1. Giới thiệu chung
Tên doanh nghiệp CẢNG ĐÀ NẴNG
Tên giao dịch: DANANG PORT
Tổng Giám đốc: Ông NGUYỄN THU
Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam
Vị trí Cảng: 16007’03’’ N,1080 12’ 03’’ E
Vị trí lấy hoa tiêu: 160 10’ N,1080 11’E
Địa chỉ: Số 26 Bạch Đằng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Điện thoại: (84.511) 822.513
Fax: (84.511) 822.565
Website: http://danangport.com.vn
2. Quá trình ra đời và phát triển của Cảng Đà Nẵng
2.1. Cảng Đà Nẵng trước ngày giải phóng
Cảng Đà Nẵng đã có từ lâu, nhưng chỉ đến năm 1924, chính quyền cũ mới bắt đầu xây dựng 6 cầu cảng Sông Hàn. Việc xây dựng tiền hành trong 2
năm và hoàn thành vào năm 1926. Đến năm 1966, Mỹ mới xây dựng 2 cầu cảng Tiên Sa (4 bến) để phục vụ cho chiến tranh tại Việt Nam và chính quyền Sài Gòn cho xây dựng tiếp cầu 7 và 8 Sông Hàn.
Sau khi Mỹ rút quân về nước theo Hiệp định Pari, chính quyền Sài Gòn sát nhập cảng Tiên Sa vào Nha thương Cảng Đà Nẵng và đặt dưới sự quản lý của Tổng Nha Thương cảng. Nha thương Cảng Đà Nẵng về tổ chức gồm có:
- 4 phân cuộc (hành kế, công tác, khu khai thác Sông Hàn, Tiên Sa) - 3 ty (Ty hải cảng: Quy Nhơn-Ba Ngòi-Nha Trang)
- 1 phòng An ninh.
Nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý tài sản, phương tiện thiết bị, tu bổ xây dựng cơ sở vật chất, cho tư nhân đấu thầu bốc dỡ hàng hóa (do 2 Công ty tư nhân là Vitabo và Sovita)
2.2 Cảng Đà Nẵng sau ngày giải phóng
Ngày 29/3/1975, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng. Ban Giao thông liên khu 5 tiếp quản Cảng Đà Nẵng, tiếp thu toàn bộ cơ sở vật chất và tổ chức lại lực lượng nhanh chóng đi vào hoạt động bốc dỡ hàng hóa cho tàu các nước XHCN vận chuyển hàng hóa viện trợ và quan hệ hợp tác với Việt Nam. Ngày 19/1/1976, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định 222/QĐTC thành lập
Cảng Đà Nẵng trực thuộc Cục Đường biển Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu lúc đó là:
- Tổ chức sang mạn, xếp dỡ, chuyển tải, giao nhận và bảo quản hàng hóa tại khu vực cảng quản lý.
- Dẫn dắt tàu ra vào các cảng trong khu vực.
Trong quá trình hoạt động, do yêu cầu về tổ chức và đổi mới quản lý doanh nghiệp, Cảng Đà Nẵng được Nhà nước bổ sung nhiệm vụ và thay đổi cơ quan chủ quản nhiều lần. Thực hiện Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định 1163/QĐ-TCLĐ ngày 15/6/1993 thành lập doanh nghiệp Nhà nước Cảng Đà Nẵng trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam. Đến ngày 08/5/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết dịnh 91/1998/QĐ-TTg chuyển Cảng Đà Nẵng làm thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
3. Cơ sở pháp lý và loại hình doanh nghiệp
- Cảng Đà Nẵng được Nhà nước xếp hạng là doanh nghiệp hạng I, hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam
- Quyết định thành lập: Quyết định 1163/QĐ-TCLĐ ngày 15/6/1993 của Bộ giao thông vận tải về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước Cảng Đà Nẵng trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam.
- Quyết dịnh 91/1998/QĐ-TTg ngày 08/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Cảng Đà Nẵng làm thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
4. Ngành nghề kinh doanh
Cảng Đà Nẵng hoạt động chủ yếu ở những lĩnh vực sau:
Bốc xếp, giao nhận và bảo quản hàng hóa.
Dẫn dắn tàu biển ra vào cảng.
Kinh doanh vận tải, đại lý vận tải hàng hóa và kho bãi cảng.
Sửa chữa phương tiện thiết bị.
Xây dựng công trình vừa và nhỏ.
Cung cấp lương thực, nhiên liệu, nước ngọt cho tàu.
Vệ sinh đổ rác, gỏ rỉ.
Dịch vụ hàng hải và dịch vụ khác.
5. Chính sách chất lượng :
• Đảm bảo không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn. Xem khách hàng là người quyết định sự tồn tại và phát triển Cảng Đà Nẵng
• Không ngừng cải tiến và hòan thiện công nghệ xếp dỡ, công tác quản lý và nguồn lực nhằm tăng năng suất, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng
• Đảm bảo các điều kiện cho tàu cập cảng an tòan và thuận lợi, hàng hóa qua cảng Đà Nẵng không hao hụt số lượng, suy giảm chất lượng.
• Nâng cao hiệu quả trong họat động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.
• Đảm bảo các bộ phận thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo những nguyên tắc và tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000
• Cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng • Đảm bảo các nguồn lực và duy trì hệ thống
• Chính sách chất lượng được truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức