STT Chuyển đổi giữa các nguồn vốn Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%)
1 Vốn tài chính 33.200 14,67
2 Vốn tự nhiên 122.450 54,12
3 Vốn vật chất 70.600 31,21
Tổng vốn tài chính (Tổng tiền BT) 226.250
4.3- Chiến lược sinh kế của các HGĐ
Từ kết quả phân tích về sự thay đổi các nguồn lực sinh kế của các HGĐ cho thấy, đa số các HGĐ đều biết định ra mơ hình sinh kế tương đối bền vững và an tồn cho họ, đa số các hộ đầu tư mua sắm đất đai làm tài sản hoặc đầu tư bất động sản sau này, ngồi việc mua đất thì họ chọn phương án gửi tiết kiệm ngân hàng. Bên cạnh đó, họ cịn quan tâm đầu tư cho giáo dục, kinh doanh buôn bán,v.v. Điều này cho thấy, ngoài việc biết sử dụng tiền BT theo xu hướng tích cực, các HGĐ cịn biết cách đa dạng hóa chiến lược sinh kế của họ, để nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong tương lai.
Phân tích sự chuyển dịch giữa các ngành nghề để thấy rõ chiến lược sinh kế của các HGĐ là dựa trên nguồn lực nào là chính: Do đây là dự án giải tỏa trắng hồn
tồn, vì vậy số lao động chính trong các HGĐ này phải tìm kiếm nghề nghiệp mới để sớm ổn định cuộc sống của gia đình, đó chính là làm cơng cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, mức lương bình qn từ 3,5 - 6 triệu đồng/người/tháng, đóng góp thêm một phần thu nhập cho gia đình. So sánh về chiến lược sinh kế của các HGĐ giữa 2 thời điểm trước và sau thu hồi đất cho thấy, phần lớn các HGĐ đều lựa chọn mơ hình sinh kế là chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với khả năng lao động của mình.
Hộp 7. Phỏng vấn việc lựa chọn mơ hình sinh kế mới
Nguồn: Tác giả trực tiếp phỏng vấn
Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn bà Hồ Thị Kim Thủy 59 tuổi, ngụ ấp Bãi Chướng: Nhà bà có diện tích đất nơng nghiệp là 16.000m2, sau khi Nhà nước thu hồi hết, gia đình bà đã chuyển sanh kinh doanh mua bán và cho 2 đứa con đi học nghề lái xe, hướng dẫn viên để làm việc trong ngành du lịch, đến nay con bà có nghề nghiệp ổn định, thu nhập khá hơn so với trước đây.
Đối với hộ của ông Phạm Vĩnh Hoa, 52 tuổi, ấp Bãi Nam, ơng cho biết: Gia
đình ơng có 04 người, trong đó 02 đứa con cịn đi học, sau khi Nhà nước thu hồi hết 1.500m2 đất nông nghiệp, 2 vợ chồng ông sử dụng số tiền BT đầu tư buôn bán nhỏ gần Khu du lịch, cuộc sống tương đối ổn định.
Tại dự án Cáp treo Hòn Thơm, nghề nghiệp của các hộ dân chủ yếu là đánh bắt, nuôi trồng hải sản, chiếm trên 60%, nghề thứ hai là làm vườn và buôn bán nhỏ chiếm gần 30% còn lại là đi làm thuê và làm việc trong cơ quan nhà nước. Sau khi Nhà nước thu hồi đất thì đa số các hộ dân chuyển đổi nghề nghiệp theo hướng kinh doanh và mua bán theo dịch vụ du lịch (khoảng 40%), một số chuyển vào làm trong các nhà hàng, khách sạn (khoảng 30%), số còn lại vẫn bám nghề biển, làm vườn và trong cơ quan nhà nước khoảng 30%).