Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS TS nguyễn ngọc vinh (Trang 61 - 64)

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2 Hàm ý chính sách

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta đã xác định: “Hiện nay và nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nơng thơn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”. Để xây dựng NTM bền vững và phát triển, cần phải chú trọng đến việc nâng cao năng lực cho cộng đồng người dân nông thôn, đặc biệt là quan tâm đến vai trị của người nơng dân; phát huy vai trò chủ thể của người dân là một trong những yếu tố quan trọng, với mục đích cuối cùng của xây dựng NTM là nâng cao cuộc sống, thu nhập của người dân nông thôn.

Trên cơ sở phân tích hồi quy nhị phân, xác định các yếu tố có ý nghĩa, tác động đến sự tham gia ủng hộ đóng góp của hộ gia đình vào xây dựng NTM trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh; tác giả xin đề xuất một số chính sách nhằm thu hút sự tham gia của hộ gia đình vào xây dựng NTM trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016- 2020:

5.2.1 Đối với chính quyền địa phương

Về giới tính: Để phát huy vai trị chủ thể của người dân - “vai chính” trong xây dựng NTM, chính quyền các cấp huyện Châu Thành cần đổi mới phương thức tổ chức họp dân (lưu ý đối tượng mời, nhất là các chủ hộ gia đình là nam) từ đó tăng mức độ và thái độ dự họp, hiệu quả huy động ủng hộ đóng góp cho xây dựng NTM sẽ tốt hơn.

Về Quyết định: Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở để người dân chủ động tìm hiểu, cập nhật các thơng tin về xây dựng NTM qua đó sẽ mạnh dạn đề xuất, đóng góp ý kiến, bàn bạc giải pháp, thảo luận các nội dung xây dựng NTM theo phương châm “Dân chủ” và “Bình đẳng”. Khi người dân được tham gia vào việc bàn bạc xây dựng cơng trình nơng thơn mới trên địa bàn xã, ấp sẽ có khả năng đóng góp vào xây dựng nơng thơn mới cao hơn những người không rõ ai là người quyết định trong xây dựng cơng trình nơng thơn mới. Thơng qua tun truyền các chính sách với các hành động thiết thực, cụ thể để hộ gia đình nhận thức rõ trách nhiệm của mình; Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia thực hiện; Tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát các dự án đầu tư công nhằm nâng cao chất lượng dự án; Định kỳ, tổ chức điều tra về sự hài lòng của người dân đối với tiến độ và kết quả thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn xã, huyện.

Sự ủng hộ của người thân: Để đảm bảo tính hiệu quả của chương trình, thu hút nhiều đối tượng tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2016- 2020; Trước hết, Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, với sự vào cuộc của

vận động, tuyên truyền giúp các hộ gia đình nhận thức được tầm quan trọng cùng với sự ủng hộ của người thân tham gia đóng góp xây dựng NTM. Có cơ chế rõ ràng, cụ thể nhằm huy động nguồn lực trong dân; đóng góp theo hướng chia sẻ gánh nặng cho nhau giữa chính quyền địa phương, gia đình và người thân của họ. Với giải pháp này sẽ thu hút nhiều hộ gia đình, người thân trong gia đình có trách nhiệm hơn trong đóng góp xây dựng NTM; trong đó quan tâm đến các tiêu chí về đời sống người dân, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Sự ủng hộ của hộ gia đình và người thân của họ vào chương trình xây dựng NTM có tác động đáng kể đến khả năng tham gia đóng góp của hộ gia đình vào chương trình xây dựng NTM.

Minh bạch các thông tin trong XD NTM: Trong triển khai xây dựng các cơng trình NTM, chính quyền địa phương tun truyền cho người dân hiểu rõ các tiêu chí và các khoản cần huy động sự đóng góp của người dân, tạo sự đồng thuận trong tồn xã hội; cần cơng khai các khoản đóng góp của dân, theo nguyên tắc tự nguyện và được dân bàn bạc, được thông qua Hội đồng nhân dân cấp xã; thông tin về xây dựng NTM càng rõ ràng, minh bạch thì quyết định của người dân tham gia ủng hộ đóng góp ngày càng cao (nhưng cũng lưu ý tránh tình trạng huy động q sức dân, khơng huy động ủng hộ của hộ nghèo - cận nghèo, hộ có hồn cảnh neo đơn, khó khăn).

Về Đặc điểm hộ: Để huy động được sự ủng hộ nhiều hơn của hộ gia đình trong xây dựng NTM, huyện Châu Thành cần tranh thủ sự ưu tiên hỗ trợ nguồn lực từ tỉnh, Trung ương cho các xã đặc biệt, xã bãi ngang của huyện; Quan tâm đến tiêu chí nâng cao thu nhập của người dân, giảm nghèo; Thực hiện phối hợp có hiệu quả các nguồn vốn, ưu tiên tập trung cho đầu tư phát triển các mơ hình sản xuất, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, gắn kết chặt chẽ Chương trình xây dựng NTM với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và các chương trình mục tiêu khác. Tích cực vận động, tuyên truyền các hộ gia đình, người thân trong gia đình tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, giúp họ nâng cao trình độ, tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn, khi hộ thốt nghèo sẽ đóng góp tích cực hơn vào xây dựng NTM.

Tăng cường công tác thông tin: Nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trị, trách nhiệm của Cấp ủy, chính quyền các các và cả hệ thống chính trị của huyện Châu Thành, nhất là vai trò của người đứng đầu trong xây dựng NTM, phải xác định xây dựng NTM với mục đích cuối cùng là nâng cao cuộc sống, thu nhập của người dân nơng thơn. Cần lưu ý đến việc bố trí đội ngũ cán bộ, cơng chức có năng lực và tâm huyết để làm chuyên trách về xây dựng NTM, đẩy mạnh tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý, các kỹ năng về thực hiện dự án, tuyên truyền cho người dân am

hiểu, sẵn sàng đóng góp khi có huy động của địa phương; đảm bảo khi người dân tiếp cận, hiểu rõ các thông tin sẽ phát huy vai trị làm chủ của mình, tự nguyện đóng góp trong xây dựng NTM.

5.2.2 Đối với các hộ gia đình trên địa bàn huyện Châu Thành

Việc xây dựng NTM chính là thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, cải thiện và chăm lo đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nơng thơn; Chính vì thế, người dân cần nâng cao ý thức tự chủ, tự lực khi tham gia các nội dung xây dựng NTM, quyết định và cùng nhau đóng góp thực hiện những phần việc cần thiết phù hợp với khả năng của mình; khơng nên trơng chờ vào sự hỗ trợ, phát động từ chính quyền địa phương.

Người dân cần phát huy vai trị chủ thể của mình trong tham gia xây dựng NTM; mạnh dạn đề xuất, đóng góp ý kiến, bàn bạc giải pháp, thảo luận các nội dung NTM theo phương châm “dân chủ” và “bình đẳng”; Cần chủ động tìm hiểu, cập nhật các thơng tin về NTM để phát huy vai trò thanh tra nhân dân, tham gia kiểm tra, giám sát cộng đồng ở cơ sở.

Tham gia cùng chính quyền thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ cơng trình xây dựng cơ bản đã nghiệm thu, bàn giao cho cộng đồng quản lý nhằm duy trì chất lượng cơng trình, kéo dài thời gian sử dụng các cơng trình qua đó phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư.

Với sự hỗ trợ của địa phương về phát triển kinh tế, các hộ gia đình cần đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh; tham gia sản xuất với hình thức hợp tác, thực hiện tốt liên kết “4 nhà” để cùng nhau hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; mạnh dạn chuyển đổi đối tượng sản xuất kém hiệu quả sang cây trồng - vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, thành hộ có thu nhập khá - giàu. Tham dự các lớp tập huấn chuyên đề, lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ứng dụng có hiệu quả những quy trình sản xuất mới, tiên tiến, các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất, đảm bảo cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống.

Các hộ gia đình cần quan tâm, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình tham gia học tập, nâng cao trình độ để có khả năng tiếp cận, thơng hiểu các chủ trương, chính sách của địa phương, từ việc hiểu rõ các thông tin sẽ phát huy vai trị làm chủ của mình, tự nguyện đóng góp trong xây dựng NTM.

Tích cực hưởng ứng các phong trào lồng ghép tại địa phương, đặc biệt là phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh”, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ mơi trường do chính quyền địa phương phát động, nâng cao ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh chung và khn viên nơi ở của gia đình nhằm tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp và cải thiện điều kiện sống của cộng đồng dân cư.

Dựa trên các kết quả phân tích, tổng hợp số liệu điều tra, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút nhiều hộ gia đình tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng NTM tại địa phương, phát huy hơn nữa vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM. Tùy theo điều kiện thực tế của địa phương và định hướng xây dựng NTM giai đoạn 2016- 2020, chính quyền địa phương có thể xem xét tính hợp lý, khả thi để áp dụng; Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp mà nghiên cứu đề xuất, góp phần thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh ngày càng hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS TS nguyễn ngọc vinh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)