2.3.1. Địa bàn áp dụng ưu đãi đầu tư
Theo quy định tại Luật Đầu tư thì địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; KCN, KCX, KCNC, KKT. Như vậy có 02 nhóm xác định địa bàn ưu đãi đầu tư theo đơn vị hành chính và KCN, KCX, KCNC, KKT. Tuy nhiên, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 16 quy định Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào KCN, kể cả dự án đầu tư mở rộng, được hưởng ưu đãi lại gắn theo địa bàn kinh tế - xã hội. Theo danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì các KCN ở tỉnh Cà Mau đều được thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do đó hưởng chung chính sách ưu đãi đối địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Quy định này không làm hấp dẫn đối với thu hút đầu tư vào KCN vì chính sách ưu đãi giữa trong và ngoài KCN là giống nhau vì cùng nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trong khi Luật Đầu tư đã quy định KCN là địa bàn ưu đãi khác với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội. Trong khi việc áp dụng ưu đãi phải căn cứ quy định pháp luật, các địa phương không được ban hành mức ưu đãi cao hay thấp hơn quy định chung của cả nước.
2.3.2. Trình tự, thủ tục thực hiện
Theo quy định pháp luật đầu tư thì đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư ghi nội dung ưu đãi đầu tư, căn cứ và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với dự án không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư mà không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp này, nhà đầu tư căn cứ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định của Luật đầu tư, quy định khác của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính và cơ quan hải quan tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.
Thực tế việc xác định ưu đãi nhất là với nhà đầu tư nước ngoài rất quan trọng có yếu tố quyết định đầu tư vào một dự án, địa phương hay quốc gia. Tuy nhiên, quy định trên vơ hình chung gây khó khăn cho nhà đầu tư và trong thực hiện. Việc không quy định cụ thể các ưu đãi dẫn đến khó khăn cho nhà đầu tư trong việc xác định những ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng khi đăng ký đầu tư. Mặt khác, các ưu đãi được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện nhưng cơ quan quyết định ưu đãi là cơ quan thuế và hải quan. Điều này dẫn tới thực tế có sự khác nhau giữa cơ quan đăng ký đầu tư và các cơ quan quyết định miễn, giảm ưu đãi không được nhất quán ảnh hưởng đến nội dung cam kết về chính nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài.
2.3.3. Các vướng mắc trong ưu đãi tiền thuê đất
Theo quy định tại Luật đất đai năm 2013 quy định Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả
tiền thuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho th lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm. Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong KCN. Nguyên tắc miễn, giảm tiền thuê đất chỉ được thực hiện trực tiếp với đối tượng được Nhà nước cho thuê đất2.
Tuy nhiên, do điều kiện các KCN của tỉnh Cà Mau chưa có chủ đầu tư hạ tầng nên để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, Nhà nước tiếp nhận dự án và cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuê trực tiếp (không qua các Công ty làm chủ đầu tư hạ tầng). Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được Nhà nước áp dụng miễn giảm tiền thuê đất theo quy định luật đất đai. So với quy định của pháp luật đất đai quy định đất trong KCN thì ở đây thiếu một chủ thể là các Cơng ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN. Mặt khác do chưa có chủ đầu tư hạ tầng và đất KCN chưa được bồi thường giải phóng mặt bằng nên các chức năng quản lý đất đai vẫn do cơ quan chuyên môn là Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết. Đồng thời, nhà đầu tư phải tự thỏa thuận bồi thường giải phóng mặt bằng với dân với chi phí lớn so với giá đất Nhà nước quy định.
2.3.4. Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp thì dự án đầu tư vào KCN khơng được áp dụng thuế suất ưu đãi; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN không được áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn, giảm như quy định trước đây. Việc áp dụng thuế suất ưu đãi và miễn giảm tiền thuê đất cũng căn cứ vào địa bàn kinh tế - xã hội.
2.3.5. Về ưu đãi thuế xuất nhập khẩu:
Về quy định này thực tế khơng hấp dẫn nhà đầu tư vì chủ đầu tư hạ tầng KCN thường khơng nhập khẩu máy móc thiết bị để tạo tài sản cố định. Vì đây là đơn vị kinh doanh bất động sản mà cụ thể là cho thuê đất và kinh doanh hạ tầng của KCN.
2.4. Khó khăn trong hỡ trợ đầu tư hạ tầng vào khu cơng nghiệp 2.4.1. Chính sách hỡ trợ đầu tư
Hiện nay tại tỉnh Cà Mau các chính sách hỗ trợ đầu tư được áp dụng chung của cả nước. Giữa các doanh nghiệp trong KCN và ngồi KCN đều áp dụng chính sách hỗ trợ chung do Trung ương ban hành. Do đó với những điều kiện bất lợi về vị trí và hạ tầng thì khơng có cơ chế hỗ trợ đặc thù trong khi ngân sách tỉnh cịn hết sức khó khăn; thu ngân sách không đủ cân đối nên không hỗ trợ được như các tỉnh có điều kiện thuận và nguồn ngân sách đảm bảo thực hiện hỗ trợ.
2.4.2. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng KCN
Theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách giai đoạn 2016 – 2020 th́ Cà Mau không thuộc địa phương được hỗ trợ ngân sách trung ương đầu tư vào KCN. Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng KCN quy định các tỉnh có KCN, CCN thuộc địa phương có tỷ lệ bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương so với chi ngân sách địa phương cao hơn 50% và đáp ứng các tiêu chí sau:
- KCN nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN của cả nước, đã được thành, lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ- CP và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP.
- Ưu tiên các KCN có vị trí quan trọng trong việc thu hút đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương, đảm
bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm hoặc nằm xen kẽ trong các khu dân cư vào KCN.
- Đối với KCN ưu tiên đầu tư Hệ thống xử lý nước thải tập trung;Hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào; Đường gom, đường vào KCN.
Các địa phương thuộc phạm vi, đối tượng hỗ trợ vốn ngân sách trung ương được xem xét hỗ trợ tối đa không quá 01 KCN trong giai đoạn 2016 - 2020. Các địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên hỗ trợ tối đa trong 5 năm là 170 tỷ đồng/địa phương, trong đó vốn hỗ trợ hạ tầng khu cơng nghiệp ít nhất là 120 tỷ đồng. Các địa phương khác hỗ trợ tối đa 150 tỷ đồng/địa phương, trong đó vốn hỗ trợ hạ tầng KCN ít nhất là 100 tỷ đồng.
+ Đối với các KCN đã hỗ trợ trong giai đoạn 2011 - 2015 nhưng chưa đầu tư hoặc đang đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung hoặc nhà máy xử lý nước thải chưa đáp ứng nhu cầu lưu lượng nước thải thực tế tại KCN thì ngân sách trung ương ưu tiên bố trí vốn cho các KCN, CCN này để đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn mơi trường. Sau khi hồn thành việc hỗ trợ cho hạng mục nêu trên, số vốn hỗ trợ còn lại sẽ bố trí cho KCN theo đúng đối tượng, nguyên tắc và thứ tự ưu tiên đã quy định.
Đối với tỉnh Cà Mau mặc dù là tỉnh cịn nhiều khó khăn, tất cả các KCN đều nằm tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng so với tiêu chí tỷ lệ bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương so với chi ngân sách địa phương cao hơn 50% thì Cà Mau khơng thuộc đối tượng hỗ trợ (do nguồn thu từ Khu Khí - Điện - Đạm) nên khơng được ngân sách Trung ương hỗ trợ vốn đầu tư. Đây là khó khăn rất lớn của tỉnh trong mời gọi đầu tư hạ tầng KCN.
Tóm lại, việc quy hoạch đầu tư xây dựng phát triển các KCN nhìn chung thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên do điều kiện vị trí địa lý các xa các trung tâm, hạ tầng cịn khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực
thấp, các quy định ưu đãi hỗ trợ đầu tư hạ tầng cón áp dụng chung và cịn bất hợp lý nên đến nay chưa thu hút được các dự án đầu tư hạ tầng. Từ đó dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, tỷ lệ lấp đầy các KCN chưa cao; việc quản lý các dự án trong KCN cịn nhiều khó khăn do khơng có chủ đầu tư hạ tầng KCN. Trong đó việc xác định địa bàn ưu đãi đầu tư gắn với địa bàn hành chính đã vơ hiệu hóa quy định ưu đãi đầu tư vào KCN tại tỉnh Cà Mau vì khơng có sự khác biệt giữa đầu tư trong và ngồi KCN vì cùng thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Chương 3: Định hướng, kiến nghị và giải pháp về KCN và ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
3.1. Về định hướng quy hoạch các KCN
Quy hoạch các KCN tập trung cần đảm bảo tính hợp lý của việc phân bố các KCN trên địa bàn từng địa phương trên cơ sở đảm bảo phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương và khả năng đầu tư. Đồng thời, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách trung ương đối với hoạt động phát triển kết cấu hạ tầng KCN; đặc biệt là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn bằng cách đa dạng hóa và điều chỉnh cơ cấu thu hút các nguồn lực để phát triển. Chú trọng thu hút các dự án có cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, kiên quyết loại trừ các ngành nghề ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và chú trọng tính liên kết giữa các doanh nghiệp với KCN liên kết giữa trong và ngoài KCN. Coi trọng việc phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nguồn vốn xã hội hóa xây dựng cơ sở hạ tầng nhà ở, hạ tầng dịch vụ thiết yếu cho công nhân KCN.
Dự báo tốc độ phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh để từ đó xác định nhu cầu và sự hình thành các dự án là mục tiêu then chốt định hướng quy hoạch các KCN. Xác định vị trí, quy mơ phát triển. Phân bố các KCN trên địa bàn tỉnh, lãnh thổ một cách hợp lý, quy hoạch phải được công bố một cách rộng rãi, cơng khai để nhân dân và chính quyền địa phương thực hiện, doanh nghiệp nắm thông tin quy hoạch.
Quy hoạch chung các KCN làm căn cứ vận động các nhà đầu đến đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết các KCN để bố trí dự án đầu tư vào KCN và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Quy hoạch chung các KCN làm cơ sở để hoàn chỉnh quy hoạch các ngành, lĩnh vực bao gồm: giao thông vận tải; hệ thống lưới điện; bưu
chính viễn thơng; tiêu thốt nước, cấp nước; quy hoạch phát triển hạ tầng xã hội. Quy hoạch đơ thị và bên ngồi KCN, trên phạm vi toàn tỉnh.
Quy hoạch chung các KCN làm căn cứ để xây dựng kế hoạch sử dụng đất. Trong đó xác định cho phát triển cơng nghiệp từ nay đến năm năm 2020. Quy hoạch chung các KCN làm căn cứ quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; các đô thị; điểm dân cư dịch vụ liền kề. Quy hoạch chung các KCN làm căn cứ để xây dựng các giải pháp đầu tư phát triển hạ tầng, quản lý các KCN có hiệu quả phát triển bền vững. Đặc biệt làm căn cứ để đề ra các giải pháp xử lý, quản lý bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường cộng đồng xã hội. Quy hoạch cung các KCN làm căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực xã hội. Định hướng đào tạo phát triển nhân lực phục vụ cho phát triển công nghiệp.
Đồng thời, quy hoạch các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh Cà Mau được căn cứ vào quy chế KCN của Chính phủ; căn cứ vào tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch các KCN phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phương hướng phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long của Chính phủ. Đồng thời, phải căn cứ vào nguyên liệu, nhằm khai thác triệt để các thế mạnh về kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực địa phương cũng như các định hướng phát triển hạ tầng giao thông - vận tải, hệ thống lưới điện; khả năng thoát nước, cung cấp nước sạch.
Quy hoạch các KCN phải chọn lựa vị trí xây dựng áp ứng các yêu cầu về: thuận lợi giao thông, gắn với phát triển đô thị khu dân cư, có chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng thấp, có sức hấp dẫn thu hút đầu tư trước mắt củng như lâu dài, có khả năng phát triển mở rộng quy mô. Quy hoạch các KCN tôn trọng thực tế các khu vực đã có dự án, doanh nghiệp đầu tư xây dựng tập trung để thiết kế quy hoạch bổ sung, chỉnh sửa. Quy hoạch các KCN để phân
bố lại sản xuất trên địa bàn tỉnh, bảo đảm phát triển cân đối giữa các vùng, các huyện trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH.
Các ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực lợi thế: như dầu khí, năng lương; ngành cơng nghiệp mang tính nền tảng: chế biến thủy hải sản; ngành công