Chương 1 : Tổng quan pháp luật về giải quyết việc làm
3: Một số kiến nghị hoàn thiện
3.2. Một số giải pháp nhằm hỗ trợ và nâng cao chất lượng lao động trong ngành
3.2.1.5. Chính sách về lao động tiền lương
Chính sách lao động- tiền lương phản ánh mối quan hệ phân phối giữa người sử dụng lao động và người lao động, có vị trí quan trọng tạo động lực phát triển trong các doanh nghiệp tư nhân ngành thủy sản.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, khoảng cách giàu nghèo trong cộng đồng dân cư ngày càng tăng lên, vì vậy cần phải quan tâm đến quyền lợi của người lao động trong ngành thủy sản.
Để khắc phục một số hạn chế về điều kiện làm việc và thu nhập của người lao động, ngành thủy sản phải thực hiện đúng quy định của Bộ luật Lao động về việc ký kết hợp đồng lao động, tiền lương, tiền công, thời gian làm việc, bảo đảm các điều kiện vệ sinh và an toàn lao động…đồng thời có chế tài cần thiết để xử lý vi phạm. Các cơ sở kinh doanh thủy sản phải thực hiện chế độ, chính sách tiền lương, tiền cơng, tiền thưởng theo nguyên tắc thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, phù hợp với quan hệ tiền công trên thị trường và các quy định của nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành đồng bộ các quy định về bảo hiểm xã hội để người lao động làm việc trong hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân đều được tham gia.
Hình thành đa dạng các mơ hình tổ chức thực hiện chính sách xã hội phù hợp với từng đối tượng, có thu nhập khác nhau với nhiều mức đóng, mức hưởng khác nhau để người lao động tự lựa chọn khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Bổ sung chế tài bắt buộc người sử dụng lao động phải thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hiểm xã hội và an toàn lao động đối với người lao động, nhất là các lao động làm việc trong lĩnh vực khai thác thủy sản.
Hiện nay, có hàng trăm tàu thuyền của tư nhân tham gia khai thác thủy sản xa bờ. Trong khi đó, thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp thường xảy ra áp thấp nhiệt đới, gió bão đe doạ đến tính mạng và tài sản của ngư dân tham gia khai thác thủy sản, do vậy cần phải đảm bảo an toàn cho người lao động. Để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do bão gây ra, cần phải bắt buộc các chủ tàu trang bị đầy đủ phao và phương tiện cứu sinh cho người lao động trên tàu. Mặt khác, Nhà nước cần trang bị kỹ thuật hiện đại trong khâu dự báo thời tiết và mạng
lưới thông tin liên lạc để các ngư dân nắm được những diễn biến khi thời tiết xấu xảy ra.
Tỉnh cần phải hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn lao động, về ký kết hợp đồng lao động, về điều kiện làm việc của người lao động… như vậy sẽ đảm bảo được các quyền lợi chính đáng của người lao động ngành thủy sản ở Cà Mau.
3.2.1.6. Có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng những nhu cầu kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế
Những năm gần đây do chuyển từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và ni theo mơ hình cơng nghiệp đã đặt ra nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ hộ ni thủy sản về kiến thức kinh tế thị trường đặc biệt là kiến thức về khoa học và công nghệ trong nuôi thủy sản.
Đối với đánh bắt thủy sản nhất là đánh bắt xa bờ cũng đang đứng trước thực trạng: trình độ của các ngư dân khơng đáp ứng với trình độ của các phương tiện và những hiểu biết về ngư trường và phương pháp đánh bắt mới.
Phương hướng mở rộng phạm vi khai thác, trong đó tiếp tục đầu tư cho đánh bắt xa bờ cũng làm cho nhu cầu đào tạo cho ngư dân các kiến thức về sử dụng phương tiện kỹ thuật mới, về ngư trường và về phương thức đánh bắt theo ngư trường và phương tiện mới. Vì vậy, cần phải đào tạo những kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, phương tiện khai thác hiện đại, phương pháp khai thác mới và ngư trường mới cho những hộ nuôi trồng và ngư dân khai thác thủy sản. Đối với hộ ni thủy sản có thể đào tạo tại chổ thơng qua mơ hình trình diễn và tự học hỏi lẫn nhau. Đối với các hộ khai thác thủy sản, tiến hành đào tạo tập trung cho các chức danh trên thuyền như như thuyền trưởng, thợ máy…đối với thuyền viên có thể tiến hành đào tạo tại chổ thông qua kèm cặp, truyền nghề cho nhau.
Trong lĩnh vực chế biến thủy sản: cần phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho nhân viên, công nhân về HACCP…; đào tạo nhân viên kinh doanh thủy sản am hiểu về thị trường, năng động nhạy bén trong việc tìm kiếm khách hàng và nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, Tỉnh cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, trình độ quản lý, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, hiểu biết luật pháp quốc tế cũng như chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.
3.2.2. Giải pháp sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách
Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật tạo điều kiện phát triển trong ngành thuỷ sản là giải pháp tạo môi trường thể chế cho các thành phần kinh tế. Đồng thời cần ban hành một hệ thống giải pháp đồng bộ trên các mặt: chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách tài chính tín dụng, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chính sách về khoa học cơng nghệ…
3.2.2.1. Chính sách đất đai:
Đất đai là một trong những nguồn lực rất quan trọng để phát triển kinh tế tư nhân trong ngành thuỷ sản. Đất đai có ổn định lâu dài thì người sản xuất mới an tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách pháp luật. Trong đó nêu rõ những vấn đề cơ bản về đất đai như: vấn đề sỡ hữu ruộng đất, chế độ sỡ hữu từng loại đất, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý đất đai của Nhà nước; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, của hộ, tổ chức được giao sử dụng đất…
Tuy vậy, việc quy hoạch sử dụng đất cịn nhiều khó khăn, bất cập. Chưa có tiêu chí cụ thể, rõ ràng cho phân loại đất đai; chưa điều tra nghiên cứu cụ thể để xác định rõ việc sử dụng đất trong nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với vị trí địa lý của từng huyện; việc giao đất đai chưa khẳng định rõ người chủ đích thực, nên cá nhân, các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự an tâm đầu tư canh tác gắn bó chặt chẽ với đất đai
Để khắc phục tình trạng trên cần:
- Hoàn chỉnh công tác quy hoạch, sử dụng đất trên cơ sở nghiên cứu cặn kẽ, chính xác, khoa học để đưa vào sản xuất đạt hiệu quả.
- Sớm cụ thể hoá và thực hiện chủ trương Nghị quyết trung ương 7 khoá IX: Khuyến khích tích tụ ruộng đất, sớm khắc phục tình trạng nuôi tôm không tập trung của các hộ dân. Giao đất không hạn chế quy mơ để hình thành các trang trại sản xuất giống và nuôi thuỷ sản đối với những hộ có khả năng, có nguyện vọng kinh doanh các lĩnh vực của ngành thuỷ sản ở các vùng trên địa bàn tỉnh.
- Đối với các cơ sở chế biến thuỷ sản của các thành phần kinh tế có nhu cầu về đất đai là rất cần thiết để mở rộng sản xuất kinh doanh. Do đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần có quy định cụ thể trình tự thủ tục đăng ký, thuê đất đơn giản và gọn hơn nữa tiến tới thực hiện “một cửa, một dấu” trong thủ tục thuê đất, tránh thủ tục phiền hà gây khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân khi đăng ký mở rộng qui mô sản xuất.
- Ban hành các quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất, các chế tài xử lý hoặc thu hồi đất đối với các doanh nghiệp tư nhân không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng thuê đất và thực hiện không đúng theo hợp đồng.
- Nâng cao năng lực đối với cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai.
3.2.2.2. Chính sách thuế:
Chính sách th́ ln có tác động nhạy cảm và là vấn đế mang tính thời sự đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành thuỷ sản. Thuế là một trong những chính sách quan trọng, tác động đến hoạt động của ngành thuỷ sản nói riêng, nó là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và là công cụ điều tiết có hiệu quả nhất. Hiện nay việc thay thế thuế doanh thu bằng thuế giá trị gia tăng đã khắc phục được nhiều tiêu cực đánh thuế chồng lên thuế, thuế thiếu ổn định gây tâm lý thiếu an tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chính sách thuế hiện hành vẫn chưa thật sự khuyến khích việc đầu tư vốn, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Để các cơ quan, các cấp chính quyền tỉnh quản lý tốt hơn đối tượng này, đồng thời giúp họ thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước cần có những giải pháp sau:
- Củng cố, mở rộng áp dụng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ đối với các cơ sở chế biến thuỷ sản và dịch vụ hậu cần của tư nhân. Tăng cường hướng dẫn các thủ tục kê khai, tính thuế, lập hồ sơ miễn giảm thuế để các đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của Nhà nước.
- Mở rộng diện nộp thuế theo hình thức kê khai, thu hẹp dần phương pháp nộp thuế khoán. Đối với các đối tượng phải thực hiện nộp thuế theo hình thức khốn, cần phải xác định mức khốn đảm bảo cơng bằng giữa các hộ được khoán. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và các dịch vụ hậu cần trong ngành thuỷ sản.
- Cải tiến chế độ kê khai và nộp thuế phù hợp với đặc điểm của các hộ kinh doanh cá thể, nhằm hạn chế phiền hà cho người kinh doanh và chống thất thu thuế.
- Phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, kế toán thuế, cung cấp các dịch vụ về thuế, về hạch tốn để giúp các cá nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp hiểu rõ chính sách th́, làm tốt cơng tác kế tốn.
- Khuyến khích các đối tượng nộp thuế tự kê khai và tự nộp thuế, đồng thời tăng cường trách nhiệm quyền hạn của tổ chức quản lý thu thuế và cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi nộp thuế.
3.2.2.3. Chính sách tài chính, tín dụng:
Hiện nay phần lớn các hộ ni thuỷ sản, khai thác và chế biến thuỷ sản đều thiếu vốn trầm trọng, nhất là vốn trung hạn và dài hạn. Điều này một mặt là do một bộ phận các hộ, doanh nghiệp tư nhân chưa đáp ứng được những thủ tục cần thiết; mặt khác, các ngân hàng cịn có tâm lý ngần ngại, sợ phức tạp, lo khó thu hồi vốn…nên không muốn cho họ vay. Do thiếu vốn, nên ảnh hưởng trong ngành thuỷ sản chưa thể khai thác hết năng lực, mở mang và phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Để giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành thuỷ sản ở Cà Mau tiếp cận các nguồn vốn, cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:
- Thực hiện sự bình đẳng về chính sách tài chính, tín dụng giữa các thành phần kinh tế. Các trang trại, các hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân cũng được dùng giá trị quyền sử dụng đất vào việc thế chấp để vay vốn của các tổ chức, tín dụng hoặc góp cổ phần liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước có như vậy để nhằm mở rộng qui mô sản xuất tạo điều kiện cho ngành thuỷ sản phát triển.
- Nên tổ chức các hiệp hội của các lĩnh vực trong ngành thuỷ sản để giúp và bảo lãnh các hộ, các doanh nghiệp tư nhân vay vốn không phải thế chấp tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
- Các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ của ngành, đặc biệt là dịch vụ thanh tốn nhanh, chính xác, an toàn, thủ tục thuận tiện để thu hút khách hàng thuộc các thành phần kinh tế ngày càng nhiều.
Cần nâng cao chất lượng tư vấn, cung cấp thông tin để khách hàng hiểu rõ về quy chế cho vay, lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục vay vốn. Ngoài ra, các ngân hàng cần phải đơn giản hoá các thủ tục vay vốn và nâng cao trình độ thẩm định các dự án xin vay vốn. Sớm cải cách hành chính theo hướng đơn giản hố các thủ tục vay vốn để các cơ sở kinh doanh có thể vay vốn một cách nhanh chóng, kịp thời triển khai các phương án sản xuất kinh doanh của họ.
Cần có chính sách đào tạo cán bộ ngân hàng nhằm nâng cao kiến thức, trình độ cho cán bộ, nhân viên ngân hàng nhất là trình độ thẩm định tín dụng trong việc cho vay, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát quản lý tốt nguồn vay đảm bảo sử dụng đúng mục đích.
3.2.2.4. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực:
Lao động là một trong những yếu tố hàng đầu vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất.
Để đáp ứng những đồi hỏi khắc khe của thị trường trong điều kiện hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm thuỷ sản của Nhà nước và chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cho bộ phận kinh tế này. Trước mắt, cần tập trung thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Mở rộng, phát triển hệ thống các trường dạy nghề và hướng nghiệp ở trong tỉnh để có chương trình đào tạo thích hợp với u cầu phát triển của ngành thuỷ sản. Hiện nay, toàn tỉnh có một số trung tâm dạy nghề như: Trường Trung cấp nghề thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề thuộc Liên đoàn lao động tỉnh và một số trung tâm dạy nghề ở các huyện. Các cơ sở dạy nghề trên trong thời gian qua đã mở các lớp đào tạo công nhân kỹ thuật nuôi và chế biến thuỷ sản...Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động, trong đó có lao động ngành thuỷ sản của tỉnh.
- Tỉnh cần hỗ trợ một phần kinh phí để trợ giúp đào tạo, nâng cao trình độ hiểu biết về chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, trình độ quản trị kinh doanh cho giới chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và các dịch vụ hậu cần cho ngành thuỷ sản.
- Tỉnh cần củng cố và đầu tư để nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề hiện của tỉnh. Đồng thời, cần kết hợp giữa hình thức đào tạo thường xuyên với đào tạo theo đơn đặt hàng của tư nhân. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản nhằm phục vụ tốt cho nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến.
- Nên tăng cường đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu và ứng dụng khoa học nhất là cơng nghệ sinh học. Nhà nước cần có cơ chế để nâng cao tinh thần trách nhiệm, khuyến khích lợi ích thoả đáng, bảo đảm quyền sỡ hữu trí tuệ, quyền cơng bố, trao đổi, chuyển nhượng kết quả nghiên cứu của cán bộ khoa học theo quy định của pháp luật.