Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcombank , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 89)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TECHCOMBANK

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiê ̣u quả huy động vốn tại Techcombank

3.2.2.2 Kiến nghị đối với NHNN

Để hoạt động huy động vốn ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, cá nhân tơi có một sớ kiến nghị đới với NHNN nhƣ sau:

Thứ nhất, NHNN có phƣơng pháp xác định lãi suất giao dịch trên thị trƣờng

liên ngân hàng một cách khoa học tạo điều kiện cho các NHTM xác định đƣợc lãi suất hoạt động nói chung, lãi suất huy động vớn nói riêng, đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, NHNN nên có những chính sách tạo chủ động cho tất cả các NHTM,

không phân biệt thành phần kinh tế, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các NHTM tham gia vào lĩnh vực phát hành các GTCG trung, dài hạn.

Thứ ba, vận hành thị trƣờng mở linh hoạt hơn nữa với khối lƣợng lớn hơn.

Đây là tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển thị trƣờng vốn và cũng tăng cƣờng huy động vốn trung dài hạn ở nƣớc ta.

Thứ tư, quan tâm tới chính sách tỷ giá hơn nữa để tránh tình trạng mất cân đới

giữa nguồn vốn nội, ngoại tệ, hay sự mất giá quá cao của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ mạnh nhƣ: USD, EUR.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Xuất phát từ thực trạng hoạt động huy động vớn của ngân hàng với mục đích duy trì hệ thớng khách hàng cũ, mở rộng hệ thống khách hàng mới, tạo sự chủ động cân đối vốn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho Techcombank cũng nhƣ nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển của hê thống NHTM. Chƣơng 3 của luận văn đã đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu huy động vốn của Techcombank, việc thực hiện kết hợp đồng bộ các giải pháp nêu trên thật sự cần thiết đối với Techcombank.

KẾT LUẬN

Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của NHTM, có vai trị hết sức quan trọng trong việc thiết lập khả năng cân đối vốn, là điều kiện tăng trƣởng hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực tài chính của các NHTM. Từ đó Techcombank đã có những cách thức linh hoạt để có đƣợc nguồn vớn phục vụ cho hoạt động của mình đƣợc thể hiện rõ qua thực trạng huy động vốn trong thời gian 4 năm từ năm 2007 đến 2010. Qua phân tích thực trạng huy động vớn cho thấy Techcombank thực hiện tớt chức năng của mình “đi vay để cho vay”. Điều này đƣợc minh chứng qua quy mô và tốc độ huy động vớn nhàn rỗi gia tăng, biến nó thành nguồn vớn tín dụng để cho vay đới với nền kinh tế ngày càng tăng qua các năm đã giúp cho mọi ngƣời tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng để tiến hành sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, đầu tƣ, tạo công ăn việc làm, từng bƣớc nâng cao cuộc sống vật chất cho mọi ngƣời, từ đó góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan cũng nhƣ chủ quan nhƣ tình hình lạm phát, giá vàng, xăng dầu tăng cao, sự điều hành chính sách vĩ mơ của nhà nƣớc và khả năng nội lực của NHTM nên trong hoạt động huy động vốn của Techcombank cịn gặp những khó khăn nhất định. Vì vậy với những kiến thức tổng quan về hoạt động huy động vốn cũng nhƣ những giải pháp đƣợc nêu ra trong luận văn dựa trên thực trạng của Techcombank không hẳn là hồn thiện, nhƣng có thể góp phần ít nhiều cho việc gia tăng nguồn vốn huy động của Techcombank nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam.

Phụ lục 1:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ- NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011(áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 9/2011)

Loại TCTD

Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên

Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính

3% 1% 8% 6%

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn 1% 1% 7% 5%

NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

1% 1% 7% 5%

TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội

Phụ lục 2:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Số: 02/2011/TT-NHNN Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2011

THÔNG TƯ

Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năng 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội;

Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng) như sau:

Điều 1. Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam

(lãi suất tiền gửi; lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu) của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức khơng vượt q 14%/năm; riêng các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14,5%/năm. Mức lãi suất huy động vốn tối đa này áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ; đối với các hình thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức lãi suất huy động vốn tối đa.

Điều 2. Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam tại các địa điểm huy động vốn (Hội sở chính, sở giao dịch, chi

nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghiêm cấm tổ chức tín dụng thực hiện khuyến mại huy động vốn bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác khơng đúng với quy định của pháp luật và Thông tư này.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Thơng tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về mức lãi suất tối đa bằng đồng Việt Nam; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý các tổ chức tín dụng quy phạm quy định tại Thơng tư này.

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận: KT. THỐNG ĐỐC

- Như khoản 3 Điều 3; PHĨ THỐNG ĐỐC

- Thủ tướng Chính phủ

Và các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo); (Đã ký)

- Ban lãnh đạo NHNN;

- Văn phịng Chính phủ; NGUYỄN ĐỒNG TIẾN

- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);

- Công báo;

Phụ lục 3:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Số: 02/CT-NHNN Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2011

CHỈ THỊ

Về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ của các tổ chức tín dụng,

chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Trong thời gian qua, hầu hết tổ chức tín dụng đã thực hiện lãi suất huy động

đồng Việt Nam và lãi suất bằng đô la Mỹ cao hơn mức lãi suất quy định tại Thông tư số 02/2011/CT-NHNN ngày 03/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2011/CT-NHNN) và Thông tư số 14/2011/CT-NHNN ngày 01/6/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14/2011/CT-NHNN) dưới nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, vi phạm nghiêm trọng quy định tại 2 Thông tư nêu trên tiềm ẩn nguy cơ gây rủi ro cho tổ chức tín dụng. Để bình ổn thị trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh với mức lãi suất phù hợp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu:

1. Các tổ chức ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

a) Thực hiện đúng mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ được quy định tại Thông tư số 02/2011/TT-NHNN và Thông tư số 14/2011/TT- NHNN.

b) Tự kiểm tra, phát hiện những vi phạm về mức lãi suất huy động đồng Việt Nam và đô la Mỹ, chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm khắc người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị của tổ chức tín dụng để xảy ra vi phạm, không chấp hành chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; đồng thời báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) các vi phạnm và kết quả xử lý của tổ chức tín dụng.

c) Chủ động phát hiện và báo cáo về Ngân hàng Nhà nước những tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi cạnh tranh khơng lành mạnh vi phạm mức lãi suất huy động đồng Việt Nam và đô la Mỹ tại Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, Thông tư số 14/2011/TT-NHNN.

2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố:

a) Tổ chức và duy trì đường dây nóng để tiếp nhận thơng tin từ các tổ chức và cá nhân để xử lý theo quy định của pháp luật.

b) Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định về lãi suất huy động vốn theo quy định tại Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, Thông tư số 14/2011/TT- NHNN.

3. Biện pháp xử lý:

Đối với các tổ chức quy phạm quy định về lãi suất huy động theo quy định tại Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, Thông tư số 14/2011/TT-NHNN, căn cứ quy định tại Khoản 12 Điều 4 và Khoản 2 Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng biện pháp xử lý sau đây:

a) Đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức vụ của người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng quy định tại Khoản 31 và Khoản 32 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 khi phát hiện tổ chức tín dụng vi phạm quy định về mức lãi suất huy động theo quy định tại Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, Thông tư số 14/2011/TT- NHNN. Người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng bị đình chỉ, miễn nhiệm không được đảm nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành tại chính tổ chức tín dụng đó trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày bị đình chỉ, miễn nhiệm.

b) Hạn chế mở rộng phạm vi, quy mô, địa bàn hoạt động của tổ chức tín dụng trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bị xử lý.

c) Hạn chế và tạm đình chỉ hoạt động huy động và cho vay của đơn vị vi phạm thuộc tổ chức tín dụng đó.

a) Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại Mục 3 Chỉ thị này.

b) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý quy định tại điểm a Mục 3 Chỉ thị này đối với người điều hành của Sở giao dịch, chi nhánh của tổ chức tín dụng trên địa bàn; người quản lý, người điều hành của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

5. Tổ chức thực hiện:

a) Chỉ thị này có hiệu lực từ ngày ký.

b) Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Nơi nhận: THỐNG ĐỐC

- Như điểm b Khoản 5;

- Thủ tướng Chính phủ (Đã ký)

Và các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);

- Ban lãnh đạo NHNN;

- Văn phịng Chính phủ; NGUYỄN VĂN BÌNH

- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;

Phụ lục 4:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Số: 30/2011/TT-NHNN Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2011

THÔNG TƯ

Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức. cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năng 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội;

Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng) như sau:

Điều 1: Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi có khuyến mại dưới mọi hình thức như sau:

1. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm.

2. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14,5%/năm.

3. Tiền gửi bao gồm các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng), cá nhân theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng.

Điều 2. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi quy định tại Điều 1 Thông tư này

áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.

Điều 3. Tổ chức tín dụng niêm yết cơng khai lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt

Nam tại các địa điểm nhận tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcombank , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)