CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro và giá trị doanh nghiệp đại diện bởi Tobin Q được tính bằng tỷ lệ giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp với giá trị sổ sách các tài sản của doanh nghiệp thị trường tại Việt Nam. Kết quả bài luận văn đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đặt ra “ Liệu có tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro và
giá trị doanh nghiệp ở các công ty tại Việt Nam hay không?”. Tác giả dựa trên
bài nghiên cứu của nhóm tác giả Hyun.Han Shin và Rene M.Stulz (2000) được đăng trên NBER Working Paper No.7808 tháng 7/2000 để kiểm nghiệm câu hỏi trên với mẫu dữ liệu gồm 109 công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 và thực hiện nhiều phép hồi quy khác nhau thơng qua việc thay thế các biến kiểm sốt khác nhau hay phân mẫu dữ liệu thành mẫu phụ khác nhau dựa theo nhiều tiêu chí. Kết quả phân tích được thực hiện bằng phần mềm Stata 12.0 đúc kết như sau:
- Mối tương quan dương giữa rủi ro hệ thống và giá trị doanh nghiệp bất chấp biến kiểm soát được sử dụng như thế nào. Mối quan hệ giữa thay đổi trong rủi ro hệ thống và thay đổi trong giá trị doanh nghiệp tồn tại tương quan dương vững vàng qua các phép hồi quy khác nhau.
- Mối tương quan dương giữa rủi ro phi hệ thống và giá trị doanh nghiệp và tồn tại mối tương quan dương giữa thay đổi trong rủi ro phi hệ thống và thay đổi trong giá trị doanh nghiệp. Trong cả hai trường hợp hồi quy ở dữ liệu gốc và dữ liệu lấy sai phân bậc một, cho thấy mối quan hệ trên được giữ vững trong tất cả các phép hồi quy và có ý nghĩa thống kê cao.
64
tương quan dương của thay đổi trong tổng rủi ro. Ở thị trường Việt Nam, trong giai đoạn lấy mẫu kết quả cho thấy khi rủi ro hệ thống gia tăng làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Theo như nghiên cứu của Trần Thị Hải Lý (2010) trong nghiên cứu “
Nghiên cứu rủi ro và t suất sinh lợi trên thị trường Việt Nam” rủi ro hệ thống của
thị trường chứng khoán Việt Nam khá cao, qua kiểm định cho thấy nhân tố vĩ mơ có tác động yếu lên tỷ suất sinh lợi thay vào đó chịu tác động mạnh mẽ của hành vi bày đàn của nhà đầu tư. Những lệnh lạc trong hành vi của nhà đầu tư khá phổ biến trên thị trường Việt Nam và hành vi này ảnh hưởng mạnh đến quyết định rủi ro trên thị trường. Bên cạnh đó vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường cũng tác động mạnh đến đầu tư do vậy khi nhà đầu tư đưa ra quyết định vào cổ phiếu đa phần bắt chước nhà đầu tư khác trên thị trường chiếm phần lớn hơn. Xu hướng từ cuối năm 2007 đến 2009 đã mang lại các khoản thua lỗ lớn cho nhà đầu tư tham gia vào thị trường làm tăng mức độ e ngại rủi ro trên thị trường. Nhà đầu tư trở nên nhạy cảm với thông tin trên thị trường. Khi rủi ro phi hệ thống gia tăng thì giá trị doanh nghiệp tăng theo kết quả này không nhất quán với nghiên cứu của Hyn.Han và M.Stulz nhưng lại phù hợp với lý thuyết cơ hội tăng trưởng và một phần lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn: khi gia tăng rủi ro làm giá trị doanh nghiệp gia tăng. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc phân mẫu dữ liệu thành các mẫu phụ theo chi phí R&D và hệ số Tobin’s Q, với các doanh nghiệp có chi phí R&D hay các doanh nghiệp có Q cao thì hệ số thống kê của biến rủi ro cao hơn so với các doanh nghiệp khơng có chi phí R&D hay doanh nghiệp có Q thấp. Như vậy cho thấy với các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao, cơ hội đầu tư hoặc tham gia vào dự án mới lúc này doanh nghiệp chấp nhận rủi ro cao chấp nhận thành quả cao đồng nghĩa với việc giá trị quyền chọn tăng trưởng cao làm giá trị doanh nghiệp gia tăng. Nhưng trong bài luận văn khơng đi sâu vào tìm hiểu cơ hội tăng trưởng đầu tư mà doanh nghiệp chấp nhận thuộc về ngành nghề kinh doanh làm tăng hiệu quả sản xuất kinh
65