CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
2.3 Tác động của hội nhập kinh tế đến chi tiêu chính phủ
2.3.1 Lý thuyết về hành vi quản lý và chính trị (The political theories of fiscal
Mơ hình chính trị ( the political model) đánh giá tồn cầu hóa thơng qua sự hội nhập kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng tới chi tiêu chính phủ như thế nào bằng việc dựa trên nền tảng của lý thuyết sự lựa chọn cơng khi đề cập đến vấn để “tính tư lợi” (self-interest) của các nhà chính sách như một sự dẫn động cho các quyết định chi tiêu công; và lý thuyết người tiêu dùng với ý tưởng xây dựng mục tiêu tối ưu của chính phủ là tối đa hóa phúc lợi xã hội.
Lý thuyết sự lựa chọn cơng có sức ảnh hưởng lớn đến khoa học chính trị và
quản lý cơng. Theo đó, để có thể đưa ra một quyết định cơng, cần xem xét chi phí và lợi ích, qua đó nhà cầm quyền duy lý cần cân nhắc chi phí cơ hội trước khi quyết định; thị trường có phải là một cơ chế điều phối kinh tế tốt khơng, thương mại tự do hay sự hội nhập có mang lại lợi ích cho tất cả các bên khơng, nếu tồn tại ngoại tác tiêu cực thì con người có được “bù đắp” khơng. Ví dụ như sự hội nhập mang đến thất bại cho thị trường nội địa thì sự can thiệp của chính phủ làm biến dạng động cơ ở một thị trường có thể làm tăng phúc lợi quốc gia bằng cách bù trừ cho những hệ lụy của thất bại thị trường ở nơi khác. Lý thuyết lựa chọn công của Peterson (1981) cho rằng nên có sự hài hồ cơ bản giữa quyền lợi tập thể và quyền lợi của các cá nhân thành viên của tập thể đó, từ nhà lãnh đạo chính trị cho đến các cơng dân bình thường. Bên cạnh đó, đứng ở một góc nhìn khác, Downs (1957) chỉ ra rằng các nhà chính sách cơng có xu hướng chú tâm vào những nhóm người bằng việc chấp thuận những chính sách có lợi cho những nhóm người ấy để đổi lấy sự ủng hộ của họ. Khi lá phiếu của cử tri và sự tín nhiệm của người dân là động lực cho các nhà chính trị, họ sẽ mở rộng quyền lợi của chính họ (self-interest) bằng việc chi tiêu cho hàng hóa cơng. Khi đó họ có thể trở thành “ những người tốt” (good people) với những cam kết cho cải thiện dịch vụ phục vụ cộng đồng, tiêu chuẩn của sự công bằng xã hội và mở rộng hệ thống phúc lợi nói chung. Rõ ràng, theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu (Gilens và Page, 2014; Bartels, 2008; Jacob và Page, 2005; Schozman, Verba, Brady, 2012), nhà cầm quyền quan tâm tới phúc lợi của người khác và tính cơng bằng xã hội khi nó cũng ảnh hưởng đến lợi ích của họ (Frohlich và Oppenheimer, 2004). Như lý thuyết lựa chọn công của Peterson (1981) khẳng định các tác nhân hiểu biết hơn về quyền lợi riêng của họ và nói chung có thể đi đến những kết quả duy lý về mặt tập thể.
Lý thuyết về hàm phúc lợi xã hội (social welfare function) là một dạng tương
đồng với lý thuyết người tiêu dùng về trạng thái cân bằng ràng buộc ngân sách hoặc đường bàng quang cho mỗi cá nhân (the consumer theory of indifference-curve / budget constraint equilibrium ), ngoại trừ việc hàm phúc lợi xã hội là sự sắp xếp các
sở thích cá nhân hay sự đánh giá của mỗi người trong xã hội để đi đến những sự lựa chọn chung (collective choices). Có thể nói, xã hội là tập hợp nhiều cá thể mà cuộc sống của họ phụ thuộc lớn vào quyết định của tập thể. Nhưng việc đưa ra lựa chọn nhóm (collective choices) có thể là một thách thức rất khó khăn, đặc biệt khi có sự tồn tại những lợi ích và mối quan tâm khác nhau giữa những thành viên trong nhóm. Và bất cứ thể chế độc tài nào cũng là cách tồi tệ để quản trị một đất nước khi người lãnh đạo muốn kiểm sốt mọi khía cạnh cuộc sống của người dân mà lại tìm cách bỏ qua ưu tiên của tất cả những người khác. Trong một nền kinh tế thị trường có sự hội nhập sâu sắc, Nhà nước sẽ hiện hữu ba chức năng kinh tế rõ rệt đó là: can thiệp, quản lý và điều hồ phúc lợi. Vì thế, các biện pháp trợ cấp tối ưu dựa trên sự lựa chọn chung (collective choices ) đều được coi là phương thức để Nhà nước xử lý những yếu tố ngoại vi. Có hai dạng chủ yếu của hàm phúc lợi xã hội khác biệt nhưng có mối liên quan với nhau. Dưới dạng do Bergson (1938) đưa ra, phúc lợi xã hội thường được biểu thị thành một hàm thỏa dụng của các cá nhân tạo thành xã hội. Tuy nhiên, những biến số khác cũng có thể được đưa vào. Dưới dạng này, hàm phúc lợi xã hội về cơ bản là hàm tùy ý bởi vì nó là sự phân tích hàm được áp đặt từ bên ngồi và khơng có một chỉ dẫn nào cho biết hàm này được hình thành như thế nào. Hay nói cách khác, theo Bergson, nó được những nhà lập pháp, nhà lãnh đạo quyết định. Khái niệm này được chứng tỏ là hữu ích trong phân tích đơn thuần mang tính lý thuyết, cho phép định nghĩa tối ưu xã hội là sự phân bổ tốt nhất nguồn lực của xã hội. Trong khi đó, đóng góp lớn nhất của Arrow (1963) đối với lý thuyết phúc lợi là “định lý triển vọng”, theo đó chúng ta khơng thể xây dựng hàm phúc lợi xã hội mà khơng tính đến hàm ưa thích của mỗi cá nhân.Ơng lập luận rằng một hàm phúc lợi xã hội chỉ là một khái niệm có căn cứ nếu nó được rút ra từ những sở thích của các cá nhân tạo thành xã hội và cho rằng một hàm phúc lợi xã hội tương đương với một nguyên tắc quyết định hay một “hiến pháp”.
Một điều cần lưu ý rằng những mơ hình chính trị nói trên đa số tập trung
vào việc sử dụng chi tiêu công cho mục đích tái phân phối phúc lợi hơn là sự mở rộng phúc lợi của đất nước. Tuy nhiên, khi những hiệu ứng tiêu cực của tồn cầu
hóa xảy ra, nó có thể sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như có tác động tới chi tiêu chính phủ (Schulze và Ursprang, 1991). Chính những kết luận trên đã được chứng minh để làm cơ sở cho vấn đề quyền lợi của người ra quyết định được phân tích một cách rõ ràng; và những cử tri trung vị (median voters) gánh chịu sự mất cân bằng thu nhập hoặc những người có thu nhập dưới mức trung bình sẽ có nhu cầu hơn cho các khoản chi chuyển nhượng (tranfers) và khi ấy quy mô của khu vực công sẽ lớn hơn. Tương ứng với những mơ hình tập trung vào các thất bại chính trị (political failures), sự hội nhập có thể gây sức ép cho chi tiêu của chính phủ (Hansson và Olofsdotter, 2006) và nó cũng có thể làm giảm vị trí độc quyền của chính quyền sở tại. Có thể nói, những dự đốn cho kết cấu kinh tế - chính trị tổng thể có sự hiện diện của các nhân tố khơng chắc chắn (uncertainty) và khi sự tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, những sự khơng chắc chắn như vậy tăng sẽ khiến nhu cầu cho sự bảo trợ xã hội và sự tái phân phối cũng tăng trưởng. Vì vậy, cách nhìn nhận này có một sự liên tưởng đến giả thuyết bù đắp (compensation hypothesis).