Chương 3 Một số kiến nghị, hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
3.1. Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp và cơ quan hoạch định nhà nước
3.1.2. Đối với cơ quan hoạch định nhà nước
Cùng với sự nổ lực của các doanh nghiệp trong nước đối với việc xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia, các cơ quan hoạch định nhà nước cần có những giải pháp, tầm nhìn dài hạn trong việc thay đổi và nâng tầm hình ảnh của quốc gia trong mắt người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Để từ đó, hàng hóa Việt Nam có thể cải thiện được vị thế của mình trong tâm trí người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy và tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thị trường các nước trên thế giới.
Với mục đích nâng tầm hình ảnh quốc gia, các cơ quan hoạch định nhà nước có thể thực hiện một số những giải pháp sau:
Thứ nhất, các cơ quan hoạch định cần xây dựng những chiến lược để nâng tầm hình ảnh sản phẩm có xuất xứ Việt Nam thông qua việc phát triển tập trung và đa dạng các nguồn lợi thế cạnh tranh.
Cụ thể, cần hiểu được những lợi thế mà Việt Nam có năng lực cạnh tranh so với các quốc gia khác và tận dụng những ưu thế đó. Việt Nam với đặc điểm là một quốc gia nông nghiệp được nhiều người biết đến thông qua nhiều mặt hàng nông nghiệp như cà phê – Việt Nam là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới (sau Brazil), gạo – Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới (sau Thái Lan, Ấn Độ), hồ tiêu – Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đứng đầu thế giới. Ngoài ra, Việt Nam còn là quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới đến các nước như Mỹ, Nhật Bản, EU. Với những ưu thế về các mặt hàng nông nghiệp, chúng ta cần có những chính sách để làm nâng cao giá trị cũng như chất lượng của các mặt hàng này, bằng cách tăng cường các hoạt động kiểm định chất lượng; xây dựng các thương hiệu địa phương mạnh; tăng cường hoạt động bảo vệ thương hiệu. Với việc từng bước nâng cao chất lượng của các mặt hàng chủ lực và được người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới lựa chọn sử dụng, hình ảnh hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam sẽ ngày càng được cải thiện trong mắt người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để có thể xây dựng được một hình ảnh quốc gia có lợi thế cạnh tranh cao, cần có sự nổ lực cải thiện đa dạng các mặt hàng để từ đó người tiêu dùng có thể được đánh giá tổng quan tốt hơn về hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Do đó, chúng ta cần có được một chiến lược lâu dài trong việc cải thiện cả những lĩnh vực
mà quốc gia còn nhiều yếu kém. Việt Nam được biết đến là nơi gia công các mặt hàng may mặc cũng như là nơi gia công lắp ráp các thiết bị điện tử cho các tập đồn lớn trên thế giới. Vì vậy, cần có những chính sách để khuyến khích việc nâng cao chất lượng trong lĩnh vực gia công, đặc biệt, đưa ra những chính sách nhằm thúc đẩy phát triển những thương hiệu thời trang, những thương hiệu hàng điện tử của quốc gia. Từ đó, có thể mở rộng được năng lực cạnh tranh sang nhiều ngành nghề khác.
Thứ hai, các nhà hoạch định cần đưa ra những quy định chặt chẽ hơn về vấn đề an toàn và sức khỏe.
Người tiêu dùng trên thế giới ngày càng ý thức hơn về các vấn đề xã hội và môi trường của thương hiệu mà họ lựa chọn. Có thể kể đến, hình ảnh “Made in China” đã bị ảnh hưởng nặng nề từ những sự cố như bóc lột người lao động trong các cơng xưởng Foxconn; sự cố quần áo trẻ em dễ cháy hay sữa bột bị nhiễm khuẩn đã khiến người tiêu dùng nghi ngờ cam kết của một quốc gia đối với vấn đề về an toàn và xã hội. Bên cạnh đó, mặt hàng thực phẩm Việt Nam gần đây liên tục dính những bê bối về an toàn vệ sinh thực phẩm đã làm giảm niềm tin của người tiêu dùng trong nước, điều này càng làm mất điểm hàng tiêu dùng Việt trong mắt người tiêu dùng. Do đó, các quy định pháp luật về vấn đề an toàn và sức khỏe cần mạnh mẽ hơn, cũng như cần được hiện triệt để nhằm làm cải thiện hình ảnh hàng tiêu dùng Việt và lấy lại niềm tin của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, vấn đề về mơi trường ngày càng được nhiều người tiêu dùng trên thế giới quan tâm, vì vậy, cần có những chính sách khuyến khích phát triển những mặt hàng thân thiện với mơi trường nhằm đón đầu tâm lý tiêu dùng mới trong thời đại hiện nay.
Thứ ba, cần đưa ra những chính sách khuyến khích phát triển các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm lan truyền văn hóa truyền thống Việt Nam đến với bạn bè quốc tế mạnh mẽ hơn.
Việt Nam với những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, cùng những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa dân tộc sẽ là lợi thế lớn cho việc lan tỏa các giá trị văn hóa đến với bạn bè quốc tế. Hàn Quốc hay Nhật Bản là những quốc gia có nhiều nỗ
lực trong việc lan tỏa các hoạt động văn hóa và truyền thống của mình đến các nước trên thế giới. Đặc biệt là Hàn Quốc với làn sóng “Hallyu”, đã góp phần đưa văn hóa quốc gia này vươn tầm thế giới. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp được những cửa hàng, quán ăn mang đặc trưng của Hàn Quốc tại các đô thị ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc lan tỏa văn hóa sẽ góp phần làm tăng sức ảnh hưởng của hình ảnh quốc gia. Trong đó, có thể kể đến như văn hóa về ẩm thực khi Việt Nam có nền ẩm thực vô cùng đa dạng và phong phú. Các món ăn của Việt Nam được nhiều người dân trên thế giới ưa chuộng như bánh mì, phở, bún chả,…Những khuyến khích trong việc phát triển các hoạt động thương mại hóa về ẩm thực, xây dựng các chương trình ẩm thực trên phạm vi quốc tế sẽ đem đến những cái nhìn và sự nhận biết tốt hơn đối với người dân các nước đối với hình ảnh Việt Nam. Ngồi ra, cần khuyến khích phát triển các hoạt động văn hóa giải trí sáng tạo và độc đáo để tạo ra giá trị riêng cho văn hóa của Việt Nam. Để làm được điều này, các nhà chính sách cần mạnh mẽ hơn trong hoạt động bảo về bản quyền tác giả nhằm khuyến khích các hoạt động sáng tạo. Có như vậy, các hoạt động văn hóa của Việt Nam mới có cơ hội để phát triển mạnh hơn, nhiều sức sáng tạo hơn và tạo được nhiều ảnh hưởng hơn đối với bạn bè quốc tế.
Thứ tư, tích cực hơn nữa trong cơng tác tun truyền, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam
Hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc đưa những hình ảnh của Việt Nam đến với người dân khắp nơi trên thế giới. Quy trình quảng bá hình ảnh địi hỏi phải thật sự cẩn thận, tỉ mỉ và chú trọng về mặt hình ảnh để có thể đưa đến những góc nhìn tích cực về hình ảnh Việt Nam. Việc làm này địi hỏi phải có kinh phí lớn để q trình thực hiện được chỉnh chu và có kết quả tốt nhất. Do đó, chúng ta có thể khuyến khích các hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam của các tổ chức quốc tế thơng qua những serie phim truyền hình về ẩm thực, lễ hội văn hóa, danh lam thắng cảnh để đưa những vẻ đẹp của đất nước đến với bạn bè quốc tế. Những hình ảnh
này sẽ tạo ra những nhận thức, những cái nhìn tích cực hơn đối với hình ảnh Việt Nam nói chung và đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam nói riêng.
Thứ năm, chúng ta cần cải thiện và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế để từ đó tạo được ấn tượng tốt đối với hình ảnh quốc gia.
Với những điều kiện tự nhiên tuyệt vời được thiên nhiên ban cho, Việt Nam ngày càng được bạn bè quốc tế lựa chọn làm địa điểm đến tham quan và du lịch. Nguồn du khách từ mọi quốc gia trên thế giới đến Việt Nam sẽ là những người đóng vai trị lan tỏa hình ảnh Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế. Do đó, bằng việc gây ấn tượng đối với du khách đến Việt Nam, chúng ta có thể dần cải thiện và chiếm được cảm tình của bạn bè quốc tế, qua đó, đẩy nhanh được mục tiêu xây dựng một hình ảnh quốc gia tích cực. Để làm được điều này, ngồi những giải pháp nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, chúng ta cần khắc phục được những khuyết điểm cố hữu vẫn cịn tồn tại trong ngành du lịch Việt Nam, đó là các hoạt động kinh doanh gian lận, các vấn đề về vệ sinh an tồn thực phẩm và những hình ảnh xấu trong mắt khách du lịch quốc tế. Vì vậy, cần có những chính sách mạnh hơn trong việc quản lý hoạt động du lịch, xây dựng một văn hóa du lịch thân thiện với du khách quốc tế, bắt đầu từ khâu đón tiếp như tại cửa khẩu, các sân bay, các khu du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực du lịch. Với những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng du lịch, hình ảnh quốc gia sẽ có những chuyển biến tích cực, tạo động lực cho việc thúc đẩy nâng cao giá trị của hàng tiêu dùng Việt Nam trong mắt người tiêu dùng quốc tế.
Tóm lại, vấn đề cải thiện hình ảnh quốc gia cần có sự tham gia của nhiều cơ
quan, tổ chức và của cả người dân Việt Nam. Hình ảnh quốc gia cải thiện sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam ra thị trường quốc tế.