Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy đa số sự mất cân bằng công việc- cuộc sống xảy ra ở những đối tượng được khảo sát có thu nhập dưới 7 triệu đồng/tháng và phải làm thêm nghề tay trái, công việc bán thời gian để kiếm thêm thu nhập. Tình hình kinh doanh ế ẩm của các cơng ty bất động sản đã khiến cho thu nhập của đa số các nhân viên kinh doanh bất động sản ở mức thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu nên họ phải dành thêm thời gian để làm thêm để kiếm thêm thu nhập nên thời gian dành cho cá nhân, gia đình cũng bị xáo trộn, giảm sút. Thu nhập giảm sút cùng với chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ khiến họ phải thắt chặt chi tiêu, khiến cho nhiều nhu cầu về ăn-mặc-ở, giải trí, tinh thần cũng bị cắt giảm nên mức độ thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân, gia đình đều giảm sút. Điều này có mối liên hệ chặt chẽ với sự mất cân đối giữa thời gian làm việc và thời gian dành cho gia đình, giải trí, nghỉ ngơi và có tác động bất lợi đến sự cân bằng công việc-cuộc sống.
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy đa số đối tượng được khảo sát đều
xếp thu nhập là yếu tố xếp thứ 1, 2 về mức độ ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống (mức độ ảnh hưởng giảm dần theo sự tăng lên của con số xếp thứ tự), cho thấy thu nhập là yếu tố được đánh giá có vai trò ảnh hưởng hàng đầu, rất quan trọng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống.
3.3 Mối quan hệ
Đồ thị 3.7 Việc xây dựng mối quan hệ
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy đa số đối tượng được khảo sát đều có 3-4
ngày/tuần gặp gỡ các đối tác giờ làm việc để xây dựng mối quan hệ với lượng bia (loại 6 đơn vị cồn) sử dụng trên 500 ml trong một lần gặp gỡ, vượt trên mức trung bình theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) được nêu trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1 Mức độ uống rƣợu bia trong ngày Mức độ uống rượu bia Số gam cồn uống/ngày Rượu mạnh 40 độ cồn Rượu vang 12 độ cồn Bia 4-5 độ cồn Uống ít 0,1-9,9g (nghĩa là ít hơn 1 đơn vị cồn) Uống vừa phải 10-29,9g 1-3 ly 25ml 1-3 ly 88ml 1-3 ly 220ml (1-3 đơn vị cồn) (25-75ml) (88-260ml) (2/3 -2 lon/chai bia 330ml) Uống nhiều >30g > 3 ly 25ml > 3 ly 88ml > 3ly 220ml (nhiều hơn 3 đơn
vị cồn) (> 75ml) (>260ml) (> 2 lon/chai bia330ml) Uống quá nhiều > 40g > 4 ly 25ml > 4 ly 88ml > 4 ly 220ml (nhiều hơn 4 đơn
vị cồn) (> 100ml) (>350ml)
(gần 3 lon/chai bia
330ml)
Theo WHO, đối với rượu bia, uống nhiều có nghĩa là hơn 2 lần/tháng, uống quá nhiều là uống hằng ngày hoặc hầu hết các ngày trong tuần, mỗi lần uống vượt quá mức trung bình khuyến cáo. Việc lạm dụng rượu bia trên mức trung bình theo khuyến cáo sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan, vòm họng, thực-thanh quản, dạ dày, đại tràng, giảm trí nhớ, loạn thần, rối loạn giấc ngủ, tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não, ảnh hưởng xấu đến tim mạch, gây rối loạn cân bằng nước-điện giải, dễ bị sỏi thận, đường tiết niệu.
Đồ thị 3.8 Mức độ cân bằng giữa công việc và cuộc sống - Việc xây dựng mối quan hệ
Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy đa số sự mất cân bằng công việc-cuộc
sống xảy ra ở những đối tượng được khảo sát có 3-4 ngày/tuần trở lên dành cho việc gặp gỡ các đối tác sau giờ làm việc để xây dựng mối quan hệ. Việc phải dành thời gian gặp gỡ các đối tác để xây dựng mối quan hệ đã tạo ra ảnh hưởng bất lợi đối với sự cân bằng công việc-cuộc sống trên 2 phương diện: thời gian và sức khỏe. Về phương diện thời gian, bên cạnh thời gian làm việc trải dài suốt cả tuần, thời gian làm thêm để cải thiện thu nhập thì việc phải dành thêm một số ngày trong tuần cho việc gặp gỡ các đối tác sau giờ làm việc để xây dựng mối quan hệ đã góp phần khiến cho quỹ thời gian dành cho cá nhân, gia đình của các đối tượng được khảo sát bị giảm sút đáng kể. Về phương diện sức khỏe, việc sử dụng bia rượu trên mức trung bình theo khuyến cáo của WHO sẽ tạo ra những rủi ro, ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe trong khi đa số các đối tượng được khảo sát đều khơng hoặc chỉ có rất ít thời gian dành cho việc tập thể dục thể thao.
Đồ thị 3.9 Thứ tự ảnh hƣởng của mối quan hệ và thời gian dành cho việc xây dựng mối quan hệ đến sự cân bằng
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy đa số đối tượng được khảo sát đều
xếp mối quan hệ và việc xây dựng mối quan hệ là yếu tố xếp thứ 5 về mức độ ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống (mức độ ảnh hưởng giảm dần theo sự tăng lên của con số xếp thứ tự), cho thấy mối quan hệ cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống. Do đặc thù, tính chất, u cầu cơng việc nên các đối tượng được khảo sát đều phải dành nhiều thời gian để gặp gỡ, xây dựng mối quan hệ với các đối tượng, đối tác khác nhau cả trong và ngoài giờ làm việc, phải sử dụng nhiều rượu bia trong giao tiếp nên ảnh hưởng bất lợi không chỉ đối với thời gian dành cho cá nhân, gia đình mà cịn đối với sức khỏe bản thân. Đây là yếu tố khá đặc thù ở Việt Nam.
3.4 Chính sách, quy định của công ty
Đồ thị 3.10 Đào tạo kỹ năng; chính sách, quy định
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy đa số các doanh nghiệp kinh doanh bất
động sản được khảo sát đều có huấn luyện, đào tạo cho nhân viên về những kỹ năng chuyên môn, kiến thức cần thiết trong công việc nhưng chưa có các quy định, chính sách mang tính hỗ trợ sự cân bằng giữa cơng việc-cuộc sống cho nhân viên, chưa có các khóa huấn luyện, đào tạo, tư vấn cho nhân viên về những kỹ năng thu xếp, xử lý ổn thỏa các vấn đề cá nhân, gia đình để có thể tồn tâm, tồn ý hơn cho cơng việc.
Đồ thị 3.11 Mức độ cân bằng giữa cơng việc và cuộc sống - Chính sách, quy định, đào tạo kỹ năng
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy sự mất cân bằng công việc-cuộc sống
diễn ra chủ yếu ở những doanh nghiệp chưa có các quy định, chính sách mang tính hỗ trợ sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống cho nhân viên. Việc có các chính sách, quy định nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên được xem là yếu tố mang tính chiến lược trong lĩnh vực quản lý nhân sự tại các công sở trong thế kỷ 21. Những chính sách, quy định của doanh nghiệp mang tính hỗ trợ sự cân bằng cơng việc và cuộc sống có tác động tích cực đến tinh thần của nhân viên, góp phần làm cho nhân viên cảm thấy an tâm, toàn tâm toàn ý hơn khi làm việc, làm tăng năng suất lao động và chất lượng công việc, giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp, giảm bớt nỗi lo lắng về những vấn đề trong cuộc sống cá nhân của mình. Ngược lại, sự thiếu vắng các chính sách, quy định của doanh nghiệp mang tính hỗ trợ sự cân bằng giữa cơng việc hoặc thậm chí một số chính sách, quy định của doanh nghiệp gây bất lợi cho sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ khiến nhân viên phải tự xoay sở một cách vất vả để vừa đáp ứng yêu cầu công việc và vừa giải quyết các nhu cầu cá nhân, gia đình của mình, khiến nhân viên mệt mỏi và mất nhiều thời gian hơn, tác động tiêu cực đến tinh thần làm việc và sự yêu mến, gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp. Việc thiết kế, xây dựng các chương trình đào tạo, huấn luyện kỹ năng mềm cho nhân viên giúp trang bị cho nhân viên những kỹ năng cần thiết trong công việc cũng như những kỹ năng giải quyết ổn thỏa các vấn đề trong cuộc sống cá nhân nhằm toàn tâm, tồn ý cho
cơng việc. Ví dụ: các chương trình huấn luyện kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng giao tiếp, chương trình tư vấn giải quyết các vấn đề cá nhân,…
Đồ thị 3.12 Thứ tự ảnh hƣởng của chính sách, quy định của công ty đến sự cân bằng
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy đa số đối tượng được khảo sát đều
xếp chính sách, quy định của cơng ty là yếu tố xếp thứ 3, 4 về mức độ ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống (mức độ ảnh hưởng giảm dần theo sự tăng lên của con số xếp thứ tự), cho thấy mối quan hệ cũng là một trong những yếu tố có vai trị quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống.
3.5 Sự lãnh đạo, quản lý
Đồ thị 3.13 Mâu thuẫn, xung đột trong môi trƣờng làm việc
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy mức độ mâu thuẫn trong môi trường
làm việc tại các doanh nghiệp được khảo sát ở mức trung bình nên ảnh hưởng của mâu thuẫn xung đột đến tinh thần người lao động tại đây cũng ở mức trung bình. Có được điều này là do hầu hết lãnh đạo của các doanh nghiệp được khảo sát đều quan tâm đến việc giải quyết, dàn xếp mâu thuẫn, xung đột trong môi trường làm việc.
Đồ thị 3.14 Mức độ cân bằng giữa công việc và cuộc sống - Mâu thuẫn, xung đột trong môi trƣờng làm việc
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy sự mất cân bằng công việc-cuộc
sống chỉ diễn ra ở một thiểu số các doanh nghiệp được khảo sát, nơi có mức độ mâu thuẫn, xung đột trong môi trường làm việc ở mức cao và lãnh đạo nơi ấy thiếu quan tâm đúng mức đến việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột.
Đồ thị 3.15 Thứ tự ảnh hƣởng của mâu thuẫn, xung đột trong môi trƣờng làm việc đến sự cân bằng
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy đa số đối tượng được khảo sát đều xếp
mâu thuẫn, xung đột trong môi trường làm việc là yếu tố xếp thứ 8 về mức độ ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống (mức độ ảnh hưởng giảm dần theo sự tăng lên của con số xếp thứ tự), cho thấy mâu thuẫn, xung đột trong môi trường làm việc cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự cân bằng cơng việc-cuộc sống.
Đồ thị 3.16 Phân công công việc
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy sự phân công công việc ở đa số các
doanh nghiệp được khảo sát đều rõ ràng, hợp lý.
Nhận xét: Đa số đối tượng được khảo sát đều xếp áp lực công việc là yếu tố
xếp thứ 6 và sự phân công công việc là yếu tố xếp thứ 9, 10 về mức độ ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống (mức độ ảnh hưởng giảm dần theo sự tăng lên của con số xếp thứ tự), cho thấy áp lực công việc và sự phân công công việc cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự cân bằng cơng việc-cuộc sống.
Đồ thị 3.18 Thiết kế, trang trí khơng gian làm việc
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy sự thiết kế, trang trí khơng gian làm việc
ở đa số các doanh nghiệp được khảo sát chỉ ở mức bình thường. Một thiểu số các doanh nghiệp được khảo sát có lối thiết kế, trang trí khơng gian làm việc bắt mắt, sinh động mang lại những cảm xúc hưng phấn, hứng thú cho nhân viên. Điều đó góp phần tạo nên sự cân bằng về tinh thần tại môi trường làm việc.
Sự quan tâm đến thiết kế, bài trí khơng gian làm việc của ban lãnh đạo cũng như thực trạng của thiết kế, trang trí khơng gian làm việc cũng là một tiêu chí phản ánh sự lãnh đạo, quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đa số đối tượng được khảo sát đều nhận định việc thiết kế, trang trí khơng gian làm việc một cách khoa học, hợp lý, đẹp mắt, phù hợp sẽ không chỉ tạo thuận lợi cho cơng việc mà cịn mang lại những cảm xúc tích cực, thư giãn, giải tỏa stress, giúp cân bằng tốt hơn trạng thái tinh thần, tức là có tác động tích cực đến sự cân bằng công việc-cuộc sống..
Đồ thị 3.19 Thứ tự ảnh hƣởng của thiết kế, trang trí nơi làm việc đến sự cân bằng
Nhận xét: Đa số đối tượng được khảo sát đều xếp thiết kế, trang trí khơng gian
làm việc là yếu tố xếp thứ 8, 9, 10 về mức độ ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc- cuộc sống (mức độ ảnh hưởng giảm dần theo sự tăng lên của con số xếp thứ tự), cho thấy việc thiết kế, trang trí khơng gian làm việc cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống.
Nhận xét: Đa số doanh nghiệp được khảo sát có kết quả kinh doanh trong
giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 kém nhiều so với các năm trước đó, chưa có các kế hoạch, chiến lược sáp nhập, liên kết, đổi mới để tăng sức cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp chưa có các bộ phận chun trách cơng tác hoạch định, nghiên cứu, dự báo thị trường và chăm sóc khách hàng. Kết quả kinh doanh là một trong các chỉ tiêu phản ánh sự lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp. Khi các nhà lãnh đạo thực hiện tốt việc hoạch định chiến lược kinh doanh, có kế hoạch, phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và thực hiện tốt việc quản lý, điều hành cơng việc thì kết quả kinh doanh có xu hướng ngày càng tốt hơn, kéo theo thu nhập cũng được tăng lên, đảm bảo sự ổn định trong công ăn việc làm cho người lao động, có tác động tích cực đối với sự cân bằng công việc-cuộc sống. Ngược lại, khi các nhà lãnh đạo thực hiện không tốt việc lãnh đạo, quản lý của mình sẽ khiến cho kết quả kinh doanh có xu hướng xấu đi, ảnh hưởng đến sự tồn vong của doanh nghiệp, khiến thu nhập giảm sút, cắt giảm việc làm, tác động tiêu cực đến sự cân bằng công việc-cuộc sống. Kết quả kinh doanh trong 5 năm gần đây của các doanh nghiệp bất động sản đang kém hơn nhiều so với trước, khiến cho thu nhập của người lao động giảm sút không đủ trang trải các nhu cầu chi tiêu. Người lao động buộc phải làm thêm những công việc bán thời gian để cải thiện thu nhập khiến cho thời gian dành cho cá nhân, gia đình giảm sút, từ đó tạo ra sự mất cân bằng giữa công việc-cuộc sống.
Nhận xét: Đa số đối tượng được khảo sát đều xếp sự lãnh đạo, quản lý
của ban lãnh đạo là yếu tố xếp thứ 3, 4 về mức độ ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống (mức độ ảnh hưởng giảm dần theo sự tăng lên của con số xếp thứ tự), cho thấy sự lãnh đạo, quản lý của ban lãnh đạo là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự cân bằng cơng việc-cuộc sống. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2014 của đa số các doanh nghiệp bất động sản đều kém hơn so với các năm trước đó. Các doanh nghiệp bất động sản đều chưa thực hiện tốt công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường, hoạch định, lập chiến lược, kế hoạch để có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đa số khách hàng; chưa chun mơn hóa, chun biệt hóa trong dịch vụ, sản phẩm của mình; chưa thực