Mơ hình hiệu chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng việc tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân khai thác và nuôi trồng thủy sản tại huyện kiên lương, tỉnh kiên giang (Trang 41)

Nguồn: Tác giả luận văn

Trong đó:

 Nhu cầu tín dụng chính thức

Kiểm tra thực tế nhu cầu tín dụng chính thức của hộ khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Được đo bằng 6 biến từ X01 đến X06 với thang thứ bậc từ 1 đến 5. Yếu tố này khi được xác định trước tiên trong định hướng khảo sát. Vì mục tiêu nhắm đến là khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ dân khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nên đối tượng khảo sát phải tìm đến người có nhu cầu tín dụng nếu những đối tượng khảo sát khơng có nhu cầu vay vốn thì khơng cần thiết phải xét đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Đây có thể xem là điều kiện cần thiết trước tiên cho các bước tiếp theo và không xem là một nhân tố tác động.

Trong q trình phân tích cần hiệu chỉnh giá trị trong biến X06 vì thang đo này xác định ngược lại với nhu cầu tín dụng chính thức vì nếu mức thứ bậc lựa chọn của thang đo này ở mức thấp nhất nghĩa là nhu cầu tín dụng chính thức của đối tượng khảo sát càng cao và ngược lại.

 Đặc điểm hộ gia đình

Ghi nhận thơng tin về đặc điểm của hộ gia đình và được xác định bằng 6 thang đo từ X11 đến X16. Trong đó X11 – Giới tính của chủ hộ được xác định bằng thang đo biểu danh với 1 dành cho giới tính nam và 2 dành cho giới tính nữ. X12 – Năm sinh của chủ hộ được xác định bằng thang đo tỷ lệ. Sau khi thu thập kết quả và phân tích sẽ nghiên cứu chuyển về thang đo thứ bậc.

 Tiềm năng thanh toán

Ghi nhận khả năng thanh tốn của hộ gia đình có nhu cầu tín dụng chính thức và được sử dụng thang đo thứ bậc từ 1 đến 5 với 5 thang đo X21 đến X25.

Đo lường mối quan hệ của hộ gia đình có nhu cầu tín dụng chính thức với các tổ chức tín dụng chính thức sử dụng 3 thang đo X31, X32 và X33 với thang đo thứ bậc từ 1 đến 5.

 Hỗ trợ tín dụng chính thức

Đo lường mức độ hỗ trợ từ các chính sách, địa phương và các tổ chức tín dụng đối với hộ gia đình có nhu cầu tín dụng chính thức sử dụng 5 thang đo X41 đến X45 với thang đo thứ bậc từ 1 đến 5.

 Thủ tục tín dụng chính thức

Để xem xét yếu tố thủ tục tín dụng chính thức có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ dân sử dụng 3 thang đo X51, X52, X53 với thang đo thứ bậc từ 1 đến 5.

Đối với các hộ dân đã từng tiếp cận tín dụng chính thức thì lịch sử giao dịch hay lịch sử tín dụng chính thức của khách hàng là một yếu tố được các tổ chức tín dụng chính thức quan tâm và ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín cho những lần sau. Yếu tố này được đo bằng 3 thang đo X71, X72, X73 với thứ bậc từ 1 đến 5.

 Thoả thuận tín dụng chính thức

Trong thực tế các hạn mức tín dụng chính thức, kỳ hạn và lãi suất thông thường là những quy định khá cứng của các tổ chức tín dụng chính thức. Nhưng theo các quy định mới gần đây có sự điều chỉnh và được lựa chọn thoả thuận trong một giới hạn. Để đo lường nhân tố này với 3 thang đo X81, X82, X83 xem mức ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ dân và thang thứ bậc từ 1 đến 5 cũng được lựa chọn cho trường hợp này.

Để tiếp tiếp cận tín dụng chính thức các hộ dân cần một số điều kiện nào như thế chấp, tín chấp hay phương án hoạt động kinh doanh… Yếu tố này được sử dụng 5 thang đo X61 đến X65 với thứ bậc từ 1 đến 5.

 Đáp ứng nhu cầu tín dụng chính thức

Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ dân có nhu cầu được xác định thông qua 2 thang đo Y1,Y2.

Mức vay đã đáp ứng nhu cầu hoạt động ở mức độ nào nếu các lựa chọn nằm dưới mức 3 trung bình thì nghĩa là khả năng tiếp cận tín dụng bị hạn chế ngược lại nhu cầu tiếp cận tín dụng chính thức được đáp ứng. Thang đo này sử dụng thang thứ bậc 1, 2, 3, 4, 5.

Thang đo Y2 xác định nhu cầu tín dụng chính thức được đáp ứng ở mức độ nào trong 5 mức độ từ 1 đến 5. Thang đo này có thể sẽ rơi vào trường hợp trung lập. Nếu rơi vào trường hợp này cho thấy tỷ lệ phân đều cho khả năng được đáp ứng và hạn chế, khi đó cần kết hợp với Y1 để xác định kết quả cho nhân tố phụ thuộc này hoặc có thể bỏ qua.

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức 4.1.1. Nhu cầu tín dụng chính thức

Định hướng đối tượng và kết quả nghiên cứu phù hợp vì hầu hết đối tượng khảo sát là có nhu cầu tín dụng chính thức. Có 81% có nhu cầu tín dụng ngắn hạn, 81.5% có nhu cầu tín dụng trung hạn và 100% có nhu cầu dài hạn. Đối hoạt động khai thác và ni trồng thuỷ hải sản thì việc thu hồi vốn của quá trình đầu tư thường nằm trong chu kỳ dài hạn. Việc đầu tư thiết bị, phương tiện, tàu bè, chuồng trại, ao ni… thì cần có sự đầu tư ban đầu lớn sau đó qua từng đợt khai thác thì thể thu hồi vốn mà cần khoảng thời gian dài do đó nguồn vốn cần sử dụng là nguồn vốn dài hạn.

Bảng 6. Thơng kê nhu cầu tín dụng chính thức

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn và phân tích số liệu

Mức độ hữu ích của nguồn vốn tín dụng được ghi nhận là rất hữu ích cho các hoạt động của ngư dân khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. Khi người dân

cần vốn họ luôn luôn mong đến nguồn tín dụng chính thức từ các tổ chức tín dụng, có 100% người được hỏi chọn lựa mức rất đồng ý.

Bảng 7. Mức độ hữu ích của nguồn vốn tín dụng chính thức

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn và phân tích số liệu

Có 81 % người được hỏi xác nhận mức rất không đồng ý cho rằng hoạt động của họ từ nguồn vốn tự chủ hay khác hơn là 81% này vẫn đang cần nguồn vốn tín dụng chính thức cho các hoạt động hiện tại.

Bảng 8. Thống kê nguồn gốc của nguồn vốn

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn và phân tích số liệu

Tóm lại: Đối tượng nghiên cứu là phù hợp, là những đối tượng có nhu cầu tín dụng chính thức cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

4.1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng

4.1.2.1 Đặc điểm hộ gia đình

Các hộ gia đình, theo tập quán chung thì người chủ hộ là nam và trong khảo sát này có 90.5% đối tượng là nam đóng vai trị chủ hộ trong gia đình và đối tượng khảo sát là dân tộc kinh một tộc người chính của địa phương.

Về mặt trình độ thì đa số có trình độ THPT chiếm 51.5% trong tổng số các đối tượng khảo sát. Đây là một mức trình độ tương đối vì rất ít người có trình độ cao mà chịu quay về địa phương để hoạt động ngành nghề ít địi hỏi, u cầu trình độ cao mà chủ yếu là kinh nghiệm sống. Với độ tuổi tập trung trong khoảng 40 đến 50 tuổi, rất ít người trẻ tuổi hoạt động trong lĩnh vực này.

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn và phân tích số liệu

Về nhân đặc điểm nhân khẩu, số nhân khẩu trong gia đình đa số là 3 nhân khẩu và phân bổ đều cho các trường hợp cịn lại: 12.5% hộ gia đình có 1 nhân khẩu; 21% hộ gia đình có 2 nhân khẩu; 29.5% hộ gia đình có 3 nhân khẩu; 28.5% hộ gia đình có 4 nhân khẩu; 17% hộ gia đình có trên 5 nhân khẩu. Với số lao động chính chủ yếu là 1, 2 lao động chính trong gia đình.

4.1.2.2 Tiềm năng thanh toán

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn và phân tích số liệu

Kiên Lương là vùng có điều kiện rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. Trong nghiên cứu này thì đối tượng khai thác thuỷ hải sản chiếm 73% và 23.5% làm nghề ni trồng, cịn lại 3.5% làm dịch vụ thuỷ sản. Với mức thu nhập bình quân là từ 6 đến 9 triệu đồng/tháng chiếm 87%. Mức độ thu nhập khá đồng đều và được phân vào mốc tương đối cao so với thu nhập bình quân của tỉnh Kiên Giang.

Kinh nghiệm trong hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản của người dân là 4-6 năm. Một ngành nghề lao động luôn cần kinh nghiệm hoạt động. Những người ít kinh nghiệm rất ít lựa chọn vì càng ít kinh nghiệm thì khả năng rủi ro càng cao.

Phương tiện khai thác nuôi trồng được phân bổ: 8.5% sử dụng mặt đất để nuôi quảng canh, 11% sử dụng ao bè để ni, 4% tận dụng các bãi bồi 73% có tàu thuyền để khai thác và 3.5% còn lại sử dụng phương tiện khác.

Khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản là một hoạt động cần đầu tư ban đầu khá lớn cho các phương tiện, thiết bị. Kết quả khảo sát cho thấy điều này, các

phương tiện có giá trị khoảng 250 triệu chiếm 13.5%, các phương tiện có giá trị khoảng 500 triệu chiếm 32.5%, các phương tiện có giá trị khoảng 750 triệu chiếm 35%, các phương tiện có giá trị khoảng 1 tỷ chiếm 14% và các phương tiện có giá trị trên 1 tỷ là 5%.

Qua phân tích cho thấy khối tài sản trong tay các hộ dân là khá lớn nhưng do đặc thù chung là khơng có cơ sở chứng nhận giá trị tài sản hoặc nếu có thì các chứng nhận này thể hiện giá trị rất thấp như diện tích ao ni, đất nông nghiệp, bãi bồi, lồng bè… nếu có giấy chứng nhận thì thực tế giá trị rất thấp không thể làm tài sản thế chấp khi vay. Mặt khác khơng có chứng nhận thu nhập bình qn của nơng dân nào được làm cơ sở thế chấp cho các ngân hàng để vay vốn. Cả các thiết bị khai thác đánh bắt của người dân tuy có giá trị nhưng nếu khơng có cơ sở chứng nhận giá trị thì cũng rất khó trong vay vốn. Do đó tác giả đề xuất nhân tố tiềm năng thanh tốn để tìm hiểu.

4.1.2.3 Quan hệ tín dụng chính thức

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn và phân tích số liệu

Để đo lường quan hệ tín dụng chính thức sử dụng 3 thang đo. Nơi làm việc của người thân bạn bè tại các cơ quan địa phương được ghi nhận bằng thang đo định danh 5 chỉ mục 1, 2, 3, 4, 5. Kết quả cho thấy có 56% đối tượng được hỏi không làm việc tại các cơ địa phương, 27% làm việc tại cơ quan cấp xã, 15.5% làm việc tại cơ quan cấp huyện và chỉ có 1.5% làm việc tại cơ quan cấp tỉnh.

Mức độ quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng chính thức chiếm tỷ lệ 7.5% cho thấy người dân tuy quan tâm đến nguồn vốn hoạt động nhưng lại ít có quan hệ tốt với các tổ chức xã hội địa phương cũng như các tổ chức tín dụng chính thức. Ngược lại cũng phản ánh các tổ chức tín dụng chính thức địa phương hạn chế các liên hệ với nông hộ khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. Và đại đa số người dân chỉ làm việc với các tổ chức tín dụng chính thân quen, đã từng cấp tín dụng chính thức cho trước đây.

4.1.2.4 Hỗ trợ tín dụng chính thức

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn và phân tích số liệu

Kết quả cho thấy thơng tin và hỗ trợ tín dụng chính thức được triển khai rất tốt đến người dân như các thông tin về các nguồn vốn ưu đãi cho hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản được nông hộ nắm bắt kịp thời trên 75.5% tỷ lệ đồng ý và rất đồng ý. Sự đa dạng của các gói tín dụng chính thức cho người dân cũng có sự đồng thuận và rất đồng thuận với tỷ lệ 69%. Địa phương có nhiều tồ chức tín dụng chính thức để tơi lựa chọn khi cần có 84% đồng ý cho thấy sự phát triển ngày càng nhiều các cơ sở tín dụng chính thức tại Kiên Lương

nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung. 100% người được hỏi xác nhận được quan tâm và hỗ trợ thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức nhưng 100% người được hỏi không đồng ý với việc chăm sóc định kỳ của các tổ chức tín dụng chính thức.

4.1.2.5 Thủ tục tín dụng chính thức

Bảng 13. Thống kê thủ tục tín dụng chính thức

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn và phân tích số liệu

Thời gian và thủ tục tín dụng chính thức ngày càng được các tổ chức tín dụng chính thức cải thiện hơn giúp người dân có thể tự hồn thiện thủ tục vay vốn của mình có 85% người được hỏi có thể tự hồn thiện hồ sơ vay của mình, thời gian làm thủ tục không quá 01 tuần làm việc.

4.1.2.6 Lịch sử tín dụng chính thức

Bảng 14. Thống kê thơng tin lịch sử tín dụng chính thức

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn và phân tích số liệu

Qua khảo sát lịch sử tín dụng chính thức của người dân rất tốt có trên 80% rất đồng thuận cịn lại khơng q 20% đồng ý hay nói chung là 100% nơng hộ có lịch sử giao dịch rất tốt. Đây là chỉ số rất chắc chắn nhưng đang nghiên cứu từ người dân vì thế cần thu thập thêm thơng tin từ nơi cung cấp tín dụng vì gần đây theo báo cáo của các ngân hàng về tình hình nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng và các ngân hàng đang phải tìm nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu.

4.1.2.7 Thoả thuận tín dụng chính thức

Bảng 15. Thống kê thơng tin thoả thuận tín dụng chính thức

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn và phân tích số liệu

Các chính sách tín dụng chính thức ngày càng trở nên mềm dẽo hơn rất nhiều và người có nhu cầu tín dụng chính thức được quyền thoả thuận mức lãi suất, thời hạn trả lãi và nợ gốc. Qua khảo sát 30.5% chưa được thoả thuận lãi suất, 19% chưa được thoả thuận hạn mức tín dụng chính thức và 18.5% chưa được thoả thuận kỳ hạn trả nợ.

4.1.3. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức

4.1.3.1 Điều kiện tiếp cận tín dụng chính thức

Qua các phương án hoạt động cụ thể tôi đã được vay vốn người dân có thể được vay vốn được xác nhận 82% cịn lại 18% chưa được tiếp cận tín dụng. Tỷ lệ này tuy không cao nhưng với mục tiêu các hộ đều được tiếp cận nguồn vốn thì cần giảm tỷ lệ này thêm nữa.

Bảng 16. Thống kê điều kiện tiếp cận tín dụng chính thức

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn và phân tích số liệu

Các nông hộ khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đa phần được tiếp cận tín dụng chính thức qua các tổ chức xã hội địa phương có 81% rất đồng ý cịn lại 19% chưa đồng ý. Cho thấy vai trò hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng chính thức địa phương là rất ý nghĩa và thiết thực.

Bảng 17. Thống kê vai trò hỗ trợ

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn và phân tích số liệu

Bảng 18. Thống kê hình thức vay vốn

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn và phân tích số liệu

Hình thức vay vốn tín chấp thường không được áp dụng nhiều cho đối tượng người dân khai thác và ni trồng vì có 71.5% khơng đồng ý với nhận định này và có 28.5% là đồng ý. Trong khi đa số nông hộ được vay vốn thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng việc tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân khai thác và nuôi trồng thủy sản tại huyện kiên lương, tỉnh kiên giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)