Kết quả kiểm định độ phù hợp của các biến giải thích trong mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đấn tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60)

4.4.4 .2Kiểm định phương sai của sai số không đổi

4.4.4.5 Kết quả kiểm định độ phù hợp của các biến giải thích trong mơ hình

nghiên cứu và thảo luận kết quả

Khắc phục hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (General Least Square – GLS).

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mơ hình theo phƣơng pháp GLS

Biến

NIM

Hệ số Độ lệch

chuẩn Giá trị t Giá trị p

Hằng số 0,0068086 0,0035052 1,94 0,052 CAPITAL 0,0702491 0,0114715 6,12 0,0000 LLR 0,3732799 0,1356563 2,75 0,006 LIQ -0,006366 0,0051325 1,24 0,215 COSR 0,1599181 0,0198324 8,06 0,000 FR 0,0022592 0,0029757 0,76 0,448 NIA -0,0034402 0,0007173 4,80 0,000 R2 hiệu chỉnh F-statistic/ Wald.Chi2 176,59 Prob (F-statistic)/ Prob.Chi2 0,0000

(Nguồn: Theo tính tốn của tác giả trên cơ sở số liệu của Báo cáo thường niên của 25 NHTM Việt Nam)

Với biến phụ thuộc là NIMit, sau khi sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (GLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi, mơ hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1% (do Prob = 0.0000) nên mơ hình hồi quy được xây dựng là phù hợp.

Vậy, kết quả mô hình nghiên cứu có phương trình như sau:

NIMit = 0.0068086 + 0.0702491CAPITALit + 0.3732799LLRit + 0.1599181 COSRit - 0.0034402NIAit + εit (2)

Dựa vào phương trình hồi quy chính thức của bài nghiên cứu, có thể thấy rằng các biến độc lập như CAPITAL LLR COSR NIA đều có tác động đến tỷ lệ thu nhập

lãi cận biên trong hệ thống NHTM Việt Nam do giá trị của các biến này đều ở mức ý nghĩa 1%. Các biến cịn lại LIQit¸vàFRit tác động khơng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Qua mơ hình hồi quy tuyến tính trên, tác giả có được cách nhìn tổng quát và nhận định khách quan về sự tác động của từng nhân tố lên hệ số NIM. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trong giai đoạn này phụ thuộc vào 4 nhân tố là tỷ lệ vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động và thu nhập ngồi lãi.

Như thể hiện ở bảng 4.9, cho thấy rằng rủi ro tín dụng (LLR) có ước lượng tham số dương ở mức ý nghĩa 1%. Điều này là bằng chứng thuyết phục cho sự ảnh hưởng cùng chiều của rủi ro tín dụng của một NHTM Việt Nam lên hệ số NIM. Kết quả chỉ ra rằng, khi rủi ro tín dụng tăng lên 1% thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tăng lên 0.3732799% và ngược lại, ở mức ý nghĩa 1%. Kết luận này phù hợp với dự đoán của tác giả và kết quả của các nghiên cứu trước của Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013). Rủi ro tín dụng là biến có tác động mạnh nhất (β=0.3732799) lên hệ số NIM trong mơ hình nghiên cứu. Qua đó, cho ta thấy ở Việt Nam các NHTM đang chấp nhận rủi ro tín dụng cao để tìm kiếm thu nhập lãi cận biên cao. Điều này nói lên mối lo ngại của hệ thống ngân hàng Việt Nam, khi rủi ro tín dụng cao dễ dẫn đến sự mất vốn, nguy cơ khủng hoảng và sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn. Đặc biệt trong giai đoạn vừa qua, hệ thống ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng bị mua bán, sáp nhập do thua lỗ trong hoạt động.

Chi phí hoạt động (COSR) trong phương trình hồi quy tuyến tính với kết quả hệ

số β=0.1599181 với giá trị p-value = 0.000. Có nghĩa là khi chi phí hoạt động tăng lên 1% thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tăng khoảng 0.1599181% và ngược lại, ở mức ý nghĩa 1%. Từ kết quả này cho thấy chi phí hoạt động tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Trong khi, biến COSR được đo lường bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản, tỉ lệ này càng lớn thì ngân hàng có chất lượng hoạt động càng thấp. Đây cũng là kết luận của các nghiên cứu trước của Raja Almarzoqi và Sami Ben Naceur (IMF, 2015) và Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013).

của tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPITAL) tác động cùng chiều tới tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Cụ thể hệ số β=0.0702491với giá trị p-value = 0.000. Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng lên 1% thì tỷ lệ thu nhập lãi thuần tăng lên khoảng 0.0702491% và ngược lại, ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy, ngân hàng càng tăng vốn chủ sở để tăng tính hiệu quả và ổn định trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng vốn chủ sở hữu địi hỏi nhiều chi phí hơn so với vốn vay nên ngân hàng phải tăng thu nhập lãi lên để bù đắp chi phí, làm cho hệ số NIM tăng. Kết luận tương đồng với kết quả nghiên cứu của Husni Khrawish & cộng sự (2008).

Thu nhập ngoài lãi (NIA) trong phương trình hồi quy tuyến tính với kết quả hồi

quy giữa hai biến thu nhập ngoài lãi (NIA) và NIM cho kết quả với hệ số hồi quy

β=-0.0034402và giá trị p-value = 0.000. Cho thấy tác động là khi chi phí hoạt động

giảm 1% làm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tăng khoảng 0.0034402% và ngược lại, ở mức ý nghĩa 1%. Từ kết quả này cho thấy thu nhập ngoài lãi tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Mối quan hệ ngược chiều giữa NIA và NIM đã được chứng minh bởi Raja Almarzoqi và Sami Ben Naceur (IMF, 2015). Qua đó cho ta thấy, khi tăng thu nhập ngồi lãi giúp ngân hàng bớt phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro hoạt động, và giảm biên lãi suất. Tuy nhiên, thông qua kết quả ước lượng cho tay thấy, tác động của thu nhập ngoài lãi đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên chưa cao, phản ánh thực trạng sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng vẫn còn khá manh mún, chưa mang tính đồng bộ và tạo ra tiện ích có tính cạnh tranh cao cũng như mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng.

Từ các phân tích trên bằng mơ hình hồi quy tuyến tính, ta thấy kết quả của các mơ hình phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu trên thế giới đã công bố. Đồng thời phù hợp với kết quả nghiên cứu của Việt Nam về mối quan hệ giữa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ở các giai đoạn trước.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Chương 4 sử dụng mô hình hồi quy để ước lượng sự tác động của các nhân tố nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016. Các phương pháp nghiên cứu được tiến hành là phân tích thống kê mơ tả, phân tích tương quan tuyến tính, phân tích hồi quy, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định về hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Kết quả mơ hình hồi quy đã xác định được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng nhân tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Đây cũng là chương khép lại kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.

CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC

5.1 Định hƣớng phát triển của các NHTM Việt Nam đến năm 2020

Định hướng phát triển của các NHTM nói riêng cũng như của hệ thống ngân hàng nói chung dựa trên những xu hướng phát triển tất yếu, mong muốn của ngân hàng và khả năng có thể thực hiện được.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa và tự do hóa tài chính ngày càng gia tăng, ngành ngân hàng luôn đứng trước những bất ổn khó lường do tác động của nền kinh tế Việt Nam cũng như trước sự biến động của nền kinh tế toàn cầu. Để phát triển bền vững với tình hình này, hệ thống NHTM cần phải thật sự năng động, vững mạnh và hoạt động hiệu quả.

Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam đang định hướng phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, NHTM cần phải phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng và tài chính lành mạnh để tạo nền tảng cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Như vậy, nhìn về tương lai năm 2020, viễn cảnh NHTM có thể đạt được những dự kiến như sau:

- Đủ năng lực quản trị nói chung và kỹ năng quản trị rủi ro nói riêng đủ mạnh để giải quyết một cách có hiệu quả các rủi ro trên thị trường và hoạt động.

- Đáp ứng được các yêu cầu đa dạng và mong muốn của nền kinh tế. - Công nghệ ứng dụng ngày càng hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. - Hoàn thiện các quy định an toàn theo chuẩn mực quốc tế

- Quy mô hoạt động và năng lực tài chính khơng ngừng mở rộng, khơng chỉ trong nước mà còn mở rộng sang thị trường các nước trong khu vực và thế giới.

- Chất lượng nguồn lực tốt, cán bộ ngân hàng có kỹ năng nghiệp vụ chun mơn cao.

5.2 Một số giải pháp nhằm gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đối với NHTM và NHNN NHTM và NHNN

5.2.1 Đối với ngân hàng nhà nƣớc

Tiếp tục hồn thiện cơ chế quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực Hiệp ƣớc quốc tế Basell II

Hệ thống ngân hàng hiện nay chính là mạch máu của nền kinh tế. Sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng quyết định sự ổn định của nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Do đó, NHNN tiếp tục đẩy mạnh việc hồn thiện cơ chế quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước quốc tế Basell II. Bên cạnh đó, hồn thiện mơ hình tổ chức thanh tra để đảm bảo sự tuân thủ các quy định của NHTM, tránh tình trạng các ngân hàng có những hoạt động vi phạm nghiêm trọng, gây rủi ro cho hoạt động của tồn hệ thống. Đây chính là nền tảng rất quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững cho hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.

NHNN tiếp tục tăng cƣờng kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu tăng thêm

NHNN nên tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu tăng thêm để các NHTM sử dụng vốn một cách hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Cũng giống như những ngành kinh doanh khác, ngân hàng sẽ chịu áp lực lớn hơn về lợi nhuận để chi trả cổ tức cho cổ đơng nên tìm ẩn nguy cơ tăng trưởng nóng trong thời gian ngắn, gây rủi ro cho toàn hệ thống.

Giám sát và kiểm sốt hiệu quả quản lý chi phí hoạt động của các NHTM

pháp thanh tra, giám sát để kiểm soát, nhắc nhở để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

NHNN cần có chiến lƣợc để khơng ngừng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ cấp cao, cán bộ giám sát và thanh tra

- NHNN cần đào tạo nguồn nhân lực với trình độ chun mơn cao, nắm vững các nghiệp vụ chuyên môn và đủ năng lực theo kịp với tốc độ phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng và đáp ứng được các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế như IMF, Workbank, ADB…

- Về lâu dài, NHNN nên từng bước thực hiện việc tiêu chuẩn hóa cán bộ theo u cầu của từng vị trí cơng việc và các cấp độ đào tạo khác nhau.

5.2.2 Đối với ngân hàng thƣơng mại

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong bài luận văn này, tác giả đã xác định các nhân tố là tỷ lệ vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), trong khi thu nhập ngồi lãi có tác động ngược chiều đến NIM của các NHTM Việt Nam.

Như đã đề cập ở trên, các ngân hàng thương mại luôn có mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận, trong khi chính phủ ln ưu tiên sự phát triển của nền kinh tế và lợi ích xã hội, sẽ muốn duy trì NIM ở mức độ thấp nhằm tạo nguồn vốn với chi phí thấp cho các chủ thể khác trong nền kinh tế. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số chính sách nhằm quản lý tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đứng trên hai góc độ là góc độ kinh tế đối với ngân hàng và góc độ lợi ích xã hội.

Đầu tiên, thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao cơng tác quản trị rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là vấn đề ln được sự quan tâm của các nhà quản trị ngân cũng như các nhà làm chính sách. Để gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, NHTM cần phải

ngân hàng phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro giảm thiểu mất vốn trong hoạt động tín dụng như hồn thiện mơ hình kiểm tra, giám sát nội bộ, năng cao chất lượng thẩm định, tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay và xử lý nợ xấu, đổi mới công nghệ quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng.

Thứ hai, thực hiện các giải pháp để đảm bảo hệ số an toàn vốn

Tăng quy mô vốn giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao quản trị rủi ro. Nhưng vốn chủ sở hữu có mối tương quan thuận với NIM nên một ngân hàng càng tăng vốn chủ sở hữu thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng tăng. Do đó, việc tăng vốn địi hỏi các ngân hàng cần xây dựng chính sách đa dạng hóa các biện pháp tăng vốn, đảm bảo nguồn vốn bền vững như chính sách cân đối phù hợp trong quá trình phân phối kết quả tài chính cho việc chi trả cổ tức cổ đơng và lợi nhuận giữ lại bổ sung vào vốn chủ sở hữu, giảm nhẹ gánh nặng tài chính đối với cổ đơng, giảm chi phí phát sinh trong sử dụng vốn. Bên cạnh đó, cịn có một số biện pháp tăng vốn khác như bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngồi, phát hành cổ phần ra cơng chúng, phát hành trái phiếu tăng vốn… Tùy theo thế mạnh và tình hình kinh tế trong từng thời kỳ, ngân hàng sẽ có những phương pháp tăng vốn tối ưu, đảm bảo lợi ích của cổ đơng và sự phát phát triển bền vững của ngân hàng.

Thứ ba, tăng cƣờng kiểm sốt chi phí hoạt động tại các ngân hàng

- Ngân hàng cần kiểm soát chặt chi phí và cắt giảm các chi phí phát sinh cần thiết. Để hoạt động hiệu quả và duy trì lợi nhuận càng cao, ngân hàng cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra chi phí cao, từ đó có những biện pháp điều chỉnh.

- Bên cạnh đó, ngân hàng cần nâng cao chất lượng nhân sự vì có thể một trong số các nguyên nhân gây ra chi phí cao đến từ chi phí nhân sự do nguồn nhân lực hoạt động không hiệu quả. Đây được xem là giải pháp then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng thịnh của ngân hàng. Chi phí nhân lực tăng không những ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng mạng lưới phát triển.

Thứ tƣ, đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng

- Ngân hàng rất dễ tổn thương khi lợi nhuận chủ yếu chỉ đến từ hoạt động tín dụng, vì hoạt động tín dụng phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế. Khi nền kinh tế trì trệ, tín dụng sẽ thu hẹp, làm nguồn thu của ngân hàng sụt giảm đáng kể. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, ngân hàng thương mại cần điều chỉnh lại cơ cấu thu nhập, tìm kiếm lợi nhuận ở các mảng hoạt động khác. Đặc biệt là mảng dịch vụ vì ít chịu tác động của nền kinh tế. Các ngân hàng ở các nước phát triển trên thế giới, phí dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu ngân hàng.

- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để thu hút và mở rộng đến nhiều đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đấn tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)