Kết quả hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu tập trung, cổ đông nước ngoài, chất lượng kiểm toán và đồng bộ giá chứng khoán, bằng chứng tại việt nam (Trang 49 - 54)

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu

4.2. Kết quả hồi quy đa biến

Bảng 4.4 trình bày kết quả hồi sinh đa biến về tác động của tập trung quyền sở hữu, cổ phần được nắm giữ bởi cổ đơng nước ngồi và chất lượng kiểm toán lên đồng bộ hóa giá chứng khốn. Trong đó cột (1) trình bày kết quả hồi quy tương ứng cho phương trình (2), cột (2) báo cáo kết quả hồi quy tương ứng cho phương trình (3) và cột (3) báo cáo kết quả hồi quy tương ứng cho phương trình (4).

Như được trình bày trong cột (1), hệ số TOPHOLD2 là dương và có ý nghĩa thống kê (0,676; t=2,515) và hệ số TOPHOLD là âm (-0,607; t=-2,896). Điều này cho thấy rằng đồng bộ hóa khơng phải là hàm lồi của tỷ lệ cổ phiếu được nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất, không phù hợp với giả thuyết H1a. Do vậy, trong mẫu quan sát này không thể khẳng định rằng: ban đầu tác động xây

dựng quyền lực cá nhân có ảnh hưởng trội hơn tác động đồng lợi ích, sau đó tác động này giảm dần khi tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn nhất tăng vượt quá một mức nhất định, hay đồng bộ hóa khơng phải là một hàm lồi của tập trung quyền sở hữu của cổ đông lớn nhất.

Nguyên nhân có thể là do mức độ tập trung quyền sở hữu của cổ đông lớn nhất ở Việt Nam là tương đối cao (36%), nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với 42,8% trong mẫu ở Trung Quốc của Gul, Kim và Qiu (2010). Mức độ tập trung quyền sở hữu thấp hơn này chưa đủ để đạt đến mức tỷ lệ sở hữu cổ phiếu mà tại đó khiến cho đồng bộ hóa bắt đầu giảm dần hay tác động đồng lợi ích lấn át tác động xây dựng quyền lực cá nhân.

Hệ số TOPGOV dương và có ý nghĩa thống kê (0,053 với t=2,471) phù hợp với giả thuyết H1b, và ủng hộ cho quan điểm các cổ đông lớn nhất là chính phủ có ít động cơ để tiết lộ một cách tự nguyện thơng tin bí mật có giá trị liên quan đến các cổ đơng bên ngồi hơn là các cổ đông lớn nhất khơng liên quan đến chính phủ. Vì vậy, số lượng các thông tin đặc thù doanh nghiệp được vốn hóa vào giá cổ phiếu có xu hướng thấp hơn khi cổ đơng lớn nhất là chính phủ, kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Gul, Kim và Qiu (2010) ở thị trường Trung Quốc.

Bảng 4.4 Tác động của tập trung quyền sở hữu, cổ phần được nắm giữ bởi cổ đông nước ngoài và chất lượng kiểm tốn lên đồng bộ hóa giá chứng khốn

Tất cả các biến được định nghĩa như trong mục 3.3. Biến phụ thuộc SYNCH được ước lượng bởi phương trình (1). Các số trong ngoặc đơn đại diện cho thống kê t và các ký tự a, b và c ký hiệu tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.

(1) (2) (3) (4) H1a:γ1 < 0 & γ2 > 0 H1b: γ3 > 0 H2: 1 < 0 H3: λ1 < 0

Hồi quy mơ hình đầy đủ Phần A: Các biến kiểm định TOPHOLD2 0,676 0,695 (2,515)b (2,619)a TOPHOLD -0,607 -0,627 (-2,896)a (-3,019)a TOPGOV 0,053 0,054 (2,471)b (2,556)b FSHARE 0,204 0,199 (-6,201)a (6,070)a BIG4 0,152 0,155 (5,138)a (5,316)a

Phần B: Các biến kiểm soát

LOCAL 0,028 0,013

(1,351) (0,611)

VOL 0,156 0,159 0,161 0,157

(21,452)a (-22,874)a (23,119)a (22,004)a

(23,545)a (-22,635)a (20,419)a (18,697)a LEV -0,213 -0,190 -0,197 -0,162 (-4,604)a (-4,162)a (-4,317)a (-3,528)a STDROA 0,165 0,211 0,190 0,211 (0,898) (-1,154) (1,036) (1,162) M/B -0,063 -0,062 -0,068 -0,064 (-6,983)a (-6,955)a (-7,565)a (-7,180)a INDNUM -0,019 -0,015 0,001 0,013 (-0,369) (-0,282) (0,028) (0,257) INDSIZE 0,203 0,211 0,166 0,158 (1,659)c (-1,74)c (1,357) (1,304) C -7,368 -7,625 -6,808 -6,554 (-4,801)a (-5,009)a (-4,435)a (-4,307)a Industrial

dummies Đã bao gồm Đã bao gồm Đã bao gồm Đã bao gồm Year

dummies Đã bao gồm Đã bao gồm Đã bao gồm Đã bao gồm

N 2,276 2,276 2,276 2,276

Adj. R2 52,15% 52,76% 52,50% 54,06%

Kết quả hồi quy của phương trình (3) được trình bày trong cột (2) báo cáo hệ số ước lượng FSHARE có dấu dương và có ý nghĩa thống kê (0,204 và t=-6,201). Kết quả này cũng không hỗ trợ cho giả thuyết H2, và cho thấy rằng chưa thể kết luận các nhà đầu tư nước ngoài giúp làm tăng lượng thông tin

đặc thù doanh nghiệp được vốn hóa vào giá cổ phiếu hơn so với các giao dịch được thực hiện bởi các nhà đầu tư trong nước. Đồng thời cũng không thể khẳng định được các nhà đầu tư này giúp làm giảm đồng bộ hóa giá chứng khốn, cải thiện mơi trường thông tin cũng như làm dịu các biến động giá chứng khốn.

Có thể lý giải cho việc bác bỏ giả thuyết này là do mặc dù mẫu dữ liệu có tới 91,5% doanh nghiệp có sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi nhưng phần lớn trong số đó có tới 63% chỉ sở hữu dưới 5% cổ phần. Với tỷ lệ sở hữu thấp chiếm tỷ trọng lớn này có thể khiến cho chủ sở hữu nước ngồi khơng đủ quyền lực để tác động lên hoạt động quản trị của công ty, giúp tiết lộ thông tin nhiều hơn. Do đó mà khơng thể giúp kết hợp thông tin đặc thù doanh nghiệp vào giá cổ phiếu nhiều hơn cũng như không làm giảm bất cân xứng thơng tin. Đây có thể là ngun nhân mà sự có mặt của chủ sở hữu nước ngồi khơng làm giảm bất cân xứng thông tin trong luận văn này.

Trong cột (3), hệ số BIG4 có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê (0,152; t=5,138). Kết quả này cũng không hỗ trợ cho giả thuyết H3 với < 0, vì vậy cũng chưa thể kết luận rằng các kiểm toán viên Big 4 có thể truyền tải thơng tin đặc thù doanh nghiệp đến các nhà đầu tư là tốt hơn so với các kiểm tốn viên khơng thuộc Big 4. Đồng nghĩa với việc không thể kết luận rằng các kiểm toán viên Big 4 tạo thuận lợi cho thông tin đặc thù doanh nghiệp được vốn hóa vào giá chứng khốn tốt hơn so với các kiểm toán viên khác.

Ở Trung Quốc, các cơng ty kiểm tốn quốc tế Big 4 chỉ được phép kinh doanh bằng cách thiết lập liên doanh với các cơng ty kiểm tốn nội địa (Gul, Kim, Qiu, 2010). Trong khi ở Việt Nam các công ty này có thể kinh doanh độc lập bằng cách thành lập các cơng ty kiểm tốn trách nhiệm hữu hạn, và

hoạt động như một cơng ty kiểm tốn nội địa. Có thể đặc điểm này chính là một trong các nguyên nhân làm giảm sức mạnh của các công ty kiểm toán quốc tế Big 4 ở Việt Nam, từ đó làm cho các kiểm tốn viên Big 4 khó có thể đáp ứng được kỳ vọng giúp cho thông tin minh bạch hơn và làm giảm đồng bộ hóa giá chứng khốn.

Mặc dù khơng có ý nghĩa thống kê nhưng hệ số LOCAL có giá trị dương (0,028) cho thấy rằng các kiểm toán viên địa phương kém hiệu quả hơn các kiểm tốn viên khơng địa phương trong việc hỗ hợ vốn hóa thơng tin cơng ty đặc thù, và ít hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn báo cáo tài chính bị lệch hoặc quản lý tốt thu nhập cơ hội.

Cột (4) trình bày kết quả ước lượng cho mơ hình hồi quy đầy đủ với SYNCH là biến phụ thuộc, TOPHOLD2, TOPHOLD, TOPGOV, FSHARE và BIG4 là các biến độc lập cùng với bảy biến kiểm sốt như đã trình bày ở trên. Kết quả ước lượng của mơ hình hồi quy đầy đủ khơng khác biệt nhiều so với kết quả hồi quy từ các phương trình (2) – (4), cho thấy chỉ có kết quả của TOPGOV phù hợp với giả thuyết H1b, các kết quả của các biến độc lập cịn lại khơng phù hợp với các giả thuyết đã nêu ở mục 3.1.

Kết quả hồi quy các biến kiểm sốt từ các phương trình (2) – (4) và mơ hình hồi quy đầy đủ được trình bày trong phần B. Trong đó hai biến VOL và SIZE có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy hai biến này tác động tích cực lên đồng bộ hóa giá chứng khốn. Hai biến LEV và M/B có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy hai biến này có tác động tiêu cực lên đồng bộ hóa giá chứng khốn. Ba biến còn lại gồm STDROA, INDNUM và INDSIZE khơng có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu tập trung, cổ đông nước ngoài, chất lượng kiểm toán và đồng bộ giá chứng khoán, bằng chứng tại việt nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)