1.4.2 .Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2.1. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng Thƣơng Việt
2.1.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
TMCP Công Thƣơng Việt Nam
* Thực trang về chất lƣợng tín dụng
Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian qua tại VietinBank luôn được quan tâm, điều này thể hiện ở chất lượng dư nợ cho vay : Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ nợ xấu được khống chế ở mức thấp hơn 3% theo quy định. Việc trích lập DPRR được thực hiện thường xuyên, đúng quy định. Các khoản nợ xấu được tích cực thu hồi, hạn chế để phát sinh mới. So với năm 2012, nợ xấu năm 2013 đang có chiều hướng giảm, đây là tín hiệu rất tích cực trong cơng tác kiểm sốt rủi ro của Vietinbank trong thời gian vừa qua: Nợ dưới tiêu chuẩn giảm 479 tỷ đồng; Nợ nghi ngờ giảm 784 tỷ đồng, trong khi nợ có khả năng mất vốn tăng 144 tỷ đồng.
Bảng 2.4: Phân tích chất lƣợng nợ cho vay
Năm 2011 (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Năm 2012 (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Năm 2013 (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
Tăng (giảm) 2013 so với 2012 Tuyệt đối Tỷ lệ Nợ đủ tiêu chuẩn 285.213 97.2 327.054 98.1 369.774 98.27 42.720 13.06 Nợ cần chú ý 6.017 2.1 1.411 0.4 2.744 0.73 1.333 94.47 Nợ dưới 1.071 0.4 994 0.3 515 0.14 -479 -48.19
tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ 220 0.1 1.789 0.5 1.005 0.27 -784 -43.82 Nợ có khả năng mất vốn 912 0.3 2.105 0.6 2.249 0.6 144 6.84 Tổng cộng 293.434 100 333.356 100 376.288 100 42.931 12.88
Nguồn : Báo cáo tài chính được kiểm tốn của NHCT
Hình 2.5 : Phân tích chất lƣợng dƣ nợ
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 VietinBank
Phân loại các khoản nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng
Việc phân loại các khoản nợ được tuân theo quy định của NHNN, theo đó các khoản nợ được xếp vào 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ, và Nợ có khả năng mất vốn. Hàng ngày, hệ thống tín dụng sẽ nhắc nhở các CBTD
về các khoản nợ đến hạn, các khoản nợ sắp đến hạn và các khoản nợ quá hạn. CBTD sẽ liên hệ yêu cầu khách hàng thanh toán phần gốc và lãi đúng hạn cũng như đôn đốc khách hàng trả các khoản nợ quá hạn. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, hệ thống sẽ tự động chuyển khoản nợ sang loại thấp hơn theo quy định.
Các khoản nợ thuộc nhóm Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn được coi là các khoản nợ xấu (NPL), Phòng Quản lý nợ có vấn đề quản lý, thường xuyên theo dõi, đề xuất trình Ban lãnh đạo các biện pháp xử lý thu hồi nợ.
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN, NHCT thực hiện trích lập dự phịng cụ thể và dự phịng chung cho từng nhóm nợ như sau, trong đó dự phịng cụ thể được trích lập trên rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay theo các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm, dự phịng chung được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phịng cụ thể, và trong các trường hợp các TCTD gặp khó khăn về tài chính khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Và ngày 21/01/2013 NHNN đã ban hành thông tư 02/2013/TT- NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòngrủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, CN ngân hàng nước ngoài, văn bản này co hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2013.
Về cơ bản mức quy định trích dự phịng cụ thể và dự phịng chung của hai văn bản trên là khơng thay đổi.
Theo Đề án tái cơ cấu của VietinBank (VietinBank bắt đầu tái cơ cấu về tài chính vào 31/12/2000) tổng nợ tồn đọng cần xử lý là 9.485 tỷ đồng, chiếm 27% giá trị các khoản vay. Số nợ tồn đọng phát sinh sau đó là 529 tỷ đồng. Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu, VietinBank đã xử lý được 9.762 tỷ đồng nợ tồn đọng, đạt 102,9% kế hoạch của Đề án xử lý nợ tồn đọng. NHCT đã hoàn thành đề án xử lý nợ tồn đọng được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN phê duyệt.
Cơng tác trích lập DPRR ln chủ động, đúng quy định.Cụ thể số dư quỹ dự phòng nội bảng tại 31/12/2013 là 3.300 tỷ đồng, trong đó dự phịng chung là 2.628 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 672 tỷ đồng. Tổng số dư quỹ dự phịng ngoại bảng là 405 tỷ đồng, trong đó dự phòng chung là 369 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 36 tỷ đồng.
* Cơng tác Quản trị rủi ro tín dụng
VietinBank đã thành lập Ban Quản trị rủi ro và Hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO) để giám sát và quản lý tồn diện các loại rủi ro trong kinh doanh. Thành viên của ALCO bao gồm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, kế toán trưởng, trưởng bộ phận quản lý rủi ro, trưởng bộ phận kinh doanh, dịch vụ, và trưởng các bộ phận liên quan khác.
VietinBank đã xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, trong đó HĐQT có trách nhiệm xem xét và thơng qua các chiến lược và chính sách quản trị rủi ro của VietinBank, trong khi Ban Điều hành có trách nhiệm thực hiện và phát triển các chiến lược và chính sách đã được thơng qua đó.
Chức năng quản trị rủi ro của VietinBank hiện do Khối quản trị rủi ro (RMG) thực hiện. Khối này được tách riêng khỏi các giao dịch trực tiếp và thực hiện báo cáo trực tiếp lên Ban Điều hành.
Khối quản trị rủi ro bao gồm 5 phịng ban có trách nhiệm quản trị các loại rủi ro khác nhau, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, và rủi ro tác nghiệp:
- Phịng Quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư (CIRM) - Phịng Chế độ tín dụng và đầu tư
- Phòng Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp - Phịng Quản lý nợ có vấn đề
- Ban KTKSNB
Thêm vào đó, Phịng Kế hoạch và Hỗ trợ ALCO có trách nhiệm quản trị rủi ro thanh khoản, lãi suất và ngoại hối; Phòng pháp chế phụ trách quản trị các rủi ro pháp lý.
Hiện Tại VietinBank đang triển khai mơ hình tín dụng tập trung, theo đó những khoản vay vược mức phán quyết của CN1 sẽ được trình về TSC thẩm định tín dụng độc lập các khoản cho vay, theo dõi xử lý nợ có vấn đề và các vấn đề phát sinh khác. Ngoài ra cịn có Phịng KTKSNB thực hiện việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ các khoản cho vay của CN để phát hiện những rủi ro tín dụng Đề xuất những giải pháp xử lý kịp thời.
1
: Mức phán quyết được TSC ủy quyền cho từng CN phục thuộc vào xếp loại của CN. Các CN xếp loại khác nhau sẽ có mức ủy quyền phán quyết khác nhau.