Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiệt quệ tài chính đến việc né tránh thuế của doanh nghiệp trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính nghiên cứu ở việt nam (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp phân tích mơ tả cũng như phân tích định lượng. Thực hiện phân tích mơ tả các biến để hiểu và nghiên cứu rõ từng biến, tiếp theo sử dụng phân tích tương quan để xem xét mối quan hệ giữa các biến với nhau, dự báo chiều và ảnh hưởng tác động của các biến. Sau cùng sử dụng phương pháp hồi quy định lượng đối với dữ liệu bảng bằng mơ hình hồi quy tác động cố định, mơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên và OLS gộp.

3.3.1. Mơ hình tác động cố định (Fixed effects model)

Mơ hình hồi quy tác động cố định, là một dạng mở rộng của mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển mà sai số của mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển được tách làm hai thành phần: các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian và những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian. Hai phương pháp ước lượng thường được sử dụng là: Ước lượng hồi quy biến giả tối thiểu LSDV và uớc lượng tác động cố định (Fixed effects estimator).

3.3.2. Mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model)

Trong mơ hình tác động ngẫu nhiên sai số của mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển được chia làm 2 thành phần: yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian và những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian. Phần yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian lại được chia làm 2 phần: thành phần bất định và thành phần ngẫu nhiên. Phương pháp ước lượng thường được sử dụng là ước lượng tác động ngẫu nhiên (Random effects estimator).

3.3.3. Trình tự nghiên cứu

Trình tự các bước nghiên cứu thực hiện trong bài như sau:

Bước 1: Sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị để kiểm tra tính dừng cho dữ liệu;

Bước 2: Thống kê mô tả các biến và sử dụng tương quan Pearson để kiểm tra

mối tương quan giữa các biến;

- So sánh giá trị AIC, R2 và dùng kiểm định Likelihood ratio để xem xét nên chọn phương pháp Pooled OLS hay Fixed Effects Model;

- Dùng kiểm định Hausman để biết được phương pháp Fixed Effects Model hay Random Effects Model là phù hợp hơn.

Bước 4: Xem xét có hiện tượng tự tương quan, đa cộng tuyến hay không?

Bước 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận.

BẢNG 3: KỲ VỌNG VỀ DẤU CỦA CÁC BIẾN VỚI BIẾN CASHETR

Ký hiệu Tên biến Kỳ vọng về dấu

Z-CORE Kiệt quệ tài chính (-)

GFC Khủng hoảng tài chính (-) GFC*Z-CORE GFC*Z-CORE (-) FAGE Độ tuổi công ty (+)

SIZE Quy mô công ty (-) LEV Địn bẩy tài chính (-) CINT Mức độ vốn (-)

RDINT Mức độ R&D (-) INVINT Mức độ tồn kho (+)

MKTBK Tỷ lệ giá thị trường theo sổ sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiệt quệ tài chính đến việc né tránh thuế của doanh nghiệp trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính nghiên cứu ở việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)