KHUNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiến thức, thái độ đối với ý định hiến mô, bộ phận cơ thể người, trường hợp nghiên cứu ở tp hồ chí minh (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.4.1. Khung phân tích

Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991) đã cho thấy thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi. Trong trường hợp này, ý định hiến MBPCT sẽ chịu tác động bởi thái độ đối với hành động này, cụ thể là sự tin tưởng, nhận định về kết quả mang lại của hành động hiến MBPCT. Bên cạnh đó, ý kiến của gia đình, người thân về việc hiến MBPCT cũng sẽ có ảnh hưởng đến ý định hiến MBPCT. Ngồi ra, khả năng kiểm soát hành vi, được phản ánh thông qua kiến thức về hiến MBPCT và các đặc điểm nhân khẩu học cũng được dự đốn sẽ có ảnh hưởng đến ý định hiến MBPCT.

Kết quả lược khảo các nghiên cứu có liên quan cũng đã cho thấy, mặc dù có thể được tiếp cận, vận dụng các phương pháp nghiên cứu, đo lường khác nhau, nhưng các câu hỏi được sử dụng trong các nghiên cứu này đa phần đều có chung đặc điểm là phản ánh về kiến thức và thái độ đối với ý định hiến mô và bộ phận cơ thể. Tiêu biểu trong nghiên cứu của Schaeffner và cộng sự (2004), các tác giả đã chỉ ra những người có kiến thức tốt về hiến MBPCT, cũng như có thái độ cởi mở, tích cực đối với hiến MBPCT sẽ có khả năng đăng ký tham gia hiến MBPCT cao hơn những người khác. Kết quả này cũng đã được kiểm chứng và nhận được sự ủng hộ từ một số nghiên cứu khác trên thế giới như Arriola và cộng sự (2008), Joshi (2011), Irving và cộng sự (2012), Irving và cộng sự (2014).

Song song với các yếu tố nêu trên, khi tiếp cận để nghiên cứu về kiến thức, thái độ và ý định hiến MBPCT, nhóm các biến số phản ánh đặc điểm cá nhân như

tuổi tác, giới tính, dân tộc, tơn giáo…thường được các tác giả (Hai và cộng sự, 1999; Galanis và cộng sự, 2008; Webb và cộng sự, 2015) xem xét, bổ sung vào mơ hình nghiên cứu để phân tích sự khác biệt về thái độ, kiến thức, ý định hiến MBPCT do các đặc điểm nhân khẩu học này mang lại.

Trên cơ sở tổng quan các tài liệu nêu trên và đặc biệt là dựa trên mơ hình nghiên cứu của Schaeffner và cộng sự (2004), khung phân tích của đề tài được đề xuất như sau:

N guồ n: Đề xuất của tác giả Hình 2.4 Khung phân tích

Nguồn: Đề xuất của tác giả

2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu

Theo Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991), nếu cá nhân có thái độ tích cực về hành vi, cụ thể trong trường hợp hiến MBPCT là sự tin tưởng vào những kết quả tốt đẹp mà việc hiến, ghép mơ, tạng đem lại (cứu người, tránh lãng phí…); tin tưởng vào quy trình, đội ngũ y, bác sĩ thực hiện (cơng bằng, hiệu quả…); cởi mở khi trao đổi về chủ đề hiến, ghép MBPCT… thì sẽ có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi hiến MBPCT. Kết quả nghiên cứu của Schaeffner và cộng sự (2004),

Kiến thức Thái độ Ý định hiến mô, bộ phận cơ thể Đặc điểm nhân khẩu học: - Giới tính - Tuổi - Học vấn - Dân tộc - Tôn giáo - Hôn nhân

Arriola và cộng sự (2008), Joshi (2011), Irving và cộng sự (2012), Irving và cộng sự (2014) cũng đã ủng hộ cho nhận định trên. Do đó, thái độ của người tham gia nghiên cứu về vấn đề hiến MBPCT được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng đến ý định hiến MBPCT của họ, cụ thể Giả thuyết H1 được trình bày như sau:

Giả thuyết H1: Thái độ về việc hiến MBPCT càng tích cực thì ý định hiến MBPCT càng cao.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của Schaeffner và cộng sự (2004), Arriola và cộng sự (2008), Galanis và cộng sự (2008), Joshi (2011), Irving và cộng sự (2012), Irving và cộng sự (2014), kiến thức về việc hiến MBPCT của các đối tượng tham gia nghiên cứu, cụ thể là sự am hiểu về cung, cầu lượng MBPCT; sự hiểu biết về quy trình, quy định của việc hiến, ghép MBPCT… sẽ có ảnh hưởng đến ý định hiến MBPCT của cá nhân. Ngồi ra, kiến thức cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến ý định hành vi đã được thể hiện trong Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991) thông qua khả năng kiểm sốt hành vi. Do đó, kiến thức về chủ đề hiến MBPCT được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng đến ý định hiến MBPCT; cụ thể như sau:

Giả thuyết H2: Kiến thức về việc hiến MBPCT càng cao thì ý định hiến MBPCT càng cao.

Tóm tắt Chương 2

Kết quả lược khảo cơ sở lý thuyết ở Chương 2 giúp có được cái nhìn tổng quan về vấn đề hiến MBPCT. Cụ thể, chương đã trình bày khái niệm các thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đề tài như MBPCT, hiến MBPCT, quy trình đăng ký hiến… Chương 2 cũng trình bày tóm tắt về Thuyết hành động hợp lý TRA và Thuyết hành vi dự định TPB để làm cơ sở giải thích cho ý định hiến MBPCT. Ngoài ra, kết quả lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề hiến MBPCT trước đây đã giúp đề tài có được cách tiếp cận cũng như xây dựng khung phân tích để tiến hành nghiên cứu về tác động của kiến thức, thái độ đối với ý định hiến MBPCT trong điều kiện ở TP. Hồ Chí Minh. .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiến thức, thái độ đối với ý định hiến mô, bộ phận cơ thể người, trường hợp nghiên cứu ở tp hồ chí minh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)