Dữ liệu giá vàng và chỉ số giá tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vàng có phải là công cụ phòng ngừa đối với lạm phát (Trang 30 - 32)

4. Dữ liệu

4.1 Dữ liệu giá vàng và chỉ số giá tiêu dùng

4.1.1 Giai đoạn lấy dữ liệu.

Sau khi thống nhất đất nước kinh tế Việt Nam đã vấp phải nhiều khó khăn do bất ổn từ biên giới (với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Nam). Thêm vào

đó là những cuộc cải cách hệ thống tiền tệ và chuyển đổi nền kinh tế. Thời kỳ này với việc lạm phát lên đến 3 con số nhưng lạm phát vào thời kỳ đó là thứ khó chấp nhận trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, tỷ giá hối đoái được neo một cách cứng nhắc thấp hơn tỷ giá thị trường tự do đên hàng chục lần. Chính vì những khó khăn đó việc thống kê được số liệu giá vàng và chỉ số giá tiêu dùng trong thời gian này là rất khó khăn do chúng ta có hai lần đổi tiền vì thế mọi tính tốn về chỉ số giá tiêu dùng trong thời kỳ này sẽ khó có thể chính xác được mặc dù số liệu thời kỳ này vẫn

được một số tổ chức cung cấp nhưng độ chính xác như đã nói ở trên là khơng cao. Từ năm 1989 đến 1991 chúng ta đã có những cải cách kinh tế nhưng sau năm 1991 với việc lại đóng băng tỷ giá (neo giữ ở mức thấp 10.500đ/USD) đã khiến tăng thâm hụt thương mại. Cộng thêm việc các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ( một phần do cơn bão tín dụng trong những năm 1989 – 1990 ) mà khơng có cơ chế phá sản làm cho hàng loạt cơng ty hoạt động hết sức khó khăn. Tháng 07/1995 hơn 20 năm sau giải

phóng chúng ta cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Vì những khó khăn trong thời kỳ trước năm 1995 mà việc tính tốn dữ liệu trong thời kỳ này sẽ có thể đưa ra những kết quả khơng chính xác. Chính vì thế tác

giả quyết định chọn khoảng thời gian lấy dữ liệu là từ 01/1996 – 06/2014.

4.1.2 Nguồn dữ liệu.

Đối với dữ liệu giá vàng thì chúng ta có thể thu thập theo ngày, tuần, tháng, quý, năm nhưng đối với lạm phát (có nhiều cách tính lạm phát lạm phát, ở trong khuôn khổ bài nghiên cứu này sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI để đo lường lạm phát) được tính theo CPI thì chỉ có thể thu thập theo tháng vì thế để phân tích vàng và

thể coi là đầy đủ cho bài nghiên cứu. Một số nguồn khác để tiếp cận CPI của Việt Nam là từ các tổ chức tài chính thế giới, hiện nay CPI của Việt Nam được các tổ

chức tài chính trên thế giới cơng bố định kỳ trong đó đều đặn nhất có quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF ). Giá vàng thì được thống kê khá chi tiết bởi hiệp hội vàng thế giới (

WGC )6, đây đều là những tổ chức uy tín và dữ liệu của họ rất đáng tin cậy. Vì vậy

chúng ta sẽ sử dụng song song hai bộ dữ liệu để xem có thể đưa ra một kết quả đồng nhất về vai trò của vàng hay không. Dữ liệu về giá vàng của tổng cục thống kê đơn vị là triệu đồng/lượng còn dữ liệu của WGC sẽ là triệu đồng/ounce. Dữ liệu về CPI của tổng cục thống kê năm tính theo %, năm gốc 2009 = 100 %, dữ liệu CPI của IMF năm gốc 2010 = 100%.

Chuỗi giá vàng và CPI khi tính tốn và ước lượng được lấy log10(lg) đễ chuỗi dữ liệu được ổn định và đưa chúng về cùng một thang đo.

6

Chuỗi giá vàng của WGC được thống kê dựa trên giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái VND/USD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vàng có phải là công cụ phòng ngừa đối với lạm phát (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)