với sự phát triển du lịch Cà Mau bao gồm: Chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, thiếu quy hoạch du lịch tổng thể; thu hút đầu tư du lịch chỉ dừng lại ở kêu gọi đầu tư, đồng thời thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan dẫn đến tỷ lệ thực hiện dự án thấp ảnh hưởng đến quy hoạch và định hướng phát triển du lịch; chưa có sự đầu tư cho giáo dục và y tế kể cả về nhân lực và cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực du lịch; sự thuận tiện về cơ sở hạ tầng giao thông và thiếu vắng sản phẩm du lịch dẫn đến khách lưu trú ngắn và chi tiêu ít; thiếu vắng những doanh nghiệp lớn để tạo ra tính lan tỏa.

- Về tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch:

+ Tiềm năng, tài nguyên du lịch Cà Mau phong phú, đa dạng, có sức hấp dẫn cao, hội tụ được nhiều yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch thế mạnh, đặc biệt loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội từng bước được quan tâm đầu tư xây dựng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, để du lịch có thể phát triển với tốc độ nhanh và bền vững hệ thống kết cấu hạ tầng cần được nâng cấp hoàn thiện hơn nữa.

+ Cà Mau đã đang chú trọng công tác tôn tạo, bảo tồn hệ thống di tích lịch sử, phát triển nền văn hố nghệ thuật dân gian kết hợp với việc khôi phục, phát triển hệ thống làng nghề truyền thống góp phần làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh.

+ Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch đã được các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch đầu tư,

nâng cấp nhưng còn thiếu đồng bộ. Chất lượng trang thiết bị, lao động phục vụ tại cơ sở lưu trú, nhà hàng, vui chơi giải trí chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của du khách.

- Về quy hoạch phát triển du lịch Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến 2030:

+ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau là việc làm hết sức quan trọng và cấp bách góp phần khai thác hợp lý, phát huy thế mạnh về vị trí, tiềm năng du lịch đưa du lịch Cà Mau đi lên phù hợp với tiềm năng và hoà nhập với khu vực.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến 2020 và định hướng đến 2030 là bước cụ thể hoá các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là bước triển khai các nghị quyết của Đảng, Chính phủ và làm cơ sở cho các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư phát triển ngành.

4.1.2. Khuyến nghị

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Cà Mau trong thời gian tới, xin đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các ban, ngành Trung ương và chính quyền địa phương, như sau:

- Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương:

+ Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa các dự án phát triển du lịch trọng điểm của Cà Mau vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngồi nước trong đó coi thu hút vốn, kêu gọi vốn đầu tư phát triển du lịch và kinh nghiệm đầu tư trong nước là ưu tiên hàng đầu.

+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch xác định vị trí quan trọng của Cà Mau trong chiến lược phát triển du lịch đồng bằng sơng Cửu Long và cả nước, từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, chiến lược phát triển sản phẩm, cũng như hỗ trợ Cà Mau về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du

- Đối với chính quyền địa phương:

+ Chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương cho phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị và hạ tầng môi trường của Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau. Lồng ghép đầu tư du lịch với đầu tư cho các lĩnh vực khác và xúc tiến đầu tư phát triển khu du lịch.

+ Trong kế hoạch hàng năm, nên giành tỷ lệ kinh phí đáng kể cho đầu tư phát triển du lịch trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng quy hoạch, xây dựng các dự án phát triển du lịch; Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến đường đến các nơi du lịch trọng điểm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lữ hành phát triển, thúc đẩy sự phát triển các điểm du lịch nói chung.

+ Củng cố ban chỉ đạo: đây là nhiệm vụ quan trọng, then chốt đối với phát triển du lịch Cà Mau. Có thể thí điểm mở rộng thành phần Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh tới đại diện một số doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp có đầu tư du lịch, đại diện các tổ chức hiệp hội nhằm tăng cường khả năng trao đổi thơng tin giữa chính quyền và doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

+ Đề xuất mơ hình quản lý Khu du lịch theo hướng tinh gọn, hiệu quả; ban hành quy chế quản lý khu du lịch, có các quy định đối với đầu tư phát triển, các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, hoạt động của khách du lịch và công đồng dân cư trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và phù hợp với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh biển đảo.

+ Rà sốt hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, có chính sách cụ thể về ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, trong đó ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược đầu tư thực hiện các dự án phát triển du lịch; đặc biệt tại các khu vực khó khăn, miễn thuế cho các dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp.

+ Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ban ngành cấp tỉnh, huyện thành phố triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết, các dự án khả thi phát triển du lịch tại các khu vực có tiềm năng, triển

vọng. + Quản lý nghiêm túc việc thực hiện đầu tư và xây dựng theo quy hoạch cũng như tiến độ triển khai dự án, có các biện pháp kiên quyết với các dự án chậm triển khai, thu hồi quỹ đất và giao cho các nhà đầu tư có năng lực và tâm huyết.

+ Căn cứ vào quy hoạch chỉ đạo các cấp chính quyền phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên là những nguồn lực vô giá để phát triển bền vững du lịch của địa phương.

+ Biến đổi khí hậu thực sự đã có những tác động cụ thể tới đời sống, dân sinh, vì vậy kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc thực hiện nghiên cứu điều chỉnh các khu du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

+ Chú trọng vấn đề phát triển bền vững, đảm bảo các dự án mang lại hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh cà mau (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)