DATA TRANSCRIPT OF CEO1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) to explore women leadership in the collectivist culture, the business context of vietnam master of business administration (Trang 144 - 159)

Vietnamese version

Đề tài: Khám phá phong cách lãnh đạo của lãnh đạo nữ trong nền văn hóa tập thể: bối cảnh kinh tế tại Việt Nam.

Phỏng vấn viên: Xin phép chị cho em hỏi hiện chị đang làm ở tổ chức nào ạ?

CEO1: Khoảng 1 tháng nữa chị sẽ đi làm lại ở Orion là công ty cũ của chị, sau thời gian 3 năm chị tự kinh doanh mở quán cà phê riêng.

Phỏng vấn viên: Nếu chị đi làm Orion lại thì chị sẽ làm vị trí gì ạ?

CEO1: Chị sẽ là Giám đốc Ngành hàng, tức có nghĩa là chị sẽ quản lý một vài Brand Manager, mỗi Brand Manager sẽ quản lý một nhãn hàng.

Phỏng vấn viên: Lý do nào khi khiến chị chuyển sang tự kinh doanh rồi bây giờ trở lại công ty cũ?

CEO1: Sau khi đi làm Marketing 7 năm, thích kinh doanh nhưng khơng biết kinh doanh cái gì và kinh doanh như thế nào. Chị thực sự là không biết là phải bắt đầu từ đâu và khi nào thì lúc đó chị có dun và làm cùng bạn chị. Nhưng chị nghĩ là chị liều và dũng cảm từ bỏ cơng việc mình đang làm để tự kinh doanh với mức lương thấp hơn vì chị nghĩ là lương thấp khơng phải là vấn đề mãi mãi cho nên là khơng có vấn đề gì hết. Và sau khi chị kinh doanh được 3 năm thì chị thấy công việc của chị ổn rồi, đến lúc nhân viên của chị ổn rồi và cơng ty cũ cần chị thì chị thấy có vẻ đến lúc mọi thứ hợp lý rồi thì chị đi làm trở lại. Nhưng thực sự chị nghĩ lý do đi làm trở lại là kết quả từ những gì chị học được từ việc kinh doanh thì sẽ giúp chị đi làm tốt hơn.

Phỏng vấn viên: Điều đó có nghĩa là chị sẵn sàng thay đổi bản thân mình, tìm hiểu một cái mới để mình học hỏi được những kinh nghiệm để mình tích lũy nó cho một tương lai tốt hơn?

CEO1: Thực sự lúc chị lựa chọn tự kinh doanh thì chị khơng nghĩ là sẽ có một tương lai tốt hơn nhưng chị nghĩ quan trọng nhất chính là bản thân mình, với bản chất của mình thì dù có làm cơng việc nào thì mình cũng sẽ ổn và sẽ sống tốt. Cái quan trọng nhất là mình phải tin vơ bản thân mình và có cái dũng cảm là khơng sợ mất. Lúc đó chị

Phỏng vấn viên: Chị tin vào chính mình vậy chị có tin vào những người làm việc với mình hay khơng?

CEO1: Tất nhiên là có em vì nếu khơng thì thành ra mình thiếu tỉnh táo rồi. Giống như khi em đi xin việc em sẽ nhìn vơ người phỏng vấn của em, người sếp tương lai của em thì có thể việc đó khơng qua quan trọng nhưng nếu em hợp tác kinh doanh thì em buộc phải xem người hợp tác cùng mình như ―người vợ, người chồng‖ của mình, phải tin tưởng người đó, tin tưởng vào ekip tạo nên công việc kinh doanh đó thì mình mới làm được. Nếu mình khơng có đánh giá mà cứ đâm đầu vào thì đó gọi là thiếu sáng suốt. Phỏng vấn viên: Vậy khi chị làm start-up hay khi trở lại làm tại Orion với cương vị là một nhà quản lý, một người lãnh đạo thì chị nghĩ là mình có đặc điểm hay hành vi gì tốt trong vai trị đó?

CEO1: Biết nghĩ đến quyền lợi của nhân viên trước. Bạn chị cũng là nữ, là một người lãnh đạo một đội ngũ sales thì chị ấy nói là: ―Mình ăn cơm thì nhân viên mình phải ăn cháo chứ em‖. Thì đó là một cách cơ bản nhất là mình ăn cơm thì nhân viên ăn cháo nhưng đơi khi trong những trường hợp ―thiếu đói‖ q thì em phải nhịn ăn để nhân viên của em khơng bị đói. Chị thấy một điểm chung cho dùng chị làm start-up hay làm cho tổ chức đi chăng nữa thì chị phải nghĩ cho nhân viên của chị trước tại vì chị là người lãnh đạo có nghĩa là mình khơng phải là người làm việc trực tiếp mà là nhân viên của mình làm, kết quả của họ chính là kết quả của mình thì mình phải nghĩ đến họ. Ngồi ra, chị nghĩ là quyết đốn sẽ là đặc điểm tốt, chị nghĩ là phụ nữ sẽ mềm mỏng các kiểu nhưng túm lại để làm lãnh đạo dù nam hay nữ thì cũng đều phải quyết đốn tại vì quyết định là việc của mình, nhân viên làm việc cịn mình là người nói cho họ nên đi đường này không nên đi đường kia và họ là người đi nhưng mình phải quyết đốn nói cho họ biết đi con đường nào là đúng, chứ nếu họ đi sai thì họ cũng sẽ rời bỏ mình thơi. Phỏng vấn viên: Chị nghĩ có những hành vi hay đặc điểm nào mang ý nghĩa tiêu cực của một người lãnh đạo nữ không ạ?

CEO1: Chị nghĩ đó là cảm xúc.

Phỏng vấn viên: Cảm tính đúng khơng ạ?

CEO1: Đúng rồi em. Tức là nữ thì cảm tính hơn là nam. Chị thì khơng rơi vào chuyện là bị những lời ngọt ngào như ―chị ơi cái áo chị đẹp quá!‖ hay là ―chị ơi chị xinh quá!‖ ... tác động, chị thì khơng bao giờ thích nghe những cái đó, thì những cái đó nó thuộc

về cảm xúc và nó khá thơ sơ dễ nhận biết. Nhưng sẽ có những cái cảm xúc nó tinh vi hơn và lỗi không phải do người ta dụ dỗ mình mà là do cảm tính của mình nên mình sẽ lạc lối. Nó sẽ khơng đơn giản như chuyện em thích nhân viên này, khơng thích nhân viên kia mà nó nằm ở cái tơi của em như là em sẽ thích cái thiết kế này hơn cái thiết kế kia, hoặc em và nhân viên của em phải làm việc rất là nhiều cho một ý tưởng đó thì em thường có xu hướng bảo vệ ý tưởng đó nhiều hơn hoặc là em có thể đánh giá nhân viên của em khơng có đúng hoặc em có thể đánh giá tình huống hay khó khăn mà team gặp phải khơng có đúng do dựa trên cảm xúc của em.

Phỏng vấn viên: Nó bị chủ quan đúng khơng ạ?

CEO1: Đúng rồi, nó rất là chủ quan và thường thì những vấn đề đó thì nam giới tốt hơn nữ giới. Và chị nghĩ là đó là cái khó nhất mà người nữ phải vượt qua.

Phỏng vấn viên: Dạ vậy cịn khi mình là lãnh đạo thì chị thường có xu hướng sử dụng quyền hạn quyền lực của mình để tác động đến nhân viên hay khơng hay chị có sử dụng những phương thức nào khác hay không?

CEO1: Thực ra để làm lãnh đạo thì em phải sử dụng quyền hạn của em, tại vì hiển nhiên em có quyền hạn và em có trách nhiệm, nhân viên của em họ cũng là con người, không lẽ họ vui thì họ làm cịn khơng vui thì họ nghỉ nên là em phải sử dụng quyền hạn của em để nhân viên có trách nhiệm với cơng việc. Đó là chuyện tất nhiên, cịn nếu mà để chọn giữa quyền hạn hay là truyền cảm hứng thì chị nghĩ là không chỉ nữ đâu mà cả nam nữa cũng phải truyền cảm hứng cho nhân viên của mình. Khơng ai ép được ai cả, có thể em sử dụng quyền hạn để họ nghe lời em nhưng sẽ khơng có lâu dài được và em sẽ khơng thể làm việc được nếu nhân viên của em cứ nghỉ hoài.

Phỏng vấn viên: Quyền hạn chắc chắn là sẽ sử dụng, tuy nhiên có những người họ sẽ lạm dụng nó quá mức để áp đặt và ra lệnh cho nhân viên thì chị sẽ sử dụng quyền hạn ở một chừng mực nhất định hay là mình sẽ kết hợp nó với năng lực của bản thân để tốt ra được một điều gì đó để truyền cảm hứng cho nhân viên của mình làm việc hiệu quả hơn?

CEO1: Chị nghĩ chị sẽ sử dụng khoảng 20% quyền hạn, 80% phải truyền cảm hứng vì chị nghĩ là cá nhân chị cũng vậy, sếp của chị khơng ép được chị thì chị cũng khơng thể ép được nhân viên của chị. Suy từ cá nhân chị ra thì chị chỉ làm việc tốt khi mà chị muốn cơng việc nó tốt, ở đây có nghĩa là tính ―ownership‖, em có tính sở hữu cơng

việc đó, em u thích cơng việc đó thì tự nhiên em sẽ muốn cơng việc đó tốt và chị cũng muốn nhân viên của chị hiểu được điều đó và họ làm cơng việc đó tốt thì tốt cho họ ở chỗ là họ sẽ không bị đuổi việc, tốt cho chuyện là họ sẽ được thăng tiến, tốt cho hình ảnh của họ tại vì dù ở vị trí nào thì họ cũng muốn giữ hình ảnh là một người làm việc tốt và tốt cho sự phát triển của họ. Họ làm tốt thì sẽ đi lên trong cơng việc hay đơn giản là họ sẽ cảm thấy hạnh phúc khi làm việc. Chị nghĩ rằng bây giờ hầu hết mọi người sẽ lãnh đạo như chị.

Phỏng vấn viên: Chị nghĩ văn hóa Việt Nam nói chung sẽ tác động như thế nào đến việc lãnh đạo của người phụ nữ?

CEO1: Chị nghĩ là văn hóa Việt Nam cởi mở. Hồi xưa cách đây 7 năm chị gặp một người bạn Hàn Quốc và chị ấy nói rằng phụ nữ Việt Nam sướng hơn phụ nữ Hàn Quốc, chị ấy nói rằng phụ nữ ở Việt Nam rất là bình đẳng và chị cũng thấy như vậy. Chị chưa bao giờ bị nghĩ là do mình là phụ nữ và mình bị xem thường trong cơng việc. Chị khơng biết những người khác có gặp phải vấn đề đó hay khơng nhưng riêng chị thì khơng.

Phỏng vấn viên: Chị cũng chưa bao giờ gặp phải chuyện như là chị làm cơng việc đó và người khác cho rằng chị khơng làm được việc đó đúng khơng ạ?

CEO1: Chị chưa bao giờ gặp chuyện đó cả. Có thể người ta sẽ nghĩ là có thể cơ ấy khơng thể làm được chuyện đó bởi vì cảm xúc chẳng hạn, bởi vì cơ ấy là nữ nhưng công việc này cần một sự mạnh bạo hơn hay cá tính mạnh như một người đàn ơng thì chị nghĩ đó cũng hợp lý thơi. Chị nghĩ là nó liên quan đến sự phù hợp chứ không phải sự phân biệt giữa nam với nữ, giữa tính cách này với tính cách kia. Ngay cả khi chị tiếp xúc với những người trong môi trường khởi nghiệp hay là mơi trường đi làm thì chẳng ai ngạc nhiên là mình là lãnh đạo và mình là nữ cả.

Phỏng vấn viên: Văn hóa Việt Nam có một yếu tố đó là yếu tố tập thể thì chị nghĩ rằng nó có tác động như thế nào đến phong cách lãnh đạo của người phụ nữ hay khơng ạ? CEO1: Có và đúng là về mặt nhân sự, khi mà mình có vấn đề với nhân sự A chẳng hạn khi cho nhân sự A nghỉ việc thì với văn hóa mang tính tập thể nên là lãnh đạo thì mình ln đặt ra câu hỏi là khi nhân sự A nghỉ việc thì sẽ ảnh hưởng tới những nhân sự B C D E nào. Tuy nhiên do chị chưa từng làm cho một tổ chức Âu Mỹ bao giờ và trong suốt mười mấy năm đi làm chỉ toàn làm việc cho các tổ chức châu Á và Việt Nam thôi

nên chị sẽ là người theo phong cách của châu Á, nên ln đặt lợi ích chung lên hàng đầu, kết quả công việc sẽ là kết quả của cả 1 team nên chị ủng hộ tính tập thể của văn hóa. Tất nhiên tùy thuộc vào đặc thù cơng việc, mỗi kiểu văn hóa nó sẽ có pros and cons riêng thì đối với văn hóa tập thể thì sẽ ứng xử như thế nào thì chị đã trải qua rất nhiều rồi. Đơn giản như một trường hợp của người A sẽ ảnh hưởng đến người B C D E F như thế nào thì mình sẽ nghĩ trước là B C D E F sẽ làm gì, A sẽ làm gì và hậu quả của những chuyện đó là sao và như vậy thì mình sẽ phải làm gì, và mình phải ln đi trước nhân viên của mình một bước. Và thường chị ln đi trước họ một bước vì mình nhiều kinh nghiệm hơn và mình cũng đã từng là họ và khi nhìn họ chị nhớ về chị trước đây và chị hết sức thông cảm cho họ và cơ bản khủng hoảng đều có thể giải quyết được.

Phỏng vấn viên: Đã bao giờ chị làm việc với sếp nữ chưa ạ?

CEO1: Thật sự thì chị chưa bao giờ làm việc với sếp nữ và chị cảm thấy thật là may mắn. Vì chị có nghe đồng nghiệp của chị than phiền về sếp nữ nhưng chị khơng dám nói gì về vấn đề này vì chị chưa có trải nghiệm và nhiều khi chưa chắc sếp nữ đã sai mà chỉ là quan điểm cách nhìn nhận của người bạn đó mà thơi.

Phỏng vấn viên: Tại sao chị lại cảm thấy may mắn?

CEO1: Chị cảm thấy may mắn bởi vì đối với chị thì phải có sự cân bằng âm dương mặc dù chị khơng có sự ghen tị với người phụ nữ khác. Chị nghĩ là chị có thể sẽ khơng làm việc tốt với sếp nữ thơi và về phía chị mà thơi. Chị nghĩ sự cân bằng thực sự quan trọng. Chị đã từng chứng kiến một tổ chức toàn nữ và chị nghĩ họ cũng khơng muốn vậy và chị nhận ra mình đang làm với một tổ chức nhiều nam và nhận ra sự cân bằng âm dương của tổ chức là rất quan trọng.

Phỏng vấn viên: Như vậy có nghĩa là chị thích làm việc với nam hơn đúng khơng ạ? CEO1: Thực ra chị nghĩ không chỉ riêng nữ mà nam cũng thích làm việc với nam hơn. Chị nghĩ là đó là sự bổ sung cho nhau giữa nam với nữ trong quá trình làm việc.

Phỏng vấn viên: Trong cơng việc chị bao giờ cảm nhận mình là một hình mẫu lý tưởng cho nhân viên hay khơng?

CEO1: Chị có nghe phản hồi từ nhân viên của chị, đối với những bạn trẻ ơi là trẻ thì họ nói là họ muốn trở thành một người như chị còn những người bạn nữ nhỏ hơn chị vài

tuổi thì họ nói là sau vài năm làm việc thì chỉ thích làm việc với chị thơi. À chị làm việc với nhiều nhân viên nữ và nhiều hơn 2 người nói rằng thích làm việc với chị. Thực ra chị không quá quan tâm mình trở thành hình tượng của ai đó, nhưng nếu họ học được điều gì đó từ chị thì chị rất cảm ơn chứ khơng q coi trọng.

Phỏng vấn viên: Vậy chị có hình mẫu lý tưởng của riêng mình khơng?

CEO1: Khi cịn rất nhỏ thì chị có hình mẫu lý tưởng đó là một nhân vật trong truyện tranh và nhìn chị bây giờ thì chị có ảnh hưởng bởi hình mẫu đó.

Phỏng vấn viên: Khi chị làm việc với nhân viên thì chị có đề cao tính sáng tạo khơng ạ?

CEO1: Có chứ bởi vì cơng việc Marketing đòi hỏi sự sáng tạo nhưng sự sáng tạo không phải là tất cả. Nếu phải lựa chọn giữa những cái sự khác đôi khi chị sẽ không lựa chọn sự sáng tạo.

Phỏng vấn viên: Trước khi chị ra quyết định trong một vấn đề nào đó, chị có lắng nghe ý kiến của nhân viên khơng?

CEO1: Ln ln em vì nhân viên mới là người làm việc, mới là người nắm rõ nhất. Chị luôn hiểu là mình khơng phải người nói nhân viên phải làm thế này phải làm thế kia bởi vì mình khơng có nắm hết thơng tin và mình khơng phải là người làm trực tiếp cơng việc đó nên mình sẽ khơng hiểu bằng nhân viên. Cho nên mình sẽ là người lắng nghe, lắng nghe những điều họ muốn làm và chị bằng những kinh nghiệm hiểu biết của mình để hỗ trợ họ.

Phỏng vấn viên: Nếu như có 1 vấn đề xảy ra, chị sẽ lựa chọn cách giải quyết như thế nào?

CEO1: Tùy thuộc vào vấn đề. Đầu tiên mình sẽ hỏi là vấn đề này có gấp hay khơng. Nếu khơng gấp thì mình khơng cần phải gấp vì gấp thường sẽ sai. Cịn câu hỏi thứ hai là vấn đề này có quan trọng hay khơng, nếu khơng quan trọng thì em tự giải quyết đi. Đối với một người quản lý mình phải phân biệt được mức độ quan trọng của các vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) to explore women leadership in the collectivist culture, the business context of vietnam master of business administration (Trang 144 - 159)