Thực trạng pháp luật về bảo v rừng qua thực tiễn áp d ng trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ rừng qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 49)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ RỪNG

1 Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo v rừng

2.1. Thực trạng pháp luật về bảo v rừng qua thực tiễn áp d ng trên địa bàn

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.1. Thực trạng pháp luật về bảo v rừng qua thực tiễn áp d ng trên địa bàn tỉnh Cà Mau bàn tỉnh Cà Mau

2.1.1. Quy định về chủ thể có trách nhiệm bảo vệ rừng

Rừng với vị trí quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển bền vững, theo đó mọi chủ thể tồn tại trong xã hội đều thụ hưởng lợi ích từ rừng dưới nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Cho nên tất cả các chủ thể tồn tại trong xã hội đều có trách nhiệm bảo vệ rừng. Điều kiện thực tiễn bảo vệ rừng của tỉnh Cà Mau bên cạnh thực thi quy định pháp luật chung về trách nhiệm bảo vệ rừng của các chủ thể, trong đó, có những chủ thể chính và chủ thể bổ trợ trong bảo vệ rừng. Căn cứ vào các văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 cho thấy:

Đối với chủ thể bổ trợ có thể thấy, cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thơn, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đối với các chủ thể chính trong bảo vệ rừng, gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ rừng; thông báo kịp thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quyết định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động về nhân lực, phương tiện của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.

Bên cạnh đó, chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng, phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy

rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về đất đai, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Chủ rừng khơng thực hiện các quy định trên mà để mất rừng được Nhà nước giao, cho thuê thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.30

30

Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về thực hiện một số chính sách bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau;

Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Cà Mau;

Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau;

Quyết định số 1200/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật trong phát triển rừng và khai thác rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau;

Nghị quyết số 02/NQ-HĐND, ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Cà Mau;

Nghị quyết số 03/NQ-HĐND, ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Cà Mau đến năm 2020;

Quyết định số 1200/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Cà Mau đến năm 2020;

Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về thực hiện một số chính sách bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau ban hành kèm theo Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau;

Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND, ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Cà Mau (ban hành kèm theo Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND, ngày 23/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau);

Quyết định số 689/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 5 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 1200/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt định mức kinh tế-kỹ thuật trong phát triển rừng và khai thác rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau;

Quyết định số 1867/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc thành lập Ban Chỉ đạo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2011-2020;

Quyết định số 1951/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phân công các thành viên trong Ban Chỉ đạo theo các tổ công tác phụ trách địa bàn các huyện có rừng.

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (Điều 38) quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc bảo vệ rừng như sau:

Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp tỉnh có trách nhiệm: Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về quản lý, bảo vệ rừng trong phạm vi địa phương; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức, chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng ở địa phương; chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; tổ chức việc khai thác rừng theo quy định của Chính phủ; chỉ đạo việc tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng trên địa bàn; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm: Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình; chỉ đạo, tổ chức cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật; huy động và phối hợp các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình; chỉ đạo các thơn, bản và đơn vị tương đương xây dựng và thực hiện quy ước, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật; phối hợp với các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, huỷ hoại rừng; tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo

vệ rừng, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động các lượng chữa cháy rừng trên địa bàn; trình Uỷ ban nhân dân cấp trên đưa rừng vào sử dụng đối với những diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê; hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp, làm nương rẫy, định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thơn trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra phá rừng, cháy rừng ở địa phương.

Tuy nhiên, quá trình áp dụng luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 vẫn còn một số vấn đề bất cập đó là: cơng tác phối hợp giữa các ngành đôi lúc chưa được chặt chẽ cụ thể trong việc giao đất, giao rừng cho người dân quản lý sản xuất ổn định lâu dài cịn có sự chồng chéo, không đảm bảo theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; Trách nhiệm của chính quyền địa phương chưa được quy định cụ thể trong công tác bảo vệ rừng nếu xảy ra tình trạng phá rừng, cháy rừng,...; Nhà nước có chính sách giao đất, giao rừng cho người dân nhưng việc tăng biên chế cho địa phương (Ủy ban nhân dân cấp xã) làm công tác bảo vệ rừng chưa được quy định rõ ràng từ đó ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác bảo vệ rừng ở địa phương.

2.1.2. Quy định về bảo v h sinh thái rừng

Điều 40 của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã chỉ rõ về bảo vệ hệ sinh thái rừng, gồm:

Một là, khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có những hoạt

động khác ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải tuân theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng,

pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hai là, khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các cơng trình có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện các hoạt động đó sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Đặc thù tỉnh Cà Mau có hệ sinh thái đa dạng, bao gồm hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng ngập lợ, ngồi ra cịn có hệ sinh thái rừng đảo, có tính đa dạng sinh học cao, đặc thù cho vùng đất ngập nước. Mức độ đa dạng sinh học cao và các cơ quan chức năng các cấp của tỉnh rất quan tâm đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có ban hành các văn bản điều chỉnh liên quan đến bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Nổi bật là việc tập trung chỉ đạo quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; thực hiện các nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học; thành lập các Vườn Quốc gia (Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh hạ); sắp xếp chuyển đổi các lâm trường quốc doanh: từ 13 lâm ngư trường ở khu vực rừng ngập mặn năm 2004 được sắp xếp lại hoàn chỉnh vào tháng 6 năm 2010 và ổn định đến nay (07 Ban quản lý rừng phịng hộ, 01 cơng ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Ngọc Hiển); tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và điều tra vùng ngập nước phục vụ phát triển bền vững31.

Các khu rừng đặc dụng hiện có, gồm: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; Vườn Quốc gia U Minh Hạ; Sân chim Đầm Dơi; Rừng cụm đảo Hòn Khoai; Rừng nghiên cứu khoa học (Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Tây Nam Bộ);

31 Cục Thống kê tỉnh Cà Mau (2012), Tổng quan nông nghiệp Cà Mau 35năm sau giải phóng (1976-2010).

Bảng 2.1: Sắp xếp, phân loại quy hoạch rừng đặc d ng

TT Tên khu rừng Phân loại

rừng đặc d ng

Phân cấp quản lý

1 Vườn Quốc gia

Mũi Cà Mau Vườn Quốc gia Cấp tỉnh

2 Vườn Quốc gia

U Minh Hạ Vườn Quốc gia Cấp tỉnh

3 Sân chim

Đầm Dơi

Khu bảo tồn loài

sinh cảnh Cấp tỉnh

4 Rừng cụm đảo Hòn Khoai Khu rừng di tích lịch sử Cấp tỉnh

5

Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp

Tây Nam bộ

Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, năm 2015

Mỗi loại khu rừng trên đều có quy chế tổ chức và hoạt động, do đó, quy định bảo vệ hệ sinh thái rừng của tỉnh Cà Mau thể hiện dưới hệ thống quy định của cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền32.

Bất cập lớn nhất trong việc bảo vệ hệ sinh thái rừng tại tỉnh Cà Mau đã qua thể hiện ở những vấn đề trong tâm như: tình trạng săn bắt động vật hoang dã, nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm IB trong những năm gần đây có hiều hướng gia tăng;

32 Quyết định số 142/2003/QĐ-TTg, ngày 14/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi, tỉnh Cà Mau thành Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau;

Quyết định số 251/QĐ-UBND, ngày 21/02/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về ban hành cơ chế thí điểm chi trả dịch vụ mơi trường rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Tình trạng đưa giống cây lâm nghiệp vào Cà Mau tiêu thụ chưa được kiểm định diễn ra hết sức phức tạp. Tuy nhiên, chế tài xử ý cho những vấn đề trên còn rất nhiều chồng chéo giữa các văn bản dưới Luật.

2.1. . Quy định về bảo v thực vật rừng, động vật rừng

Hiện nay, tỉnh Cà Mau chưa có quy định riêng về bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng. Tuy nhiên, hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh đã triển khai quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, phổ biến Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 66/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn ni; thủy sản; thực phẩm.

Theo đó, việc khai thác thực vật rừng phải thực hiện theo Quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định và quy trình, quy phạm về khai thác rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt động vật rừng phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã. Những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; nguồn gen thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm phải được quản lý bảo vệ theo chế độ đặc biệt. Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc khai thác thực vật rừng, săn bắt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ rừng qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)