CÁC KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTM tại việt nam giai đoạn từ năm 2007 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 55)

CHƢƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.2 CÁC KIẾN NGHỊ

4.2.1 Đối với các ngân hàng thƣơng mại

Qua những kết luận có đƣợc từ mơ hình nghiên cứu và thực trạng của các NHTM Việt Nam đề tài đƣa ra một số gợi ý trong việc ứng dụng các kết quả đạt đƣợc:

Lợi nhuận tác động ngƣợc chiều với địn bẩy tài chính điều này cho thấy khi lợi nhuận tăng thì các khoản nợ có xu hƣớng giảm xuống. Điều này hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà tình hình thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn do đó việc các ngân hàng sử dụng các nguồn lợi nhuận để giảm đi các khoản nợ nhằm giúp cũng cố tính thanh khoản của ngân hàng từ đó tạo dựng niềm tin đối với các khách hàng. Bên cạnh đó các ngân hàng này cũng nên tận dụng các nguồn lợi nhuận này để tăng vốn chủ sở hữu tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững cho ngân hàng trong tƣơng lai.

Sự tác động ngƣợc chiều của tài sản hữu hình lên địn bẩy tài chính nó ngƣợc lại một số nghiên cứu trên thế giới do đặc điểm tình hình hệ thống các ngân hàng Việt Nam nhƣng trong tƣơng lai khi mà thị trƣờng ngân hàng thật sự hòa nhập với sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng nƣớc ngồi thì việc can thiệp và bảo hộ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các NHTM tại Việt Nam sẽ giảm xuống đòi hỏi từ bây giờ các ngân hàng phải một mặt phải nâng cao tính chuyên nghiệp trong cơng tác phục vụ cịn phải tăng cƣờng mua sắm các tài sản cố định phục vụ cho cơng tác hoạt động của mình. Các tài sản này sẽ tạo tiền đề cho việc cạnh tranh trong tƣơng lai.

Quy mơ của các NHTM Việt Nam cịn nhỏ so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới vì vậy việc nâng cao quy mơ của ngân hàng là một trong những yêu cầu cần phải cải thiện trong quá trình hội nhập nếu khơng muốn bị các ngân hàng nƣớc ngoài chiếm lĩnh thị trƣờng trong tƣơng lai. Do đó trong thời điểm hiện này khi tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn các ngân hàng nên giảm đầu tƣ vào các lĩnh vực về đất đai và một số ngành kém lợi nhuận để nhằm đầu tƣ tăng quy mô của ngân hàng.

Từ năm 2007 đến nay mức độ sử dụng địn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam đang có chiều hƣớng tăng cao đặc biệt là các ngân hàng có quy mơ nhỏ, năm 2007 mức độ sử dụng địn bẩy tài chính là 85,67% thì đến cuối năm 2011 thì địn bẩy tài chính của các NHTM đã là 89% trong khi khả năng quản lý và sử dụng các nguồn vốn huy động này của các NHTM Việt Nam cịn yếu kém chính là nguyên nhận chính ảnh hƣởng rất lớn đến tính thanh khoản. Trong điều kiện tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn nhƣ hiện nay các NHTM nhỏ nên giảm tỷ lệ sử dụng địn bẩy tài chính xuống, nâng cao trình độ của cấp độ quản lý cùng với đó là cần giảm đầu tƣ vào những lĩnh vực rủi ro và không đúng ngành nghề để đảm bảo khả năng thanh khoản.

Đối với các nhà quản trị thì cần ý thức đƣợc rằng vấn đề thông tin bất cân xứng sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến việc tiếp cận các nguồn vốn trên thị trƣờng. Do đó, việc minh bạch thông tin trong ngân hàng là tiền đề thuận lợi để các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng vừa và nhỏ tiếp cận với các nguồn vốn. Vì vậy, nhà quản trị cần xây dựng qui trình, nhân lực, cơ chế minh bạch thông tin trong ngân hàng cho thị trƣờng một cách kịp thời, chính xác và trung thực

4.2.2 Đối với Chính phủ và ngân hàng Nhà nƣớc

Xây dựng một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng khơng có sự ƣu ái cho các ngân hàng quốc doanh.

Có những cơ chế giám sát hệ thống ngân hàng tránh tình trạng các ngân hàng chạy đua lãi suất để gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trƣờng. Tiến tới sát nhập, hợp nhất các ngân hàng làm ăn kém hiệu quả tránh tình trạng chính hoạt động yếu kém của các ngân hàng này ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Đảm bảo tính cơng khai minh bạch của thơng tin : Chất lƣợng thơng tin có vai trị quyết định trong việc thu hút các nhà đầu tƣ, quyết định sự tồn tại và phát triển của thị trƣờng chứng khốn. Với sự ban hành Luật Chứng khốn, Chính phủ đã tạo khung pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Các nhà

trách nhiệm công bố thông tin một cách rõ ràng theo đúng luật pháp Việt Nam và chuẩn mực quốc tế để nhà đầu tƣ có cơ sở quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các ngân hàng niêm yết chỉ chú trọng đến quyền lợi của mình, chƣa thật sự quan tâm đến quyền lợi của cổ đơng, chỉ có thơng tin tốt đƣợc công bố, cịn những thơng tin xấu thì tránh né, thậm chí nhiều cổ đơng chủ chốt cịn trục lợi trong việc cơng bố thông tin,… Nhƣ vậy, việc công bố thơng tin nhƣ thế trƣớc mắt có thể làm lợi cho ngân hàng nhƣng sẽ làm cho thị trƣờng chứng khốn khó phát triển chuyên nghiệp sau này, điều này sẽ gây tác động xấu ngƣợc lại cho chính các ngân hàng niêm yết. Trong bối cảnh thị trƣờng chứng khoán đang đối mặt với nhiều trở ngại thì thơng tin cần phải minh bạch và phải nhìn thẳng vào sự thật. Chính sự minh bạch tác động đến lịng tin của nhà đầu tƣ. Mặt khác, các cơ quan chức năng cần phải có cơ chế giám sát, xử lý nghiêm khắc đối với ngân hàng bị sai phạm, đồng thời Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc cần phải cải thiện hệ thống thơng tin hiện tại và minh bạch hóa hoạt động của các ngân hàng niêm yết để tạo niềm tin cho nhà đầu tƣ và thúc đẩy thị trƣờng phát triển.

Hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam : Để thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng chứng khốn, trong đó đặc biệt là vai trị của thị trƣờng trái phiếu, thì việc thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm là cơ sở cho sự phát triển bền vững của thị trƣờng chứng khoán ở các nƣớc phát triển trên thế giới. Tại các nƣớc có thị trƣờng tài chính phát triển, thơng tin tín nhiệm đã có từ lâu và là các yếu tố không thể thiếu cho hệ thống tài chính. Trên thế giới có ở các quốc gia phát triển đều hình thành các tổ chức định mực tín nhiệm, ví dụ nhƣ ba tổ chức định mức tín nhiệm (CRA) quốc tế của Mỹ đƣợc biết đến nhiều nhất gồm: Moody’s, Standard and Poor’s và Fitch Ratings. Với tƣ cách là định chế tài chính trung gian, CRA là một tổ chức độc lập nhằm xem xét, phân tích và định hạng tín nhiệm của một đơn vị phát hành trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính. CRA khơng chỉ xếp hạng các doanh nghiệp mà cịn xếp hạng cả rủi ro của các quốc gia. Trong lúc đầu hình thành, CRA chỉ thực hiện đánh giá khả năng của một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một khoản nợ.

Hiện nay, CRA đƣợc hoàn thiện và mở rộng hơn để xếp hạng rủi ro của tổ chức, cung cấp đánh giá tổng quát về chứng khoán nợ và chứng khoán vốn.

Chính sách tài chính tiền tệ : Chính phủ cần sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơng cụ, chính sách tiền tệ nhƣ tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trƣờng mở theo các nguyên tắc thị trƣờng. Tránh sử dụng các biện pháp hành chính can thiệp làm méo mó hoạt động của thị trƣờng.

Phát triển thị trƣờng vốn trung và dài hạn. Đa dạng các sản phẩm tài chính, khuyến khích các định chế tài chính trung gian phát triển các dịch vụ tài chính nhƣ mua bán nợ, chiết khấu thƣơng phiếu, bảo hiểm, tƣ vấn tài chính,… đảm bảo sự vận hành an toàn, lành mạnh trên thị trƣờng tài chính.

Hồn thiện và tăng cƣờng tính hiệu lực của hệ thống pháp luật cho thị trƣờng tài chính và dịch vụ tài chính, đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTM tại việt nam giai đoạn từ năm 2007 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 55)