Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghèo đói ở nông thôn tỉnh thái nguyên, các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp (Trang 34)

TT Ngành kinh tế 2000 2005 2006 2007 2008 Kế hoạch 2009 1 Kinh tế QD 42,17 46,87 45,48 45,00 44.54 57,18 2 KT ngoài QD 54,12 51,15 53,35 53,64 54,66 36,96 3 ĐTNN 3,07 1,38 1,17 1,35 0,8 5,86 Tổng GDP 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2008

Khu vực kinh tế nhà nước giai đoạn 2001-2005 chiếm tỷ trọng tăng dần trong cơ cấu tổng sản phẩm phân theo thành phần kinh tế, từ 42,17% năm 2000 lên

46,87% năm 2005 và sau đó lại giảm dần năm 2006 là 45,48% đến năm 2008 cịn 44,54% do q trình cổ phần hố các doanh nghiệp của nhà nước được tiến hành sau năm 2005.

Ngược lại, kinh tế ngoài nhà nước tăng khá nhanh: Tỷ trọng của khu vực này trong cơ cấu kinh tế năm 2000 là 54,12%, năm 2005 là 51,75% và năm 2008 tăng lên 54,66%. Tuy nhiên, trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, chiếm tỷ trọng lớn là kinh tế cá thể và thành phần kinh tế này lại đang có xu hướng giảm dần trong khi kinh tế tư nhân đang ngày càng phát triển. Năm 2000, kinh tế cá thể chiếm 48,52%, kinh tế tư nhân 4,23% đến năm 2005 là 38,06% và 12,73%, năm 2008 tương ứng là 35,36% và 18,70%. Điều này cũng nói lên xu hướng tích tụ của thành phần kinh tế tư nhân ngày càng rõ nét.

Khu vực kinh tế có vớn đầu tư nước ngoài năm 2000 chiếm tỷ trọng 3,07%, do một sớ dự án đầu tư gặp khó khăn, đến năm 2005 giảm cịn 1,38% và năm 2008 chỉ chiếm 0,8%. Nhìn chung, khu vực kinh tế có vớn đầu tư nước ngoài ở Thái Nguyên còn kém phát triển, chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế trong thời gian vừa qua.

3.1.2. Đặc điểm về văn hóa - xã hội

Hiện nay trên địa bàn thành phớ có nhiều dân tộc sinh sớng hịa thuận với nhau: Kinh, Tày, Nùng, Dao... Cộng đồng các dân tộc trong tỉnh với những truyền thớng, bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hố rất phong phú, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc. Sự giàu có, phong phú của kho tàng văn hố nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay. Bên cạnh đó Thái Ngun cịn là trung tâm giáo dục với 6 trường Đại học và gần 20 trường Cao đẳng, Trung cấp.

Tất cả những thứ đó đều là những tài nguyên quý thể hiện bản sắc, tiềm năng của một vùng đất mà cịn của dân tộc cần được giữ gìn, tơn tạo và phát triển.

Tỉnh Thái Ngun có tổng sớ 8 huyện, thị xã và thành phố Thái Nguyên, lực lượng lao động xã hội chiếm một tỉ lệ khá cao so với dân sớ, bình qn 50,03%. Trong đó lao động trong độ tuổi chiếm 51% đây là nhân tố cơ bản để phát triển,

đồng thời cũng là sức ép lớn về giải quyết việc làm. Việc phân bổ lao động giữa các ngành, các vùng và khu vực kinh tế tập trung chủ yếu ở phi nông nghiệp. Lao động khu vực thành thị, ngành công nghiệp và xây dựng, ngành thương mại dịch vụ phát triển khá nhanh.

Dân số tỉnh Thái Nguyên theo điều tra dân số 01/04/2009 là 1.124.786 người. Trên địa bàn tỉnh Thái Ngun có nhiều dân tộc sinh sớng, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mơng, Sán Chay, Hoa và Dao. Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km². Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân sớ tỉnh tăng bình qn 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác, trong đó 3 huyện: Định Hóa, Đại Từ, Phú Bình có mức tăng trưởng dân sớ âm. Tính tại thời điểm 0h ngày 01/4/2009, tổng dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.124.786 người, trong đó dân sớ nam là 559.153 người (chiếm 49,71%); dân số nữ là 565.633 người (chiếm 50,29%). So với cả nước, dân số tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 33 và đứng thứ 3 các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc (sau tỉnh Bắc Giang và tỉnh Phú Thọ). Sau 10 năm, dân số tỉnh Thái Nguyên tăng thêm 78,9 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng 7,9 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân sớ bình quân năm trong thời kỳ giữa 2 cuộc tổng điều tra năm 1999 và 2009 là 0,73%/năm, thấp hơn mức tăng bình quân 1,7%/năm của giai đoạn 1989- 1999 và thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước (cả nước giai đoạn 1999- 2009 tăng bình qn 1,2%/năm). Dân sớ thành thị của tỉnh Thái Nguyên tại thời điểm tổng điều tra 2009 là 288 nghìn người, chiếm 25,62% dân sớ (năm 1999 dân sớ khu vực thành thị là 228 nghìn người, chiếm 21,81% dân sớ) và là tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị cao thứ 22 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc [9].

Cơng tác xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hố gia đình và các chính sách với người có cơng, gia đình chính sách được

tập trung quan tâm, thực hiện thường xuyên, đúng quy định. Các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho các vùng khó khăn và các chính sách trợ giúp trực tiếp về sản xuất và đời sống cho dân tộc thiểu số, người nghèo được đẩy mạnh, tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình 135, Chương trình 134 kịp thời và hiệu quả. Nhằm triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện các thủ tục theo quy định đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cấp kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở trong giai đoạn từ năm 2009-2011 cho 8.919 hộ nghèo trên địa bàn.

Một số chỉ tiêu xã hội chủ yếu của tỉnh trong năm 2009: - Mức giảm tỷ suất sinh thô trong năm: 0,2%.

- Tạo việc làm mới cho 16.000 lao động, trong đó xuất khẩu 1.500 lao động. - Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 19,3%, đạt mục tiêu kế hoạch là giảm xuống dưới 20%.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm: 2,75% (tồn tỉnh cịn 15%).

3.2. Đánh giá những lợi thế, khó khăn thách thức trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên

* Những thuận lợi và lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế

Lợi thế có tính quyết định và lâu dài tới sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên là trùn thớng cách mạng, tinh thần đồn kết của các dân tộc. Nhân dân các dân tộc trong thành phố luôn sát cánh bên nhau, khắc phục mọi khó khăn để xây dựng thành phớ ngày càng giàu mạnh.

Bên cạnh đó, tỉnh có tài ngun khống sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đồn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật ni. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cớc, di tích lịch sử, cách mạng..., có khu Gang Thép Thái Ngun- cái nơi của ngành thép Việt Nam. Đặc biệt, Thái Ngun có nhiều khả năng phát triển nơng - lâm nghiệp, có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè.

Tỉnh Thái Nguyên cũng có nhiều loại khống sản như: than, sắt, đá, vơi, cát, sỏi..., trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau

Quảng Ninh. Trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất cơng nghiệp về khai khống, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Có đội ngũ cán bộ, cơng nhân có kinh nghiệm, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tớt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.

Tỉnh đã và đang có những chế độ ưu đãi đới với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào. Nhằm cải thiện mơi trường đầu tư, UBND tỉnh đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

* Những khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế

Kinh tế trong những năm gần đây có phát triển nhưng với tớc độ cịn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Đất sản xuất nói chung đang ngày càng bị thu hẹp do q trình đơ thị hóa làm cho sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) gặp khó khăn.

Năng suất lao động cịn thấp, trình độ lao động còn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa triệt để. Các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn cịn nhỏ lẻ về quy mơ và chưa tập trung.

Quá trình chuyển đổi kinh tế còn diễn ra chậm và chưa cân đối, việc giải phóng, bàn giao mặt bằng cịn khó khăn gây nên chậm tiến độ cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Ngồi ra các yếu tớ khác như: dân sớ gia tăng nhanh, tình hình ơ nhiễm mơi trường, cơ sơ hạ tầng còn chậm phát triển… gây khó khăn trong q trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. Phương pháp lấy mẫu, khảo sát

Nghiên cứu sử dụng hai nguồn dữ liệu bao gồm sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp thu được từ báo cáo của địa phương và các cơ quan chuyên môn giải quyết vấn đề nghèo đói, Cục thớng kê tỉnh. Dữ liệu sơ cấp thu được từ kết quả điều tra sử dụng bảng câu hỏi. Phạm vi được chọn là 2 huyện nghèo trong sớ 7 huyện, huyện Định Hóa chọn 7 xã, huyện Phú lương chọn 5 xã, mỗi xã tập trung vào 2 đến 3 thơn, trong q trình lựa chọn mẫu có sự tham vấn của lãnh đạo xã và trưởng thôn, trước khi tiến hành đã chú trọng vấn đề thảo luận nhóm nhằm khắc phục khó khăn trong việc thu thập cơ sở dữ liệu và đạt hiệu quả cao nhất của cuộc tiếp xúc, việc làm này không dựa vào danh sách các hộ thuộc diện nghèo để tạo sự khách quan, trung thực và phong phú thông tin.

Bảng 4.1: Phân bố mẫu khảo sát thu được trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tên xã K im Phượ ng L inh T ng nh T ha nh Tr ung H ội Đ iềm Mạ c n D ươ ng Bảo C ườn g Y ên L ạc Ơ n Lươ ng Tr a n h Đ ộn g Đ ạt n Đổ Cộng n H uy ện Định Hóa 30 40 39 29 25 28 10 201 Phú Lương 39 39 40 41 40 199 Cộng 30 40 39 29 25 28 10 39 39 40 41 40

Nguồn: Số liệu điều tra

4.2. Kết quả khảo sát

Khảo sát được tiến hành từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010 tại Thái Nguyên. Để phân tích thu nhập bình qn hộ, thơng thường người ta sẽ loại bỏ khoảng 1% hộ có thu nhập bình qn đầu người thấp nhất và 1% hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người cao nhất vì thu nhập của những hộ này khơng có tính đại diện.

Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến thu nhập

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Thunhapnc 392 53.31 2197.13 419.5713 332.90221

Valid N 392

Nguồn: Số liệu điều tra

Theo thống kê mơ tả, thu nhập trung bình của các hộ trong vùng nghiên cứu là 419.571 đồng/người/tháng, thấp nhất là 53.310 đồng/người/tháng và thu nhập bình quân cao nhất là 2.197.130 đồng/người/tháng. Ta có thể chia khoảng thu nhập thành năm đoạn bằng nhau. Theo đó những hộ nào có thu nhập bình qn đầu người hàng năm trong khoảng 20% thấp nhất sẽ thuộc nhóm nghèo nhất, tiếp đến là nhóm khá nghèo, nhóm trung bình, nhóm khá giàu và nhóm giàu trong khoảng 20% còn lại. Dựa vào kết quả khảo sát ở Thái Ngun, tác giả cũng chia sớ liệu thành 5 nhóm sau khi đã loại bỏ 8 biến có thu nhập bình qn đầu người q cao và q thấp, khơng mang tính đại diện.

Hình 4.1: Mơ tả dữ liệu khảo sát về thu nhập bình quân đầu người

5 00 .0 0 1 00 0 .00 1 50 0 .00 2 00 0 .00 thunhapnc 0 2 5 5 0 7 5 C ount

Đồ thị cho thấy, mức thu nhập của các hộ dân trong vùng nghiên cứu chủ yếu là dưới 1.000.000 đồng/người/tháng. Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người trung bình trong vùng nghiên cứu và chuẩn nghèo tính theo thu nhập bình qn đầu người ta có thể chia nhóm nghiên cứu như sau:

Bảng 4.3: Phân tích thu nhập bình qn đầu người hàng năm ở Thái Ngun Phân nhóm hộ theo thu

nhập bình qn nhân khẩu

Số hộ trong nhóm Tỷ lệ (%) Giới hạn thu nhập của nhóm (ngàn đồng) Thu nhập bình quân của nhóm (ngàn đồng) Nhóm nghèo nhất (1) 105 26.8 0 – 200 146,265 Nhóm khá nghèo (2) 146 37.2 200 – 419 302,316 Nhóm trung bình (3) 59 15.1 419 – 600 491,071 Nhóm khá giàu (4) 39 9.9 600 – 800 672,739 Nhóm giàu (5) 43 11.0 800 trở lên 1.157,345 Tổng cộng 392 100.0 419,571

Nguồn: Số liệu điều tra

Qua bảng trên cho thấy Nhóm khá nghèo là nhóm tập trung nhiều hộ dân nhất với 146 hộ chiếm 37,2%. Nhìn chung Phú Lương và Định Hóa được coi là hai huyện vùng cao và nghèo nhất tỉnh với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình chủ yếu là đồi núi nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế thể hiện ở gần 70% dân sớ thuộc nhóm khá nghèo và nghèo. Việc xác định thu nhập tại vùng này khơng gặp nhiều khó khăn bởi nguồn thu của các hộ chủ yếu là hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, các hoạt động dịch vụ thường với quy mô nhỏ, rất dễ xác định thu nhập. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả tính tốn ta có thể thấy sự phân hóa giàu nghèo khá rõ rệt với mức chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo nhất là 1.011.080 đồng, gấp gần 7 lần.

4.2.1. Phân tích giữa tình trạng thu nhập và 8 biến độc lập

4.2.1.1. Tình trạng nghèo phân theo nghề nghiệp của chủ hộ

Trong khu vực nông thôn, người nghèo thường là những người chỉ tham gia sản xuất nơng nghiệp, do tính chất của sản xuất nơng nghiệp là phụ thuộc nhiều yếu

tố khách quan nên khi các điều kiện bất lợi xảy ra như hạn hán, lũ lụt, sương muối ... rất dễ đẩy các hộ lâm vào tình trạng nghèo đói. Đới với những người có tham gia hoạt động sản xuất phi nơng nghiệp như kinh doanh, bn bán, đi làm cơng nhân... thì rủi ro của họ đã được chia sẻ phần nào và đảm bảo được mức thu nhập cho gia đình.

Bảng 4.4: Nghề nghiệp của chủ hộ phân theo nhóm chi tiêu của hộ

Phân nhóm hộ theo thu

nhập bình qn của hộ Số hộ trong nhóm

Nghề nghiệp của chủ hộ (%)

Nông nghiệp Phi nông

nghiệp Nhóm nghèo nhất (1) 105 49,5% 50,5% Nhóm khá nghèo (2) 146 37,6% 62,3% Nhóm trung bình (3) 59 42,4% 57,6% Nhóm khá giàu (4) 39 41% 59% Nhóm giàu (5) 43 37% 63% Tổng cộng 392 41,8% 58,2% Thu nhập bình quân Nghìn đồng 387,552 442,602

Nguồn: Số liệu điều tra

Tỷ lệ hộ dân có tham gia hoạt động phi nơng nghiệp trong nhóm giàu là lớn nhất với 63% trong khi đó nhóm nghèo nhất có tỷ lệ tham gia hoạt động phi nơng nghiệp là thấp nhất với 50,5%. Nhìn chung tỷ lệ các hộ trong vùng nghiên cứu tham gia các hoạt động phi nông nghiệp khá cao với 58,2%, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ cao này là do tiêu chí xác định hộ có tham gia hoạt động phi nơng nghiệp hay không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghèo đói ở nông thôn tỉnh thái nguyên, các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)