Những hạn chế của chính sách lãi suất ở Việt Nam trong thờ

Một phần của tài liệu 72615 (Trang 30 - 31)

kỳ đổi mới

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã áp dụng chính sách lãi suất thỏa thuận từ 6 năm qua, nhưng lãi suất vẫn chưa phát huy hết tính tích cực của nó bởi việc điều hành chính sách lãi suất của NHNN vẫn còn tồn tại một số vấn đề cơ bản sau đây:

- Từ trước đến nay, NHNN vẫn xem lãi suất là một công cụ của chính sách tiền tệ, nhưng thật ra, lãi suất là mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ. Do đó, NHNN vẫn điều hành chính sách lãi suất theo cơ chế kiểm soát trực tiếp. Đây là hạn chế lớn nhất trong việc điều hành chính sách lãi suất từ trước cho đến nay.

- NHNN vẫn còn ban hành nhiều loại lãi suất khác nhau như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu… Nhưng thực tế hiện nay, lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng thoát ly dần với các loại lãi suất do NHNN công bố, đặc biệt đối với lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản đã xơ cứng trong một thời gian tương đối dài, trong khi lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng luôn luôn thay đổi. Do vậy, chúng ta có thể nói rằng lãi suất cơ bản hầu như không còn được dùng “làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh” như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định (Điều 9, khoản 12). Và cũng do vậy, Điều 18 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định “Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản” gần như không còn cần thiết.

- Các loại lãi suất nói trên thường mang tính hình thức do NHNN chưa thực hiện hoàn toàn chức năng người cho vay cuối cùng. Hơn nữa, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu chỉ được thực hiện một cách hạn chế do lượng tiền cung ứng không được điều hành bởi NHNN mà bởi Chính phủ; đồng thời các giấy tờ có giá chưa nhiều nên cánh cửa tái chiết khấu khó có thể mở rộng.

- Việc điều hành chính sách lãi suất chưa phù hợp với các công cụ khác của chính sách tiền tệ như thị trường mở, tái chiết khấu… do các công cụ của thị trường tiền tệ này hoạt động quá yếu ớt và các tổ chức tín dụng tham gia cũng không nhiều. Mức độ phù hợp giữa lãi suất với tỷ lệ lạm phát cũng vậy. Trong nhiều năm qua, lãi suất có xu hướng hạ thấp, nhưng diễn biến của lạm phát thay đổi bất thường khiến cho lãi suất thực thiếu ổn định. Mặt khác, việc điều hành chính sách lãi suất hầu như không tác động nhiều đến mục tiêu kiềm chế lạm phát hoặc ngăn chặn giảm phát.

- So với sự biến động của các loại lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế như SIBOR, LIBOR hoặc lãi suất của Fed và lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố cũng có lúc không phù hợp với nhau. Ví dụ như từ tháng 12/2001 đến tháng 6/2003 lãi suất của Fed, LIBOR và SIBOR có xu hướng hạ dần, trong khi đó lãi suất cơ bản lại có xu hướng tăng lên. Từ tháng 6/2006 lãi suất của Fed, LIBOR và SIBOR có xu hướng tăng lên, trong khi đó, lãi suất cơ bản vẫn xơ cứng, không hề thay đổi.

Một phần của tài liệu 72615 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w