ROA và ROE một số quốc gia năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 105)

Chỉ tiêu

Quốc gia ROA ROE

Việt Nam 1,02 10,4

Indonesia 3,1 25,9

Malaysia 1,8 18,9

Philippines 1,6 13,3

Thailand 1,1 13,6

Nguồn: Tình hình kinh tế châu Á, 12-2011

2.2.3 Cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng

Tính đến thời điểm tháng 12/2012, có 34 NHTMCP, cùng với nhiều TCTD khác cạnh tranh gay gắt trên thị trường cung ứng dịch vụ tín dụng ngân hàng. Trong số này, nhiều NHTMCP nông thôn (tiền thân là các quỹ tín dụng nhân dân) trước đây đ chuyển đổi mơ hình, mở rộng quy mơ để chuyển sang hoạt động trong thị trường ngân hàng đô thị từ sau năm 2006. Các NHTMCP từ chỗ được phân chia thành hai khu vực với quy mô tài sản, mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch, khả

năng tài chính và trình độ quản lý khác nhau, phù hợp với đối tượng phục vụ, nay chủ yếu cạnh tranh với nhau trên cùng một thị trường. Hơn nữa, thực trạng các NHTMCP tập trung vào chạy đua mở rộng thị phần và gia tăng lợi nhuận trong khi số lượng và chất lượng các sản phẩm và dịch vụ khác chưa phát triển đ dẫn tới việc huy động tiền gửi và tín dụng vẫn là sản phẩm chủ yếu các ngân hàng sử dụng để cạnh tranh với nhau. Tình trạng “độc canh” tín dụng và dịch vụ đi kèm sản phẩm tiền gửi thiếu chất lượng đ dẫn tới các ngân hàng liên tục chạy đua nâng l i suất huy động và tìm cách thu hút khách hàng mà không quan tâm đến khả năng tài chính của khách hàng và tính hiệu quả của phương án, dự án vay vốn. Hệ quả của thực trạng này là tốc độ tăng trưởng tín dụng, lãi suất cho vay và huy động của hệ thống ngân hàng luôn cao hơn mục tiêu đề ra của NHNN. Trong một số thời kỳ, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các ngân hàng đ dẫn tới một số ngân hàng thực hiện các biện pháp lách luật thơng qua nhiều hình thức, vi phạm các quy định của cơ quan quản lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỷ cương của thị trường tài chính ngân hàng cũng như hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

2.2.4 Nợ xấu tăng mạnh

Nợ xấu ngân hàng đang đứng ở mức cao: Theo báo cáo của một số NHTMCP, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đều tăng trong 9 tháng đầu năm 2012; nợ xấu đặc biệt tăng mạnh tại các ngân hàng như ACB từ 0,9% lên 2,1%; của Sacombank từ 0,57% lên 1,4%; của BaoVietBank từ 4,56% lên 6,13%; của NaviBank từ 2,92% lên 3,97%. Một số ngân hàng giữ được tốc độ nợ xấu tăng không quá mạnh, như ở Techcombank từ 2,82% lên 2,94%; KienLongBank từ 2,77% lên 2,78%. Riêng ngân hàng PGBank giảm được nợ xấu từ 3,06% cuối năm ngối xuống cịn 2,96%. Tuy nhiên, những con số mà các ngân hàng đ công bố được rất nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá là chưa đáng tin cậy, con số thực có thể cao hơn nhiều. Mới đây, theo cơng bố của Văn phịng Chính phủ, nợ xấu của tồn hệ thống ngân hàng trước đây được xác định theo Thanh tra NHNN khoảng 8% đ giảm xuống còn 6%.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Hình 2.4:Tỷ lệ nợ xấu tồn hệ thống ngân hàng giai đoạn 2008 - 2012 2.2.5 Rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đoái

Những bất ổn về kinh tế vĩ mô ở trong nước và trên thế giới, đặc biệt là lạm phát cao trong những năm trở lại đây và những chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát đ đặt hệ thống NHTMCP trước những rủi ro rất lớn về lãi suất. Bên cạnh đó, những biến động lớn và đột ngột về lãi suất, cùng với những biện pháp điều hành lãi suất cịn mang nặng tính hành chính đ khiến cho các NHTMCP thường xuyên trong trạng thái đối phó, khi thì chạy đua tăng l i suất huy động, khi lại giữ lãi suất cho vay ở mức rất cao để phòng ngừa biến động lãi suất. Vì vậy, hiện tượng vượt trần lãi suất diễn ra tương đối phổ biến làm giảm hiệu lực của các chính sách tiền tệ, đồng thời làm suy giảm đạo đức kinh doanh của khơng ít cán bộ quản lý cũng như cán bộ tác nghiệp trong hệ thống ngân hàng...

2.2.6 Năng lực quản trị còn yếu kém

Chiến lược kinh doanh của các NHTMCP chưa được hoạch định phù hợp với thực trạng môi trường kinh doanh và năng lực của ngân hàng. Thậm chí một số NHTMCP chuyển đổi mơ hình từ NHTMCP nơng thơn lên có năng lực quản trị kém, nhưng lại liên tục mở rộng tín dụng và tổng tài sản. Cơ cấu quản trị nhiều

nhiều người đại diện cổ đông lớn vốn thiếu kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm tham gia các vị trí điều hành. Hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ chưa được xây dựng theo thông lệ quốc tế hoặc chỉ mang tính hình thức nên khơng phát huy được hiệu quả. Trong bối cảnh môi trường kinh tế vĩ mô biến động và môi trường kinh doanh ngân hàng ngày càng tiềm ẩn rủi ro thì hệ thống NHTM trở nên rất dễ tổn thương với những cú sốc như chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc kinh tế suy thoái. Ở góc độ vi mơ, nhiều ngân hàng quản trị rủi ro hoạt động không tốt nên dẫn đến nhiều trường hợp các chi nhánh, phòng giao dịch đ vi phạm các quy định của NHNN, gây thiệt hại cho ngân hàng và làm mất hình ảnh, uy tín đối với khách hàng. Bên cạnh đó, mặc dù nhiều ngân hàng đ đầu tư nâng cao công nghệ, nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn cịn hạn chế nên khơng thể sử dụng hiệu quả các cơng nghệ, chương trình hiện đại.

2.3 Mơ hình phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTMCP Việt Nam NHTMCP Việt Nam

Theo các lý thuyết về cấu trúc vốn cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đ trình bày, có nhiều nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chiều hướng tác động của các nhân tố này đến cấu trúc vốn có thể khác nhau ở mỗi nghiên cứu do chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như chính sách kinh tế vĩ mô, lạm phát, khủng hoảng, hay tốc độ phát triển …

Dựa vào các lý thuyết về cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, do hạn chế về khả năng thu thập số liệu cũng như đặc trưng của ngành ngân hàng ở Việt Nam, trong bài nghiên cứu này tác giả chỉ phân tích một số các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của NHTMCP Việt Nam (biến phụ thuộc), được đại diện bằng tỷ lệ địn bẩy tài chính (tỷ lệ nợ/tổng tài sản). Các biến độc lập bao gồm: quy mơ, khả năng sinh lợi, tài sản hữu hình, vịng quay tài sản, tốc độ tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, khả năng thanh khoản và sự tham gia của cổ đơng nước ngồi.

2.3.1 Mơ hình nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài nước trước đây về cấu trúc vốn của ngân hàng, tác giả đi đến xây dựng mô hình hồi quy đa biến có dạng như sau:

Trong đó:

Yi : Biến phụ thuộc của quan sát i Xi,j : Biến độc lập

ai : Hệ số tự do bj : Hệ số hồi quy ei : Sai số hồi quy

Để kiểm định các giả thiết về sự tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các NHTMCP trong giai đoạn 2008-2012, tác giả sử dụng mơ hình hồi quy đa biến, ước lượng các hệ số của mơ hình hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu (OLS - Ordinary Least Squares). Mơ hình cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LEV = f(SIZE, ROA, ROE, GRO, TANG, ATR, VOL, LDR, FSS) Trong đó:

LEV : Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản SIZE : Quy mô NH

ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE : Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu GRO : Tốc độ tăng trưởng doanh thu TANG : Tài sản hữu hình

ATR : Vịng quay tài sản VOL : Rủi ro kinh doanh

LDR : Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động FSS : Biến giả, Cổ đơng chiến lược nước ngồi

Bảng 2.10: Các giả thiết về mối tƣơng quan giữa Đ n bẩy tài chính và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTMCP Việt Nam

STT Giả thiết Tên biến Ký hiệu Kỳ vọng tƣơng quan

1 H1 Quy mô ngân hàng SIZE +

2 H2 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA -

3 H3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn

chủ sở hữu ROE +

4 H4 Tốc độ tăng trưởng GRO +

5 H5 Tài sản hữu hình TANG +

6 H6 Vòng quay tài sản ATR +

7 H7 Rủi ro kinh doanh VOL -

8 H8 Khả năng thanh khoản LDR -

9 H9 Cổ đơng chiến lược nước

ngồi FSS +

2.3.2 Thu thập và xử lý dữ liệu

Dữ liệu dùng trong nghiên cứu này được trích xuất từ Báo cáo tài chính đ được kiểm toán của các NHTMCP Việt Nam, được thu thập từ các NHTMCP, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Mẫu quan sát với 140 quan sát, bắt đầu từ năm 2008, và kết thúc năm 2012. Năm 2008 được chọn làm năm bắt đầu quan sát, vì đây là một cột mốc đáng nhớ trong hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam, khi phải trải qua những khó khăn khơng nh do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Và năm 2012 là năm kết thúc của dữ liệu nghiên cứu vì đây năm tài chính gần với nghiên cứu nhất, tăng tính thực tiễn của nghiên cứu.

Xử lý dữ liệu: Mặc d tính đến cuối năm 2012 có tất cả 34 NHTMCP ở Việt

Nam nhưng tác giả chỉ thu thập dữ liệu của 28 NH TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2012 do có một số ngân hàng mới được thành lập ở giữa giai đoạn, và/hoặc chưa được cập nhật đầy đủ bố báo cáo tài chính trên các phương tiện thơng tin đại chúng.

2.3.3 Kết quả nghiên cứu

2.3.3.1 Thống kê mô tả các biến

Dựa trên các kết quả thống kê mô tả các biến tại Phụ lục 05, có thể thấy rằng các NHTMCP Việt Nam có một cấu trúc vốn thâm dụng nợ cao, cao hơn rất nhiều so với các DN phi tài chính khác. Tỷ lệ địn bẩy tài chính trung bình là 86,1%, cá biệt có ngân hàng có tỷ lệ địn bẩy lên tới 95,74% (giá trị cao nhất) và thấp nhất là 53,62%. Do tổng tài sản có giá trị lớn, nên khi xét chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) rất khiêm tốn, trung bình chỉ đạt 1.21%, trong khi đó chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) lại đạt kết quả có thể làm hài lịng các chủ sở hữu hơn, khi ROE rất lớn, đạt 9,96%. Tài sản hữu hình chiếm gần 1/2 giá trị tổng tài sản (trung bình là 42,82%). Tỷ trọng tín dụng trên huy động vốn trung bình ở mức 97,48%, cho thấy các NHTMCP đang sử dụng tốt nguồn vốn huy động của mình.

2.3.3.2 Tƣơng quan giữa các biến

Phụ lục 06 mô tả mối tương quan giữa các biến.

Mối tương quan nghịch giữa tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), vòng quay tài sản (ATR) và các chỉ tiêu địn bẩy tài chính cho thấy các NH có tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao có xu hướng sử dụng địn bẩy tài chính thấp hơn. Tuy nhiên, giữa tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và địn bẩy tài chính lại có mối tương quan thuận, điều này cho thấy các ngân hàng có ROE lớn có xu hướng sử dụng địn bẩy tài chính nhiều hơn để đem lại lợi ích cho cổ đông nhiều hơn.

Xét mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng, tài sản hữu hình cho thấy, các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao và tài sản hữu hình lớn có xu hướng sử dụng địn bẩy tài chính nhiều hơn, điều này cho thấy ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao thì có nhu cầu về vốn cao nên có thể sẽ sử dụng nợ vay nhiều hơn, các ngân hàng có tài sãn hữu hình lớn thì có khả năng vay nợ cao, vì đây được xem như tài sản đảm bảo cho khoản vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rủi ro kinh doanh (VOL), tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động (LDR) có quan hệ nghịch biến với đòn bẩy tài chính cho thấy các ngân hàng có rủi ro kinh

doanh cao hoặc tình trạng thanh khoản thấp sẽ có khả năng phá sản cao hơn và khó khăn hơn trong việc gia tăng nợ, do đó sẽ sử dụng ít nợ vay hơn.

Sự tham gia của cổ đơng chiến lược nước ngồi có mối tương quan thuận với địn bẩy tài chính cho thấy ngân hàng có cổ đơng chiến lược nước ngồi có xu hướng sử dụng nợ vay nhiều hơn.

2.3.3.3 Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến

Qua phụ lục 06 cho thấy, hệ số tương quan của các biến trong mơ hình là khá thấp (<0,8), mặt khác theo kết quả hồi quy tại phụ lục 07, mơ hình này có R2 cao (0,88) thể hiện mức độ giải thích của các biến cao, đồng thời tỷ số t-Statistic cũng khá cao.

Như vậy, mơ hình khơng có hiện tượng đa cộng tuyến hoặc nếu có cũng khơng ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, tác giả giữ nguyên tất cả các biến để phân tích tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

2.3.3.4 Ƣớc lƣợng tham số

Hàm hồi quy tổng thể:

LEV = C(1)*SIZE + C(2)*ROA + C(3)*ROE + C(4)*GRO + C(5)*TANG + C(6)*ATR + C(7)*VOL + C(8)*LDR + C(9)*FSS + C(10)

Thông qua các giá trị t-Statistic và Prob của kết quả hồi quy tại phụ lục 07, tác giả kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số, từ đó xây dựng mơ hình giới hạn như sau:

Hàm hồi quy giới hạn:

LEV = C(1)*SIZE + C(2)*ROA + C(3)*ROE + C(4)*LDR + C(5)

2.3.3.5 Kết luận

Qua kết quả hồi quy, trong các biến đưa vào mơ hình có 4 biến có tác động đến cấu trúc vốn của các NHTMCP, được đại diện bằng địn bẩy tài chính bao gồm: SIZE, ROA, ROE, LDR (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%).

Bảng 2.11: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTMCP giai đoạn 2008 - 2012

Biến Hệ số hồi quy Prob.

SIZE 3.32E-10*** 0.0038 ROA -5.434458*** 0.0000 ROE 0.814400*** 0.0000 GRO 0.004944 0.5254 TANG 0.004034 0.9102 ATR -0.001191 0.9950 VOL -0.001784 0.1759 LDR -0.048373*** 0.0002 FSS -0.026963 0.4151 C 0.882904 0.0000 Adjusted R-squared 0.841605 0.084907 Prob(F-statistic) 0.000000 Ghi chú: có ý nghĩa ở mức 1%***

Biến quy mơ ngân hàng (SIZE) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, có tác động cùng chiều với địn bẩy tài chính, đúng như kỳ vọng của tác giả. Ngân hàng có quy mơ càng lớn càng dễ dàng tiếp cận với các khoản vay, từ đó gia tăng được nợ vay của mình.

Biến tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và tác động ngược chiều với địn bẩy tài chính theo đúng như kỳ vọng của tác giả. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn nguồn bên ngồi, do đó, khi tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao, ngân hàng thường có xu hướng tích lũy lợi nhuận thay vì sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của mình.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và tác động cùng chiều với địn bẩy tài chính theo đúng như kỳ vọng của tác giả. Điều này cho thấy, các ngân hàng có ROE càng cao càng có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn trong cấu trúc vốn của mình nhằm khuyết đại lợi nhuận cho các

chủ sở hữu. Thật vậy, theo lý thuyết đánh đổi, các ngân hàng có khả năng sinh lợi cao sẽ ít chịu rủi ro hơn nên sẽ nhận được hạn mức tín dụng cao hơn, c ng với lợi ích từ tấm chắn thuế sẽ khuyến khích các ngân hàng vay nợ nhiều hơn.

Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động (LDR) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và tác động ngược chiều với địn bẩy tài chính theo đúng kỳ vọng của tác giả. Điều này cho thấy các ngân hàng có LDR cao thường có xu hướng giảm nợ vay trong cấu trúc vốn của mình. Các ngân hàng có LDR cao phản ánh tình trạng thanh khoản giảm sút, do đó khó khăn hơn trong việc gia tăng nợ, bên cạnh đó đa số các ngân hàng đều sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn nên khi tỷ lệ này đ quá cao mà vẫn tiếp tục gia tăng việc sử dụng nợ sẽ càng làm tình trạng thanh khoản của ngân hàng thêm trầm trọng.

Các nhân tố GRO, TANG, ATR khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 105)