.2 Khung phân tích sự tham gia của người dân tại các xã NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 29)

(Nguồn: Tác giả tự vẽ dựa trên các mức độ của Sherry R. Arnstein (1969) và nội dung trong vai trị của người nơng dân xây dựng NTM)

Sự tham gia của người dân

Người dân nắm quyền Cung cấp thơng tin Liệu pháp Tham vấn Thực hiện hình thức Không tham gia Vận động Động viên Giám sát, quản lý - Cử đại diện - Bằng hành động thiết thực Ủy quyền Quản lý Hợp tác

Trực tiếp tham gia

- Quyết định mức đóng góp

- Tham gia thực hiện

Nắm bắt các thơng tin về chương trình Tham gia ý kiến

- Đề án, bản đồ, quy hoạch

Người dân sẽ tham gia vào những hoạt động có tác động đến đời sống cộng đồng cũng như từng cá nhân, theo những hình thức và mức độ khác nhau vì người dân là người được thụ hưởng những thành quả trong xây dựng NTM chỉ có người dân mới biết mình cần cái gì để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi người dân được tham gia vào q trình cơng việc mà có lợi ích hay chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến mình, họ sẽ tích cực chủ động hơn mà khơng cịn dựa dẫm quá nhiều vào Nhà nước như trước.

Từ khung phân tích đề xuất có thể thấy người dân tham gia với ba cấp độ như sau: Thứ nhất, không tham gia vào chương trình, theo thang đo đã đề xuất được mơ tả ở hai hình thức: liệu pháp và vận động; Thứ hai, tham gia mang tính hình thức được thể hiện ở ba hình thức cao hơn: thơng tin, tham vấn và động viên; Thứ ba, người dân nắm quyền, thể hiện ở: hợp tác, ủy quyền và người dân quản lý.

Để đo lường ba cấp độ tham gia này của người dân, tác giả đưa ra phân tích bốn khía cạnh cụ thể dựa vào văn bản hướng dẫn sự tham gia của người dân vào NTM, đó là: i) nắm bắt các thơng tin về chương trình; ii) tham gia ý kiến vào đề án, quy hoạch, lựa chọn công việc; iii) trực tiếp tham gia và iv) bầu giám sát, tổ chức quản lý.

2.2 Kinh nghiệm phát triển nông thôn với hoạt động của người dân tham gia ở một số nước trên thế giới một số nước trên thế giới

2.2.1 Hoạt động của người dân tham gia ở Hàn Quốc

Vào những năm 1960, Hàn Quốc là một trong những quốc gia lạc hậu ở Châu Á. Để đưa nền kinh tế phát triển cao trên thế giới, Hàn Quốc đã đưa ra rất nhiều giải pháp, trong đó tập trung phát triển ngành cơng nghiệp và cùng lúc phát triển nông nghiệp khu vực nơng thơn, chính nhờ vậy đã mở đường cho nền tảng vững chắc của tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững trong nhiều thập kỳ và bắt đầu từ năm 1970 với sự ra đời của Phong trào Saemaul Undong.

Theo Hoàng Bà Thịnh (2016), Phong trào Saemaul Undong (Phong trào làng mới) ra đời năm 1970 do Tổng thống Park Chung Hy phát động khi Chính phủ Hàn Quốc nhận thức rằng nếu nông dân khơng có niềm tin vào tương lai thì tất cả mọi

nỗ lực và cố gắng của Chính phủ đều vơ ích. Trong bối cảnh nguồn lực tài chính của Chính phủ hạn hẹp, các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc nhận thấy rằng người dân tuy nghèo nhưng nếu biết huy động nguồn lực từ số đông người dân và huy động dần từng bước vẫn có thể huy động được một lượng vốn không nhỏ. Để huy động nguồn lực tài chính từ người dân, cần thực hiện bằng được phương thức dân chủ, xác định đúng vai trò của người dân tạo động lực trong xây dựng tạo nên phong trào Làng mới. Trong phong trào, tính tự lực và hợp lực từ người dân là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ mang tính khởi đầu và động viên khen thưởng.

Cốt lõi chính của phong trào là: Thay đổi tư duy, phát huy nội lực của nhân

dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân; phát huy dân chủ để phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng. Tinh thần xuyên suốt của phong trào đó là: cần cù mang lại tính chân thật, khơng cho phép sự giả tạo và thói kiêu căng ngạo mạn; tự lực giúp cho con người biết tự lực cánh sinh; hợp tác phải dựa trên mong muốn phát triển chung cả cộng đồng, sự phát triển đó có được là nhờ nỗ lực tập thể. Đặc trưng của

phong trào không đơn thuần là một kế hoạch phát triển toàn diện các cộng đồng nông nghiệp, sự hợp tác và tham gia của tất cả các tổ chức mà là một cuộc “vận động cải cách ý thức” cùng với “vận động thực hiện hành động” dựa trên các khẩu hiệu động viên và khích lệ tinh thần người dân được sử dụng bao gồm: “Đã làm là được”; “Tất cả đều có thể làm được” và “Nhất định phải làm”. Điểm khác biệt trong hệ thống thực hiện Phong trào là khả năng huy động sự tham gia của người dân từ tất cả thành phần không phân biệt nam nữ, gồm cả Tổng thống, công chức, viên chức, người nông dân, doanh nghiệp, sinh viên... Nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất cho sự thành công của phong trào này là sự tham gia tình nguyện của người dân với thái độ tích cực và năng động. Nhờ phong trào, bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã hoàn toàn thay đổi với đầy đủ điện, đường, nước sạch, cơng trình văn hóa.

Ban đầu phong trào Làng mới ở Hàn Quốc bao gồm 10 nội dung và quy hoạch NTM nhấn mạnh vào ba yếu tố chính để phát triển nông thôn. Đồng thời các nội dung rất phù hợp tình hình địa phương, đơn giản, dễ thực hiện, nhanh đạt kết

quả và chính điều này đã khích lệ tinh thần người dân tin vào hiệu quả công việc, tin vào phong trào, tạo nền tảng để thực hiện những dự án khác. Phong trào Làng mới là một cuộc đổi mới bộ mặt vùng nông thôn, tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn, vì vậy mục tiêu đạt đến cuối cùng của Phong trào Làng mới là xây dựng để tạo ra một nền tảng cuộc sống tốt đẹp hơn đối với mỗi gia đình, làng xã và góp phần vào sự phát triển chung của cả quốc gia. Phong trào Làng mới áp dụng biện pháp tiếp cận từ trên xuống dưới, đứng đầu bởi chính phủ và đây cũng là biện pháp tiếp cận từ cấp cơ sở lên khi dự án được đưa vào thực hiện. Phong trào Làng mới đã thể hiện sự dân chủ của người dân bằng hành động tự nguyện tham gia các hoạt động ở cấp làng. Người dân trong làng đóng góp một phần lớn nguồn vốn và sức lao động để đạt được mục đích của phong trào Làng mới. Trong khi đó, Chính phủ chỉ cung cấp một số nguyên vật liệu để hỗ trợ để nông dân tự mình đứng lên trở thành người chủ đích thực: chủ động quy hoạch sản xuất tập trung phân dịnh rõ các vùng chuyên canh quy mô lớn và đầu tư thành lập các khu liên hiệp nông nghiệp trồng các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao; xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn. Tất cả các làng nơng thơn trên tồn đất nước đều tham gia vào phong trào Làng mới, nó đã trở thành chương trình quốc gia thơng qua các hoạt động nhằm cải thiện thu nhập, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và nâng cao tinh thần người dân, đồng thời qua đó chất lượng cuộc sống tại các vùng nông thôn ngày càng bắt kịp với chất lượng cuộc sống đô thị.

Phong trào Làng mới của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển. Phong trào Làng mới, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nơng nghiệp lạc hậu trở nên giàu có.

2.2.2 Hoạt động của người dân tham gia ở Nhật Bản

Căn cứ vào tình hình phát triển của nơng thơn và mục tiêu của từng thời kỳ, Chính phủ Nhật Bản đã lần lượt ban hành hàng loạt pháp lệnh và chính sách hỗ trợ nơng nghiệp có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài. Đồng thời, xây dựng và thực hiện chính

sách, pháp luật hỗ trợ ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trong thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã đề ra Luật cơ bản về nông nghiệp và gần 30 đạo luật khác; đồng thời nhiều lần sửa đổi Luật Đất nông nghiệp, Luật Nông nghiệp bề vững, ... Tất cả các Bộ luật đã cấu thành một hệ thống hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý để công cuộc xây dựng NTM được tiến hành thuận lợi.

Chính phủ Nhật Bản tích cực tham gia và đầu tư kinh phí lớn và để giải quyết vấn đề thiếu kinh phí đầu tư cho phát triển nơng nghiệp, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng chính sách hỗ trợ nơng nghiệp và ln khuyến khích người nơng dân tích cực tham gia, coi trọng tính tự lập tự chủ. Thời gian đầu, công cuộc xây dựng NTM ở Nhật Bản do Chính phủ đóng vai trị chủ đạo đã tìm mọi cách để nâng cao tính tích cực, sáng tạo của nơng dân để họ thực sự trở thành đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng phát triển nông thôn. Cụ thể, trong phong trào xây dựng làng xã, Chính phủ Nhật Bản đề cao tinh thần phát huy tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm, từ việc xây dựng, thực thi quy hoạch, đến việc lựa chọn sản phẩm trong phong trào “mỗi làng một sản phẩm”, đều là do dân cư các vùng tự căn cứ vào nhu cầu của địa phương mình để đề xuất, thực hiện.

Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP) là một chương trình phát triển theo khu vực ở Nhật Bản, được khởi xướng bới Thống đốc Morihiko Hiramatsu vào năm 1979 tại làng Oyama, tỉnh Oita, Nhật Bản để cải thiện đời sống của cư dân nông thôn trong điều kiện khó khăn về kinh phí trợ cấp của chính quyền Trung ương cũng như tổng kết thực tiễn công tác phát triển nông thôn ở một số địa bàn trong tỉnh.

Mục tiêu ban đầu của Phong trào này là khuyến khích người dân nơng thơn

làm sống lại các giá trị tốt đẹp của quê hương, qua đó làm tăng thu nhập và cải thiện bộ mặt vùng nông thôn. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất chính là tạo ra sức thu hút cho khu vực nông thôn, hạn chế sự di chuyển một cách tự do của người dân ra khỏi các khu dân cư và khu công nghiệp lớn trong các nước, xây dựng nguồn nhân lực đủ mạnh thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nơng thơn trong tương lai; đồng thời tạo sự chuyển dịch để đạt đến sự cân bằng về kinh tế

cũng như về xã hội giữa vùng nông thôn của địa phương với các thành phố lớn, giảm sự phụ thuộc về kinh tế và ngân sách vào chính quyền Trung ương. Ba nguyên tắc chính trong xây dựng Phong trào OVOP gồm:

- Một là “Từ địa phương tiến ra toàn cầu”, đây là mục tiêu cao nhất trong sản xuất hàng hóa nơng nghiệp của Nhật Bản và thể hiện sự chiếm lĩnh thị trường nông sản trên thế giới.

- Hai là,“Tự tin, sáng tạo”, phong trào OVOP quan tâm đến tất cả các quy trình từ sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, khích lệ và phát huy những cách làm sáng tạo. Bên cạnh đó, nơng sản đảm bảo về chất lượng cùng với việc đổi mới phương pháp trong kinh doanh đã giúp nơng sản tìm được thị trường tiêu thụ góp phần ổn định kinh tế cho các hộ nông dân.

Ba là, “Tập trung phát triển nguồn nhân lực”, ngồi những chính sách hỗ

trợ mang lại hiệu quả cho chương trình từ các cấp chính quyền thì người nơng dân cịn được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao kiến thức trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Qua thời gian triển khai và thực hiện, phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản đã đạt được những thành công lớn góp phần thúc đẩy q trình phát triển nơng thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Phong trào này đã gắn kết được các hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp với chế biến nông sản, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tạo giá trị gia tăng trong các sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó giúp tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Điều quan trọng được nhấn mạnh là người dân tự nguyện tham gia vào Phong trào với tư cách là chủ thể để điều hành mọi hoạt động. Chính quyền các cấp chỉ đóng vai trị trợ giúp cho những nỗ lực, cố gắng của người dân chứ không phải là hướng dẫn hoặc ra mệnh lệnh cho họ. Đây chính là động lực làm nên những thành công lớn của Phong trào này và thông qua phong trào đã tạo ra nhiều thương hiệu sản phẩm.

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này tại

Nhật Bản đã tạo nên sức mạnh lan toả, không những lôi cuốn sự quan tâm của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới đã áp dụng những bài học kinh nghiệm quý giá trong việc phát huy nội lực, phát triển bền vững các sản phẩm đặc thù của địa phương, mang lại thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân, đặc biệt là khu vực nơng thơn cịn nhiều khó khăn.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NTM TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

3.1 Tổng quan về Chương trình MTQG xây dựng NTM 3.1.1 Mục tiêu 3.1.1 Mục tiêu

Chương trình MTQG về xây dựng NTM là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phịng do Chính phủ Việt Nam xây dựng và triển khai trên phạm vi nơng thơn tồn quốc, căn cứ tinh thần của Nghị quyết số 26-NQ/TW.

Chương trình MTQG về xây dựng NTM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lần đầu tiên tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 cho giai đoạn 2010 – 2020 với mục tiêu chung là “Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thơn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Mục tiêu cụ thể: đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM.

Trong quá trình triển khai và tổng kết đánh giá giai đoạn, để xây dựng NTM vững mạnh, đạt hiệu quả thì phải đặt ra mục tiêu và phương hướng phát triển NTM phù hợp với tình hình phát triển trong giai đoạn mới. Vì vậy, ngày 16/8/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020 và thay thế Quyết định số 800/QĐ- TTg ngày 4/6/2010, có mục tiêu chung là "Xây dựng NTM để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, có kết cấu hạ tầng KTXH phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức TCSX hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nơng thơn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ;

quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững". Bên cạnh đó, Chương trình cịn đặt ra mục tiêu cụ thể là: đến năm 2020 số xã đạt chuẩn NTM khoảng 50%; bình quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)