CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1. Mẫu nghiên cứu
Việc lựa chọn kích thước mẫu nghiên cứu rất quan trọng. Kích thước mẫu phải đảm bảo tính đại diện cho tổng thể, để phân tích có ý nghĩa và kết quả nghiên cứu đạt được dộ tin cậy. Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu
của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến: - Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*m , lưu ý m là số lượng câu hỏi trong bài.
- Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo cơng thức là n=50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996).
Mơ hình có 7 biến độc lập nên kích thước mẫu tối thiểu là 106 số quan sát. Như vậy, với 176 quan sát cho 22 NHTM trong 8 năm từ 2010 – 2017 thỏa mãn mức quan sát tối thiểu là 106 số quan sát, đảm bảo kích thước mẫu tương đối lớn, đại diện tốt cho mẫu tổng thể. Để đảm bảo nguồn dữ liệu đáng tin cậy, tác giả chỉ thu thập số liệu của các ngân hàng đã được kiểm tốn và có dữ liệu liên tục trong giai đoạn từ năm 2010- 2017.
Trên cơ sở xác định kích thước mẫu nghiên cứu như trên, nguồn số liệu cho mẫu nghiên cứu được thu thập từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên đã được cơng bố trên website của các ngân hàng, tốc độ tăng trưởng được lấy từ website của Tổng cục Thống kê. Các số liệu thu thập được nhập vào phần mềm Excel và phần mềm STATA để tổng hợp và sử dụng các mơ hình kinh tế lượng để đo lường tác động của các yếu tố
đến lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời, dữ liệu cho mẫu nghiên cứu sẽ được thể hiện theo dữ liệu bảng.
3.2. Các giả thiết nghiên cứu:
3.2.1. Quy mô ngân hàng (SIZE)
Quy mơ ngân hàng được tính bằng cách lấy Logarit tự nhiên của Tổng tài sản. Các ngân hàng có quy mơ lớn sẽ có khả năng đa dạng hóa danh mục tài sản, đặc biệt là danh mục cho vay, tập trung vào các mảng thu được lợi nhuận cao với mức rủi ro thấp. Tuy nhiên, một ngân hàng có quy mơ cực lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng do tốn kém trong các chi phí quản lý, chi phí văn phịng, chi phí nhân cơng …, sự phát triển về trình độ quản lý và nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao và lợi nhuận cũng vì thế mà giảm đi. Do đó, khó có thể đưa ra kết luận về mối tương quan giữa quy mô tài sản và lợi nhuận của các ngân hàng.Trong các nghiên cứu trước đây, một số tác giả đã thảo luận về mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng. Các kết quả từ những nghiên cứu trước đó là hỗn hợp.
- Kosmidou, Parisouras và Tsaklanganos (2006) cho rằng việc mở rộng quy mô sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng và Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Malaysia trong giai đoạn 2003-2009 thấy rằng lợi nhuận bị tác động bởi quy mô ngân hàng (tác động cùng chiều).
- Ayman Mansour Alkhazaleh & Mahmoud Almsafir (2014) khi nghiên cứu dữ liệu của 14 ngân hàng tại Jordan trong giai đoạn 1999-2013 đã cho rằng lợi nhuận của ngân hàng bị tác động ngược chiều bởi quy mô ngân hàng.
Trong thực tế hiện nay cho thấy, những ngân hàng lớn ở nước ta đang chiếm ưu thế cao trong việc tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, trong luận văn này kỳ vọng rằng sẽ có
Với hai hướng giải thích khác nhau và đều có sức thuyết phục nên tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng có thể có tương quan dương hoặc tương quan âm đối với lợi nhuận của các NHTM.
3.2.2. Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng (LLR)
Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều ruỉ ro, điển hình trong hoạt động tín dụng. Dự phịng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch tốn vào chi phí hoạt động để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng của ngân hàng việc này gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013), Sufian và Chong (2008), Athanasoglou và cộng sự (2008), Kosmidou (2008), Alper và Anbar (2011), Võ Xuân Vinh (2013) cho thấy tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên dư nợ tín dụng của ngân hàng càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng thấp. Vì vậy, mối quan hệ giữa Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên dư nợ tín dụng và lợi nhuận được dự đốn như sau:
Giả thuyết H2: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan âm đối với lợi nhuận của các NHTM.
3.2.3. Tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR)
Thông thường một doanh nghiệp muốn gia tăng lợi nhuận cần có biện pháp quản lý, tiết kiệm chi phí và ngân hàng cũng khơng ngoại lệ. Tuy nhiên một số trường hợp tăng chi phí hoạt động khơng là ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận, đó là khi việc tăng chi phí kéo theo việc mở rộng kinh doanh, gia tăng doanh thu, tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí.
Sufian và Chong (2008), Ben Naceur (2003), Athanasoglou và cộng sự (2008), Kosmidou (2008) thấy rằng tỷ lệ chi phí trên doanh thu có mối quan hệ tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Điều này là do các chi phí phát sinh nhiều hơn sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí hoạt động và lợi nhuận được dự đoán như sau:
Giả thuyết H3: Tỷ lệ chi phí hoạt động có mối quan hệ nghịch với lợi nhuận của các NHTM.
3.2.4. Tỷ lệ thanh khoản (LDR)
Ngân hàng là một tổ chức trung gian, hoạt động chủ yếu là huy động vốn từ cá nhân, tổ chức và cho vay lại vì vậy, đối với một ngân hàng tỷ lệ thanh khoản đóng vai trị quyết định đến tồn bộ hoạt động kinh doanh, đây là khả năng của các ngân hàng có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, đặc biệt là đối với người gửi tiền. Có rất nhiều cách tính tỷ lệ thanh khoản: theo Lanine và Vennet (2006) thì LDR= tài sản thanh khoản/tổng tài sản; theo Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013) sử dụng công thức: LDR= Vốn chủ sở hữu/tổng vốn huy động; còn Ongore và Kusa (2012), Isik và Hassan (2003): LDR= Tổng cấp tín dụng/Tổng vốn huy động. Ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản càng cao cho thấy khả năng ngân hàng thực hiện các nghĩa vụ đối với khách hàng ngày càng cao, tạo uy tín đối với khách hàng giúp ngân hàng có khả năng phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ đưa lại lợi nhuận cho ngân hàng. Theo cơng thức tính thanh khoản bằng Tổng vốn chủ sở hữu/tổng vốn huy động lại cho thấy nếu sử dụng quá nhiều vốn chủ sở hữu để hoạt động tuy mang tính an tồn cao nhưng chi phí vốn lại cao hơn so với việc sử dụng vốn vay điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Giả thuyết H4: Tỷ lệ Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng vốn huy động có tương quan âm đối với lợi nhuận của các NHTM.
3.2.5. Về mức độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng (CONC)
Một số quan điểm cho rằng thị trường càng tập trung thì càng dễ huy động các khoản tiền gửi với giá thấp và tính lãi suất cho vay cao hơn. Mức độ tập trung thị trường ngành ngân hàng được đo bằng chỉ số Herfindahl-Hirschman xác định bằng tổng bình phương thị phần của mỗi ngân hàng trong toàn hệ thống (Trujilo–Ponce, 2010) hoặc cũng có thể được đo bằng cách chia tài sản của 5 ngân hàng lớn nhất cho tổng sài sản của tất cả các ngân hàng hoạt động trong một quốc gia (Kosmidou, 2008).
tập trung và lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Ben Naceur (2003) và Kosmidou (2008) cho thấy một tương quan âm giữa sự tập trung và lợi nhuận ngân hàng.
Trong khi đó, nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007) cho thấy ảnh hưởng của sự tập trung đến lợi nhuận có tương quan khác nhau giữa các ngân hàng nước ngồi và ngân hàng nội địa. Theo tình hình thực tế của Việt Nam, các ngân hàng lớn thường có khả năng huy động được nguồn vốn rẻ hơn do đó, giả thuyết thứ năm được xây dựng như sau:
Giả thuyết H5: mức độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng có thể có tương quan dương đối với lợi nhuận của các NHTM.
3.2.6. Tỷ lệ lạm phát (INF)
Trong các nghiên cứu trước đây, những phát hiện về mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng có sự trái ngược nhau. Theo Jiang và cộng sự (2003) nếu lạm phát được dự đốn chính xác và lãi suất được điều chỉnh phù hợp thì lạm phát sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng tuy nhiên, sự gia tăng không mong đợi của lạm phát có thể khiến cho khách hàng gặp khó khăn trong dự tốn dịng tiền dẫn đến mất khả năng thanh toán và các ngân hàng chậm trong việc điều chỉnh lãi suất của họ có thể dẫn đến chi phí ngân hàng cao hơn doanh thu ngân hàng và gây ra những tổn thất về tín dụng (Hoggarth và cộng sự, 1998; Abreu và Mendes, 2000). Như vậy, lạm phát sẽ có tác động tích cực nếu thu nhập của ngân hàng tăng nhanh hơn so với chi phí của nó, ngược lại nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, giả thuyết được xây dựng như sau:
Giả thuyết H6: tỷ lệ lạm phát có tương quan dương đối với lợi nhuận của các NHTM.
3.2.7. Về mức độ phát triển của ngân hàng (ASSGDP)
Biến mức độ phát triển của ngân hàng được tính tốn dựa trên sự tăng trưởng mảng huy động tiền gửi khi có điều chỉnh bởi yếu tố kinh tế vĩ mô cụ thể là tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế GDP đã được Bashir (2000) đưa vào nghiên cứu nhưng chưa tìm thấy tác động của nó lên lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, trong luận văn này tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H7: mức độ phát triển của ngân hàng có thể có tương quan dương hoặc tương quan âm đối với lợi nhuận của các NHTM.
Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến và các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu
STT Biến Mô tả Cách đo lường Kỳ
vọng Nghiên cứu trước Biến phụ thuộc 1 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 2 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
Biến độc lập
1 SIZE Quy mô ngân hàng
Logarit tự nhiên
của tổng tài sản +
Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013), Parisouras và Kosmidou
(2007), Ayman Mansour Alkhazaleh &
Mahmoud Almsafir (2014).
STT Biến Mô tả Cách đo lường Kỳ
vọng Nghiên cứu trước
2 LLR Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng Dự phịng rủi ro tín dụng/Dư nợ tín dụng -
Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013) , Sufian và Chong (2008), Athanasoglou và cộng sự (2008), Kosmidou (2008), Alper và Anbar (2011), Võ Xuân Vinh (2013) 3 CIR Tỷ lệ chi phí hoạt động Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động -
Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013), Sufian và Chong (2008), Ben Naceur (2003), Athanasoglou và cộng sự (2008), Kosmidou (2008) 4 LDR Tỷ lệ thanh khoản Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng vốn huy động -
Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013), 5 CON C Mức độ tập trung thị trường của ngân hàng Tổng tài sản của 5 NH có quy mơ tài sản lớn nhất trong 22 NH nghiên cứu/Tổng tài sản + Pasiouras và Kosmidou (2007), Võ Xuân Vinh (2013)
STT Biến Mô tả Cách đo lường Kỳ
vọng Nghiên cứu trước
của 22 NH nghiên cứu 6 INF Tỷ lệ lạm phát + Jiang và cộng sự (2003), Hoggarth và cộng sự (1998); Abreu và Mendes (2000) 7 ASS GDP Mức độ phát triển của ngân hàng (Tiền gửi KH/tổng tài sản ngân hàng)/tỷ lệ tăng trưởng kinh tế +/- Bashir (2000)
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu xác định các yếu tố có tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Sau khi đã nghiên cứu các lý thuyết liên quan xây dựng giả thuyết , sử dụng phương pháp phân tích và thực hiện hồi quy mơ hình để kiểm định các giả thuyết đã đặt ra.
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng, sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng để phân tích tác động của 07 biến độc lập đến lợi nhuận (đo lường bằng ROA và ROE) của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017, bao gồm: các biến đại diện cho lợi nhuận là ROA (tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản), ROE (tỷ lệ thu nhập trên tổng vốn chủ sở hữu); còn các biến độc lập bao gồm các biến là quy mô ngân hàng (Logarit tổng tài sản), Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng (Dự phịng rủi ro tín dụng/Dư nợ tín dụng), Tỷ lệ chi phí hoạt động (Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động), Tỷ lệ thanh khoản (Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng vốn huy động), Mức độ tập trung thị trường của ngân hàng (Tổng tài sản của 5 NH có quy mô tài sản lớn nhất trong 22 NH nghiên
cứu/Tổng tài sản của 22 NH nghiên cứu), Tỷ lệ lạm phát, Mức độ phát triển của ngân hàng ((Tiền gửi khách hàng/Tổng tài sản ngân hàng)/Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế).
Đồng thời, luận văn sử dụng kiểm định Poll OLS để kiểm định phương sai thay đổi sau đó chạy mơ hình hồi quy với hai hiệu ứng: hiệu ứng tác động cố định - FEM (Fixed Effect Model) và hiệu ứng tác động ngẫu nhiên - REM (Random Effect Model). Bên cạnh đó, luận văn cịn sử dụng kiểm định Hausman –test để kiểm tra xem mơ hình với hiệu ứng FEM hay REM là phù hợp trong nghiên cứu này.
Mơ hình hồi quy Poll OLS như sau:
Yit = β0+ βXit + ei (1)
Trong đó: Yit là biến phụ thuộc (ROA, ROE) và Xit là các biến độc lập trong mơ hình. Mơ hình hồi quy OLS chỉ đơn giản là phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất. Tuy nhiên, phương pháp OLS này sẽ thích hợp nếu khơng có sự tồn tại các yếu tố riêng biệt (từng ngân hàng) và yếu tố thời gian. Theo Gujarati (2004), việc sử dụng phương pháp OLS bỏ qua yếu tố không gian và thời gian của dữ liệu kết hợp, kết quả ước lượng có thể sẽ bị thiên lệch. Vì thế phương pháp ước lượng hiệu ứng tác động FEM và REM sẽ phù hợp hơn vì khơng bỏ qua yếu tố thời gian và yếu tố riêng biệt.
Mơ hình FEM cho rằng mỗi ngân hàng đều có những đặc điểm riêng biệt, có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, có sự tương quan giữa phần dư với các biến giải thích. FEM có thể kiểm sốt và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) này ra khỏi các biến giải thích để có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc. Các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) này là đơn nhất đối với 1 thực thể và không tương quan với đặc điểm của các thực thể khác.
Yit = αi + βXit + ei (2)
Trong đó: αi cho thấy rằng các tung độ gốc của các ngân hàng có thể khác nhau. Sự khác biệt có thể là do các đặc điểm riêng của từng ngân hàng như phong cách quản lý hay triết lý kinh doanh.
Khơng giống như mơ hình FEM, mơ hình REM xem đặc điểm riêng giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và khơng tương quan đến các biến giải thích. REM xem các phần dư của mỗi thực thể là một biến giải thích mới.
Mơ hình REM có dạng:
Yit = (α + ui) + βXit + ei (3) αi = (α + ui) (4)
Trong đó: ui là sai số ngâu nhiên phản ảnh sự khác nhau của các thực thể có giá trị trung bình bằng 0 và phương sai là 𝜎𝜀2.
Từ đây mơ hình hồi quy xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM được xây dựng như sau:
- Mơ hình nghiên cứu có phương trình như sau:
ROAit = β0 + β1 SIZEit + β2 LLRit + β3 CIRit + β4 LDRit + β5 CONCt +