Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiếu hối đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 30)

Nghiên cứu Mẫu Phương pháp Kết quả

Chami, R. et al. (2003) Dữ liệu bảng 83 quốc gia trong giai đoạn 1970-1998 IV-2SLS Biến công cụ: chênh lệch thu nhập và chênh lệch lãi suất thực của tiền gửi của

mỗi quốc gia so với Mỹ

Tỷ lệ kiều hối trên GDP hoặc là khơng có ý nghĩa hoặc có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Sử dụng bình phương của tỷ lệ

kiều hối trên GDP kết quả khơng có ý nghĩa thống kê.

Khi biến tỷ lệ tăng trưởng kiều

hối trên GDP được thêm vào để thay thế biến tỷ lệ kiều hối trên GDP thì có tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê đến tăng

trưởng kinh tế. IMF (2005) Dữ liệu chéo 101 quốc gia trong giai đọan 1970-2003 Sử dụng kỹ thuật biến công cụ: hai biến ngoại sinh địa lý và văn hóa.

Biến giả đo lường

xem quê hương của người di cư và nước chủ nhà

có cùng ngơn ngữ chung khơng.

Khơng có ý nghĩa thống kê giữa

tăng trưởng GDP bình quân đầu người và kiều hối.

Catrinescu, N. et al.

114 quốc gia từ

Phương pháp OLS với dữ liệu

Có tương quan thuận giữa tăng trưởng kinh tế và kiều hối mặc

(2006) 1991-2003 chéo và Dynamic Panel Data

dù mối quan hệ này khá yếu.

Giuliano, P. and Ruiz- Arranz, M. (2006) 73 quốc gia trong giai đoạn 1975-2002 Phương pháp OLS, fixed- effects panel và SGMM sử dụng các công cụ nội bộ để giải quyết vấn đề nội sinh.

Mối quan hệ nghịch có ý nghĩa thống kê giữa kiều hối và các biến đo lường mức độ phát triển tài chính được tìm thấy và hệ số ước lượng của biến tỷ lệ kiều hối trên GDP là dương và có ý nghĩa. Các kiểm định độ nhạy cũng cho kết quả tương tự.

Word Bank (2006) 67 quốc gia trong giai đoạn 1991-2005 SGMM sử dụng các biến bên ngoài cũng như các giá trị có độ trễ để làm cơng cụ kiểm sốt vấn đề nội sinh của kiều hối.

Kiều hối có tác động cùng chiều và có ý nghĩa lên tăng trưởng kinh tế nhưng mức độ khá nhỏ.

Khi đầu tư nội địa được đưa thêm vào như là biến giải thích, tác động của kiều hối lên tăng trưởng bị mất ý nghĩa. Chami, R. et al. (2008) Các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1970-2004 Sử dụng hai phương pháp ước lượng OLS và fixed-effects với 3 dạng khác nhau của tỷ lệ kiều hối

trên GDP: chỉ có tỷ lệ kiều hối trên

GDP, dạng bình phương để kiểm định quan hệ phi

Trong nhiều trường hợp, tỷ lệ kiều hối trên GDP khơng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với tăng trưởng.

Hệ số dương có ý nghĩa chỉ xuất hiện khi khơng có biến giải thích tỷ lệ đầu tư và không sử dụng fixed effects cho các quốc gia.

tuyến, và tương

tác với biến phát triển tài chính (tỷ

lệ M2/GDP).

Biến tỷ lệ kiều hối trên GDP của các quốc gia tiếp nhận còn lại trong mẫu được sử dụng làm biến công cụ để giải quyết vấn đề nội sinh.

soát, tác động của kiều hối trở thành tiêu cực, có ý nghĩa thống kê và yếu tố đầu tư bị loại trừ.

Nyamongo, E. et al. (2012) 36 quốc gia ở châu Phi trong giai đoạn 1980-2009 Phương pháp ước lượng OLS và 2SLS. Biến công cụ là giá trị có độ trễ cùa các biến nội

sinh.

Kiều hối là nguồn quan trọng cho tăng trưởng kinh tế nhưng sự thay đổi dòng tiền này làm hạn chế tăng trưởng ở các nước

châu Phi.

Kiều hối vận hành như một nguồn bổ sung cho phát triển tài

chính. Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho rằng tầm quan trọng của mức độ phát triển tài chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là yếu. Hassan, G. et al. (2012) Banglades h trong Phương pháp ước lượng OLS, IV-

Nếu chỉ có biến tỷ lệ kiều hối

giai đoạn từ 1974- 2006 2SLS và IV- GMM với 3 dạng khác nhau của tỷ lệ kiều hối trên

GDP: chỉ có tỷ lệ

kiều hối trên

GDP, dạng bình phương để kiểm định quan hệ phi tuyến, và tương tác với biến phát triển tài chính (tỷ lệ M2/GDP). GDP bình quân

đầu người của

Saudi Arabia

được chọn làm biến công cụ cho kiều hối.

biến log của tỷ lệ kiều hối trên

GDP là âm nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.

Khi biến bình phương kiều hối được thêm vào thì có ý nghĩa thống kê, biến kiều hối ban đầu có dấu âm và biến bậc hai có dấu dương.

Khi biến tương tác giữa kiều hối và mức độ phát triển tài chính được thêm vào kiều hối có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng khơng có ý nghĩa thống kê

Tóm lại, đã có khá nhiều nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm để tìm hiểu tác động của dịng kiều hối đến tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các lý thuyết kinh tế đều cho rằng kiều hối có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, về thực nghiệm, thơng qua các nghiên cứu khác nhau về dữ liệu nghiên cứu, phương pháp ước lượng, kết quả của các nghiên cứu cũng có nhiều khác biệt. Có nghiên cứu cho thấy khơng có mối liên hệ có ý nghĩa giữa “tăng trưởng kinh tế - kiều hối”. Một số ít nghiên cứu cho rằng kiều hối làm hạn chế tăng trưởng nhưng đa phần lại cho thấy tầm quan trọng của kiều hối trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng

phi tuyến của kiều hối đến tăng trưởng nhưng các dữ liệu bảng cho kết quả khơng có ý nghĩa thống kê. Riêng trường hợp của Bangladesh cho thấy có tác động phi tuyến của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu và dấu của biến tỷ lệ kiều hối trên GDP dạng bình phương là dấu dương.

Với những kết quả thực nghiệm có nhiều khác biệt như trên, bài nghiên cứu này được thực hiện để một lần nữa kiểm định mối quan hệ “tăng trưởng kinh tế – kiều hối” với mục đích trả lời câu hỏi liệu kiều hối có tác động như thế nào đến nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu trong bài này dựa vào nghiên cứu của Hassan, G. et al (2012). Nhóm tác giả này đã phát hiện ra mối quan hệ phi tuyến và có ý nghĩa thống

kê giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh trong giai đoạn 1974-2006. Tuy nhiên nhóm tác giả này cũng thừa nhận nghiên cứu của họ cịn nhiều hạn chế trong đó dữ liệu chuỗi thời gian chỉ có 29 quan sát và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là sử dụng dữ liệu bảng.

Phát triển hướng nghiên cứu của Hassan, G. et al (2012), bài nghiên cứu này dựa vào mơ hình của nhóm tác giả và sử dụng phương pháp ước lượng IV-GMM nhưng có một số điều chỉnh phù hợp với nội dung nghiên cứu hơn. Trong đó, bài nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu bảng với mẫu dữ liệu bao gồm 29 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2000-2011 và với kỳ vọng kiều hối có tác động dạng phi tuyến đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong mẫu. Một phần quan trọng khác là bài nghiên cứu này cũng thay đổi biến công cụ phù hợp hơn để giải quyết tốt hơn vấn đề nội sinh.

4.1 Mơ hình

Mơ hình cơ bản phân tích kiều hối có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế có dạng:

Δyit = 0 + 1LREMit + zZit + εit (1)

Trong đó:

Δyit : tăng trưởng GDP bình quân đầu người LREMit : log của tỷ lệ kiều hối trên GDP

Zit: các biến kiểm soát thường được sử dụng trong hồi quy “tăng trưởng kinh tế –

 Log của tỷ lệ nguồn vốn trên GDP (LGCF): là biến đại diện cho tỷ lệ đầu tư nội địa. Nghiên cứu thực nghiệm của World Bank (2006) và Chami, R. et al.

(2008) cho thấy khi có mặt đầu tư thì làm cho tác động của kiều hối trở nên

mất ý nghĩa bởi vì một trong những kênh kiều hối tác động đến tăng trưởng kinh tế là thông qua gia tăng đầu tư nội địa.

 Log của tỷ lệ tăng trưởng dân số (LPOP): Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M.

(2005), Chami, R. et al. (2008) và Hassan, G. et al. (2012) đều sử dụng biến này như một biến kiểm soát trong mơ hình hồi quy tăng trưởng kinh tế và kiều hối đại diện cho nguồn nhân lực.

 Log của tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP (LGOV) cũng được kỳ vọng là có tương quan đến tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu của Chính phủ có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng. Tác động tiêu cực sẽ xảy ra khi chi tiêu chính phủ chèn lấn khu vực tư nhân (Nyamongo, E. et al. (2012)) và tác động tích cực được tìm thấy khi gia tăng chi tiêu chính phủ có thể tạo ra môi trường giúp thúc đẩy nền kinh tế (Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M. (2005)).

 Log của tỷ lệ M2 trên GDP (LM2). Các nghiên cứu gần đây thường sử dụng mức độ phát triển tài chính trong mơ hình hồi quy tăng trưởng kinh tế.

Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M. (2005) sử dụng bốn chỉ số đo lường phát triển tài chính: mức độ thanh khoản của hệ thống tài chính (M2/GDP), tổng tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn trên GDP (DEP/GDP), tỷ lệ nợ của khu vực tư nhân trên GDP (LOAN/GDP), tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên GDP (CREDIT/GDP). Kết quả của Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M. (2005) cho thấy kiều hối chỉ đóng góp vào tăng trưởng ở các quốc gia có hệ thống tài chính chưa phát triển. Nghiên cứu của

Nyamongo, E. et al. (2012) cũng sử dụng tỷ lệ M2/GDP và LOAN/GDP để kiểm định tác động của phát triển tài chính. Trong bài này, dựa theo các nghiên cứu trước của các tác giả trên và Chami, R. et al. (2008), Hassan, G.

et al. (2012), tôi sử dụng chỉ số log của tỷ lệ M2 trên GDP như là một đại diện của phát triển tài chính.

 Tỷ lệ lạm phát (INF). Để kiểm soát mức độ ổn định của kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát được sử dụng trong mơ hình với kỳ vọng có tương quan trái chiều với tăng trưởng kinh tế theo kết quả nghiên cứu của World Bank (2006),

Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M. (2006) và Nyamongo, E. et al. (2012).

Trong các biến kiểm soát, ngoại trừ biến lạm phát, tất cả các biến còn lại đều được thể hiện ở dạng log. Điều này đồng nhất với đa số các nghiên cứu trước đây về kiều hối và tăng trưởng kinh tế, điển hình như World Bank (2006), Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M. (2006) và Nyamongo, E. et al. (2012). Tuy nhiên, các nghiên cứu

này khơng giải thích ngun nhân tại sao các biến kiểm sốt trong mơ hình của bài nghiên cứu này được thể hiện ở dạng log còn biến lạm phát thì khơng. Theo tài liệu từ Kenneth, B. (2011), việc sử dụng dạng log của biến do hai nguyên nhân:

- Các biến biến đổi log trong mơ hình hồi quy là một cách đơn giản để giải quyết tình huống trong đó tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Sử dụng dạng log của một hoặc nhiều biến thay cho dạng khơng có log tạo nên mối quan hệ phi tuyến hiệu quả trong khi vẫn duy trì được mơ hình tuyến tính.

- Biến đổi log cũng là một phương tiện thuận lợi để chuyển một biến có độ lệch (skewness) cao thành một biến có độ lệch bình thường hơn. (Trong thực tế, có một phân phối được gọi là phân phối log-normal được định nghĩa là

một phân phối mà dạng log là phân phối bình thường cịn dạng khơng có biến đổi log là lệch).

Như vậy, các biến trong mơ hình được lấy log để giải quyết mối quan hệ phi tuyến có thể có giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mơ hình tuyến tính đồng thời

làm giảm độ lệch của biến. Tuy nhiên, khác với các biến còn lại, tỷ lệ lạm phát đo

lường phần trăm thay đổi hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng do đó biến này sẽ

Tóm lại, mơ hình nghiên cứu tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế có thể được viết dưới dạng cụ thể như sau:

Δyit = 0 + 1LREMit + 2LGCFit + 3LPOPit + 4LGOVit + 5LM2it + 6INFit +

εit (2)

Tiếp theo, để kiểm định liệu rằng có hay khơng quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế, dạng bậc hai của biến LREM sẽ được đưa vào mơ hình:

Δyit = 0 + 1LREMit + 2(LREMit)2 + 3LGCFit + 4LPOPit + 5LGOVit +

6LM2it + 7INFit + εit (3)

Cuối cùng, theo các nghiên cứu thực nghiệm của Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M.

(2005), Chami, R. et al. (2008), Hassan, G. et al. (2012) và Esman Nyamongo, E. et al. (2012), kiều hối có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tương tác với

mức độ phát triển của thị trường tài chính (LREMxLM2). Kết quả hệ số của biến này sẽ cho thấy mối quan hệ giữa kiều hối và phát triển tài chính là thay thế bổ sung

cho nhau. Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M (2005) cho rằng nếu hệ số của biến tương tác là âm, kiều hối và phát triển tài chính thay thế cho nhau trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nếu dấu của hệ số này là dương sẽ có quan hệ bổ sung trong đó hệ thống tài chính hoạt động tốt chức năng sẽ nâng cao tác động của kiều hối. Còn trong nghiên cứu của Nyamongo, E. et al. (2012), giả thuyết thay thế cho rằng kiều hối làm dịu đi tình trạng thiếu điều kiện phát triển tài chính ở các quốc gia đang phát triển, bằng cách giúp cho người nghèo đầu tư vào các dự án có tỷ suất sinh lợi cao. Trái lại, giả thuyết bổ sung được xây dựng dựa trên quan điểm kiều hối và phát triển tài chính hỗ trợ nhau. Một thị trường tài chính phát triển hơn cho phép người di cư gửi tiền với chi phí rẻ hơn, nhanh hơn và an toàn hơn. Nếu số lượng kiều hối chuyển về lớn, chúng có thể tích lũy mang lại lợi ích cho các định chế tài chính và các tổ chức cơng, điều này dẫn đến sự cạnh tranh giữa các định chế và cải cách các chính sách để hướng dịng kiều hối vào kênh đầu tư sản xuất.

Để thể hiện mối liên kết giữa kiều hối và phát triển tài chính, biến tương tác

LREMxLM2 là log của tỷ lệ kiều hối trên GDP nhân với log của tỷ lệ M2 trên GDP

được đưa vào phương trình hồi quy:

Δyit = 0 + 1LREMit + 2(LREMit)2 + 3(LREMxLM2)+ 4LGCFit + 5LPOPit + 6LGOVit + 7LM2it + 8INFit + εit (4)

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để kiểm định tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế theo mơ hình đã trình bày ở phần trên, tôi sử dụng phương pháp Instrumental Variables – Generalized

Method of Moments (IV-GMM) với dữ liệu bảng gồm 29 quốc gia trong giai đoạn

từ năm 2000-2011 do những đặc tính ưu việt của phương pháp này so với các phương pháp khác.

Đầu tiên, dữ liệu bảng được sử dụng vì những ưu điểm của nó so với dữ liệu thời gian và dữ liệu chéo. Baltagi (2005) đã viết:

 Dữ liệu bảng kết hợp giữa dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian nên cung

cấp nhiều thơng tin hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn,

nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn.

 Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những tác động mà chúng ta khó có thể quan sát được khi sử dụng dữ liệu thời gian hoặc dữ liệu chéo.

 Dữ liệu bảng có thể kiểm sốt tốt hơn tính khơng đồng nhất của các đơn vị trong mẫu nghiên cứu.

Thứ hai, mặc dù các nghiên cứu trước đây về tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế thường sử dụng phương pháp OLS nhưng kết quả có thể bị chệch do biến tỷ lệ kiều hối trên GDP trong mơ hình có thể là nội sinh. Bằng chứng thực nghiệm của

mối quan hệ nhân quả giữa kiều hối và tăng trưởng ảnh hưởng đến độ tin cậy của các hệ số ước lượng. Quan hệ nhân quả với chiều ngược lại bị nghi ngờ bắt nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiếu hối đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)