Khuyến nghị chính sách kiểm sốt lạm phát cho các nước Đông Nam Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công đến lạm phát ở các nước đông nam á (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

6.2. Khuyến nghị chính sách kiểm sốt lạm phát cho các nước Đông Nam Á

6.2.1. Về áp lực lạm phát trong quá khứ

Nhìn chung tỷ lệ của các nước Đông Nam Á hiện nay khá thấp và đang có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên một số nước vẫn có tỷ lệ lạm phát khá cao so với mức trung bình của khu vực như Việt Nam, Cambodia, Lào, Indonesia, Myanmar do có nhiều năm theo đuổi chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá đã gây nên tình trạng lạm phát kéo dài trong nhiều năm tạo nên áp lực lớn về bùng nổ lạm phát trong hiện tại. Chính v́ vậy, hiện nay Chính phủ các nước này cần xem chống lạm phát

là ưu tiên hàng đầu với việc ban hành một loạt các biện pháp nhằm kiềm lại đà tăng giá, đang khiến đời sống người dân ngày càng khó khăn. Chính phủ các nước cần có các cơ quan nghiên cứu kinh tế chuyên sâu về các vấn đề vĩ mơ để dự báo trước tình trạng lạm phát trong tương lai dựa trên những cơ sở dữ liệu trong quá khứ về lạm phát để từ đó có các giải pháp kịp thời phịng chống và kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước.

6.2.2. Về chi tiêu cơng của chính phủ các nước

Từ dữ liệu thống kê được của các nước khu vực Đông Nam Á và kết quả hồi qui của nghiên cứu, chúng ta có thể thấy rằng chi tiêu cơng có tác động ngược chiều với tỷ lệ lạm phát tại các nước Đông Nam Á. Điều này cho thấy chi tiêu trong lĩnh vực công tại các nước Đơng Nam Á đang có những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế hơn so với việc gây ra lạm phát, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 2008. Chi tiêu cơng là một cơng cụ của Chính phủ nhằm cung cấp các hàng hóa cơng cho xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, phân bổ nguồn lực, phân phối thu nhập, ổn định kinh tế vĩ mô và thu hút vốn đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó Chính phủ các nước cần thực hiện những biện pháp sau để chi tiêu cơng khơng bị lãng phí, ngày càng có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế để không gây những tác động tiêu cực làm tăng tỷ lệ lạm phát:

- Chi tiêu công phải thật sự minh bạch, rõ ràng và hợp lý, có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế theo đúng mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Song song đó, cần tích cực phịng chống tham nhũng, lãng phí các khoản chi tiêu cơng của Chính phủ.

- Kiểm sốt chặt chẽ chi tiêu cơng để khơng vượt ngưỡng gây ra tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát, các khoản chi ngoại bảng cân đối phải tuyệt đối tránh. Để làm được điều này cần phải chuyển việc chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào sang chi tiêu theo các mục tiêu, kết quả đầu ra.

- Tiến hành xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn để phân bổ các nguồn lực hợp lý cho các chương trình, dự án ưu tiên trong đời sống xã hội; áp dụng hệ thống giám sát và chi tiêu công vào tổng chi tiêu công nhấn mạnh đến việc phát triển bền vững, cải thiện quản trị công và đánh giá sự hài lòng của người dân.

Theo kết quả nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự tác động cùng chiều đến tỷ lệ lạm phát, có nghĩa là các nước Đông Nam Á muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đánh đổi với việc tỷ lệ lạm phát gia tăng. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho Chính phủ các nước là cần phải lựa chọn mơ hình tăng trưởng kinh tế phù hợp. Cụ thể đối với tình hình ở Việt Nam, thực tế đã chứng minh mơ hình tăng trưởng dựa vào thâm dụng vốn đầu tư của VN trong thời gian qua là không hiệu quả khi lạm phát tăng cao mà tăng trưởng vẫn ở mức thấp, do vậy cần thiết phải lựa chọn một mơ hình tăng trưởng đổi mới, dựa vào yếu tố khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao. Về mặt dài hạn, định hướng chính sách cho mơ hình tăng trưởng nên xác định tỷ lệ tăng trưởng hợp lí, và khơng nên trơng chờ vào chính sách mở rộng tiền tệ, thay vào đó nên tận dụng triệt để nguồn vốn từ trong nền kinh tế thông qua kênh trung gian là ngân hàng trở thành nguồn vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng chính sách lãi suất hấp dẫn hơn, tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tăng lãi suất kỳ hạn dài, thưởng vật chất… Có như thế Chính phủ các nước vẫn sẽ thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn nhưng cũng sẽ hạn chế tối đa tác động tiêu cực của việc tăng trưởng kinh tế đến vấn đề lạm phát.

6.2.4. Về vấn đề cung tiền

Kết quả nghiên cứu ở chương 4 cho thấy cung tiền có tác động ngược chiều với tỷ lệ lạm phát trong cả hai mơ hình nghiên cứu. Tác giả lý giải điều này là do tốc độ tăng cung tiền đang chậm hơn tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế khu vực Đơng Nam Á, khơng có năm nào lượng cung tiền vượt quá tổng GDP của các nước do đó khơng gây tác động làm tăng tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên đối với riêng một số nước có tỷ lệ cung tiền trên GDP cao hơn 100% như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore (xem phụ lục 5) thì tăng trưởng cung tiền là một trong những nguồn gốc chính gây nên lạm phát. Do vậy, để giải quyết vấn đề lạm phát tại các nước có tỷ lệ cung tiền cho nền kinh tế cao cần thực hiện các giải pháp sau:

- Mức cung tiền tệ cần được tính tốn kỹ sao cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng GDP và mục tiêu lạm phát. Cung tiền có tác động tới tăng trưởng GDP và lạm phát với độ trễ nhất định, vì vậy mơ hình khối lượng tiền tệ nhất thiết phải được xây dựng với sự tương quan chặt chẽ với các biến số khác trong khuôn khổ thời gian trung dài hạn.

- Việc điều hành cung ứng tiền tệ cần được thực hiện chủ động, linh hoạt, tránh hiện tượng giật cục, không nhất quán. Sự không nhất quán trong mục tiêu quản lý điều hành khiến việc ngăn chặn đà tăng của lạm phát bị chậm trễ.

- Ngân hàng Trung ương các nước cần cân nhắc kỹ lưỡng và sử dụng phối hợp nhiều công cụ để điều tiết lượng cung tiền như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thị trường mở, lãi suất… một cách đúng thời điểm và đúng mức độ, tránh gây ra tác động tiêu cực hoặc cú sốc cho nền kinh tế.

- Tổng phương tiện thanh toán dồi dào nhưng mức sản lượng mà nền kinh tế tạo ra cịn khiêm tốn, vì vậy, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là tại khu vực kinh tế nhà nước cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Do đó, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, thu hẹp khoảng cách giữa tốc độ cung ứng tiền tệ và tốc độ tăng GDP được xem là giải pháp lâu dài để giảm thiểu sức ép của cung ứng tiền tệ lên giá cả hàng hóa.

6.2.5. Về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá là một trong những kênh truyền tải của chính sách tiền tệ, truyền dẫn tác động từ các cơng cụ đến mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Trong đó, quan trọng nhất là mục tiêu ổn định giá cả. Việc phá giá đồng nội tệ có thể làm gia tăng lạm phát. Tuy nhiên việc hạ giá trị của đồng nội tệ hay tăng tỷ giá cũng có lợi cho hoạt động xuất khẩu của các nước. Do đó, vấn đề đặt ra là Chính phủ các nước cần điều hành chính sách tỷ giá một cách linh hoạt theo những định hướng cụ thể như sau:

- Chính phủ các nước cần đặt ra mục tiêu của chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng là góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, đảm bảo cán cân thanh tốn quốc tế trong trạng thái tối ưu nhất. Thêm vào đó, các cơ quan chức năng cần quản lý, giám sát và dự báo chính xác xu hướng của các dịng vốn nước ngồi nhằm hạn chế tình trạng “đơ la hóa”, giữ ổn định giá trị của đồng nội tệ.

- Các nước cần có sự nghiên cứu thực trạng của nền kinh tế để từ đó xác định được mức lạm phát mục tiêu cho trung hạn và dài hạn. Trên cơ sở đó, Chính phủ thơng qua ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ. Điều này sẽ giúp định hướng và kiểm soát tốt sự biến động tỷ giá để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô được đề ra, tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Chính phủ cần theo dõi sát sao thực trạng của nền kinh tế để đưa ra được chính sách tiền tệ phù hợp trong từng giai đoạn, khơng tham lam trong việc tăng trưởng q nóng dẫn đến xảy ra tình trạng lạm phát. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để duy trì tỷ giá ổn định, hạn chế nhập siêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công đến lạm phát ở các nước đông nam á (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)