Chương 3 : Kết quả nghiên cứu
3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ kết quả mơ hình hồi quy phi tuyến tính bậc 3 như trên, tác giả đã phát hiện ra đồng thời tồn tại hiệu ứng hội tụ và hiệu ứng phân kỳ trong mối quan hệ giữa sở hữu ban giám đốc và hiệu quả hoạt động (được đo bằng ROE). Từ đây tác giả bác bỏ giả thuyết H0 ban đầu, tức là: Tồn tại mối quan hệ bậc 3 giữa tương quan sở hữu ban giám đốc và hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần tại Việt Nam (với hiệu quả hoạt động đo bằng ROE). Còn đối với hiệu quả đo bằng ROA, tác giả chưa có cơ sở vững chắc để xác nhận hay bác bỏ giả thuyết H0 ban đầu.
Với hiệu quả đo bằng ROE, mối tương quan dương khi sở hữu tăng từ 0% đến 18,27% và trên 70,62%, mối tương quan âm khi sở hữu trong khoảng 18,27% - 70,62% với hiệu quả đo bằng ROE.
Từ kết quả trên tác giả có thể đưa ra giải thích như dưới đây:
- Khi sở hữu tăng từ 0% đến 18,27% thì hiệu quả hoạt động giảm. Điều này có thể giải thích rằng: với việc sở hữu cổ phần còn thấp khiến cho Ban giám đốc chưa tồn tâm tồn ý lo cho hoạt động cơng ty, Ban giám đốc xem nỗ lực của mình chỉ là
đem lại lợi ích cho người chủ cịn bản thân mình thì chưa được đền bù xứng đáng.
Sở hữu tăng trong khoảng này chỉ là tăng quyền lực và Ban giám đốc sử dụng quyền lực tăng này để hướng hoạt động công ty vào những việc kinh doanh có lợi cho bản thân họ, ảnh hưởng hiệu quả hoạt động và lợi ích cổ đơng.
- Mối tương quan dương khi sở hữu tăng từ 18,27% đến 70,62% chứng tỏ rằng ban giám đốc đã xem cơng ty là của mình, tập trung làm tăng hiệu quả cơng ty cũng là đem lại lợi ích cho chính Ban giám đốc. Sở hữu càng tăng trong khoảng này thì Ban giám đốc càng quan tâm đến hoạt động công ty để nhận được thành quả từ sự nỗ lực của mình, lợi ích Ban giám đốc cùng chiều với lợi ích cổ đơng.
- Khi sở hữu tăng cao hơn 70,62% thì hiệu quả hoạt động lại giảm. Đúng ra
giám đốc có quyền chi phối mọi hoạt động và lợi ích đem về cho cơng ty cũng
chính là đem lợi ích cho Ban gián đốc. Như vậy Ban giám đốc phải tồn tâm tồn ý vì cơng ty, vì tài sản của chính mình. Nếu Ban giám đốc tham gia hoạt động kinh doanh có hại cho cơng ty cũng chính là có hại cho mình. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu trong luận văn này lại cho thấy Việt Nam ngược với một số nghiên cứu trên thế giới. Điều này tác giả có thể lý giải như sau:
+ Khi tài sản có nhiều, việc kiêm nhiệm thêm nhiều chức vụ (ví dụ ban giám
đốc có thể làm thêm nhiều vị trí như thành viên hội đồng quản trị của nhiều công ty
khác) sẽ làm quá tải, không tập trung hết lực cho hoạt động công ty này, dẫn đến hiệu quả không cao.
+ Do tài sản hầu như của mình nên Ban giám đốc có thể sẽ lo lắng nhiều hơn, cẩn thận hơn trong những quyết định quan trọng, điều này có thể sẽ làm mất cơ hội trong kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng ngoài tỷ lệ sở hữu ban giám đốc tác
động lên hiệu quả hoạt động thì quy mơ vốn và hiệu quả hoạt động trong quá khứ
cũng có tác động lên hiệu quả hoạt động, cụ thể quy mơ vốn có quan hệ nghịch biến với ROE, điều này có thể giải thích tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của vốn, dẫn đến vốn tăng ROE (lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) giảm; ROE có quan hệ đồng biến với ROE năm trước.
Từ quá trình tìm hiểu và nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu ban giám
đốc với hiệu quả hoạt động và có được kết quả nghiên cứu trên đây, tác giả nhận
thấy rằng ở Việt Nam đa số Ban giám đốc có tỷ lệ sở hữu thấp (chủ yếu là phần đại
điện sở hữu cao). Điều này có thể làm cho hoạt động của cơng ty kém hiệu quả vì
Ban giám đốc có nhiều quyền lực (do tỷ lệ đại diện sở hữu cao) nhưng lại được
hưởng ít lợi ích từ thành quả của cơng ty. Từ đó sẽ có những quyết định để đem lại lợi ích cá nhân và gây thiệt hại cho cổ đơng. Ngồi ra ở Việt Nam điều hành công ty vẫn chưa được các nhà quản lý coi trọng.
Chính vì thế tác giả cho rằng các nhà quản lý phải thấy được tầm quan trọng quản trị công ty, phải tự mình hoặc nhờ các cơng ty tư vấn rà sốt quản trị cơng ty của mình, tìm ra những thiếu sót, lỗ hổng tiềm năng, từ đó đưa ra hành động khắc phục và phòng ngừa; Quan tâm đến vấn đề đạo đức kinh doanh: vấn đề đạo đức
kinh doanh cần được giáo dục ở các trường Đại học, Cao đẳng và các trung tâm đào tạo quản lý…; Đối với cơng ty cổ phần, ngồi việc phải chủ động tìm kiếm, lựa
chọn, tuyển dụng giám đốc giỏi để đại diện cho chủ thực hiện việc điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty cịn phải lưu ý đến những chính sách đãi ngộ,
tỷ lệ nắm giữ cổ phần của người quản lý để khuyến khích họ tồn tâm góp sức vì sự phát triển của công ty.
KẾT LUẬN
Hiệu quả hoạt động của công ty phụ thuộc vào rất nhiếu yếu tố của môi trường vi mô, môi trường vĩ mô và môi trường bên trong của doanh nghiệp. Điều hành
công ty cũng là một trong những yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động và yếu tố này mới được quan tâm gần đây. Trong khuôn khổ luận văn đã nghiên cứu một
trong những yếu tố của điều hành cơng ty đó là tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám
đốc. Tuy là một góc cạnh nhỏ nhưng cũng có tác động điều chỉnh chi phí đại diện từ đó tác động đáng kể lên hoạt động công ty. Từ các kết quả nghiên cứu trên thế giới
như Anh, Mỹ, Úc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Trung Quốc… và tình hình mơi trường kinh doanh tại Việt Nam (nền kinh tế đang phát triển, vẫn còn nhiều yếu tố phi thị trường), tác giả đưa ra giả thuyết: Tồn tại mối quan hệ bậc 3 trong tương quan sở hữu ban giám đốc và hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần tại Việt Nam.
Để kiểm chứng giả thuyết trên, tác giả tiếp cận theo hướng từ tổng quát đến đơn giản, sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ sở
hữu cổ phần của ban giám đốc với hiệu quả hoạt động. Dựa vào mơ hình của Jira
Yammeesri & Sudhir C Lodh, tác giả xây dựng mơ hình bậc 3 với biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động (được đo bằng ROA,ROE), biến độc lập là tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc và thêm một số biến kiểm sốt của mơi trường bên trong và mơi trường
bên ngồi. Sau khi thu thập dữ liệu, chạy mơ hình bằng eview, kiểm định mơ hình, luận văn xác nhận giả thuyết về mối quan hệ phi tuyến bậc 3, cụ thể: mối tương quan dương khi sở hữu tăng từ 0% đến 18,27% và trên 70,62%, mối tương quan âm khi sở hữu trong khoảng 18,27% - 70,62% với hiệu quả đo bằng ROE. Còn đối với hiệu quả đo bằng ROA, tác giả chưa có cơ sở vững chắc để xác nhận giả thuyết đưa ra ban đầu.
Hạn chế của luận văn:
- Chưa nghiên cứu đến sự nắm giữ cổ phần của những người liên quan của các thành viên trong ban giám đốc.
- Chưa nghiên cứu đến đại diện nắm giữ cổ phần. Một số thành viên ban
lãnh đạo nắm giữ cổ phần rất nhỏ tuy nhiên có quyền biểu quyết lớn do giữ cổ phần
đại diện cho nhà nước, các công ty khác…
- Chưa nghiên cứu đến các khoản lương thưởng của Ban giám đốc.
- Biến phụ thuộc tác giả sử dụng ROA, ROE, chưa nghiên cứu đến các biến hiệu quả thị trường như giá cổ phiếu, Tobin’s Q,…
- Hạn chế về số lượng công ty, chiếm khoảng 60% các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh, chưa nghiên cứu đến các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội (gồm những cơng ty có số vốn nhỏ)
Mặc dù còn rất nhiều hạn chế nhưng tác giả nghĩ rằng kết quả nghiên cứu của luận văn phù hợp với lý thuyết chung. Và những hạn chế trên sẽ mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo để có được kết quả hồn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo:
Tiếng Việt:
1. Hoàng Ngọc Nhậm và các cộng sự (2007), “Giáo trình kinh tế lượng”, Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), “Thống kê ứng dụng
trong kinh tế xã hội”, Nhà xuất bản thống kê.
3. Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ, “Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán”.
4. Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung (2009), “Cơng ty-Vốn, quản
lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005”, NXB Tri Thức Hà Nội
5. Nguyễn Trường Sơn (2010), “Vấn đề quản trị công ty trong các doanh
nghiệp Việt Nam”, Tạp chí khoa học cơng nghệ - Đại học Đà Nẵng – Số
5(40).
6. Phạm Quốc Việt (2010), “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố điều
hành công ty đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần”, Luận văn
tiến sĩ - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 của Bộ Tài chính,
“Về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán trung tâm giao dịch chứng khoán”.
8. Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh, trang chủ www.hsx.vn.
9. Trang web:
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0& cn_id=30667
10. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định (2011), “Tài chính quốc tế”, Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh:
11. Adel Bino & Shorouq Tomar (2007), “Corporate governance and bank
performance: evidence from Jordanian banking industry”, Jordan
Journal of Business Administration.
12. Arifur Rahman Khan, Balasingham Balachandran, Paul Mather (2008),
“Managerial Share Ownership and Operating Performance: Do Independent and Executive Directors have Different Incentives?”,
Department of Accounting and Finance, Monash University.
13. Benjamin E. Hermalin and Michael S. Weisbach (1998), “The
determinants of board composition”, RAND Journal of Economics Vol.
19, No. 4.
14. Charles P. Himmelberg, R. Glenn Hubbard, Darius Palia (1999),
“Understanding the determinants of managerial ownership and the link between ownership and performance”, Journal of Financial Economics
53 353-384.
15. Christina Ng (2005), “An Empirical Study on the Relationship between
Ownership and Performance in a Family-Based Corporate Environment”, Journal of Accounting, Auditing & Finance, Vol. 20,
Issue 2, p. 121-146.
16. David Yermack (1995), “Higher market valuation of companies with a
small board of directors”, Journal of Financial Economics 40 185-211.
17. Fama & Jensen (1983), “Separation of Ownership and Control”, Journal of Law and Economics, Vol.26, No. 2.
18. Harold Demsetz & Belén Villalonga (2011), “Ownership structure and
corporate performance”, Journal of Corporate Finance 7 209–233.
19. Harold Demsetz, Kenneth Lehn (1985), “The Structure of Corporate
Ownership: Causes and Consequences”, The Journal of Political
20. James S.Ang, Rebela A. Cole, and James Wuh Lin (2000), “Agency
Costs and Ownership Structure”, The Journal of Finance Vol. LV, No.
1.
21. Je_rey L. Coles, Michael L. Lemmon, and J. Felix Meschke (2007),
“Structural Models and Endogeneity in Corporate Finance: The Link Between Managerial Ownership and Corporate Performance”, Felix
University of Minnesota.
22. Jensen & Meckling (1976), “Theory of the firm: managerial behaviour,
agency cost and ownership structure”, Journal of Financial Economics,
V.3, No.4, pp. 305-360.
23. Jira Yammeesri & Sudhir C Lodh, “The Effects of Ownership Structure
on Firm Performance: Evidence from Thailand”, Paper for inclusion in
the Hawaii International Conference on Business.
24. John J. McConnell & Henri Servaes (1990), “Addition evidence on
equity ownerhip and corporate value”, Journal of Financial Economics
27 595-612.
25. Kanapathy (2005), “Independent non-executive directors, managerial ownership and firm performance in Malaysian public listed companies”, University Sains Malaysia
26. McKinsey & Company (2000), “Investor Opinion Survey on Corporate
Governance”.
27. Ram Mudambi & Carmela Nicosia (1998), “Ownership structure and
firm performance: evidence from the UK financial services industry”,
Applied Financial Economics, 8, 175Ð 180.
28. Randall Morck, Andrei Shleifer and Robert W. Vishny (1987),
“Management ownership and market valuation”, Journal of Financial
Economics 20 293-315.
29. Wenjuan Ruan, Gary Tian & Shiguang Ma (2011), “Managerial
Civilian-run Firms”, Australasian Accounting Business and Finance
Journal, 5(3), 73-92.
30. Wiwattanakantung, Y. (2001). "Controlling Shareholders and Corporate Value: Evidence from Thailand", Pacific-Basin Finance Journal, 9 (4), pp 323-362.