CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
5.1 KẾT LUẬN:
5.1.1 Từ đặc điểm tự nhiên – kinh tế-xã hội của Kiên Giang:
Kiên Giang là tỉnh có diện tích rộng với hơn 6.348 km2, dân số tương đối đông với hơn 1,76 triệu người. Là tỉnh có bờ biển dài có nhiều đảo đẹp rất lợi thế cho phát triển kinh tế biển, nhất là khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và du lịch, có điều kiện thuận lợi để giao thương với các nước Đông Nam Á; diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm trên 64% diện tích tự nhiên, sản lượng lúa và thủy sản đứng đầu cả nước, năm 2015 sản lượng lúa trên 4,4 triệu tấn và thủy sản trên 550 ngàn tấn, và cịn có nhiều loại nơng sản khác như khóm, dừa, tiêu … là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các ngành chế biến; có nhiều núi đá vơi là nguồn ngun liệu sẵn có cho sản xuất vật liệu xây dựng … đó là một lợi thế lớn để các doanh nghiệp đầu tư nhiều lĩnh vực ngành nghề. Tuy nhiên, với vị trí ở cực Nam của Tổ quốc, xa trung tâm đô thị lớn, hệ thống giao thơng cịn nhiều bất cập, lực lượng lao động qua đào tạo còn hạn chế, nhất là lao động kỹ thuật có trình độ cao nên cịn nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư từ ngoài tỉnh và nước ngoài.
Kinh tế những năm gần đây đang phát triển với tốc độ khá nhanh, từ 2005 đến nay tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt mức trên 10%, kinh tế tăng trưởng tốt đã tạo được nguồn tích lũy cho đầu tư nên vốn đầu tư phát triển cũng gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, là tỉnh nông nghiệp thu nhập của người dân chưa cao, xuất phát điểm của thu nhập còn thấp nên mức tích lũy chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển.
Kiên Giang có nhiều danh lam thắng cảnh (Hà Tiên thập cảnh), có nhiều bãi biển đẹp được xếp hạng quốc gia và thế giới (Phú Quốc), có nhiều di tích lịch sử văn hóa lâu đời … đó cũng là lợi thế để thu hút đầu tư, tuy nhiên việc khai thác các tiềm năng này cũng còn nhiều hạn chế.