Tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế Philippines

Một phần của tài liệu Vĩ mô ứng dụng (cuối kỳ) (Trang 56 - 60)

GDP giảm 9,6% vào năm 2020 dưới tác động của COVID-19, đây là cuộc suy thoái đầu tiên của Philippines kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.GDP sụt giảm mạnh nhất trong quý 2, ở mức 17,0%, khi cách ly cộng đồng được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Sự sụt giảm đã giảm bớt khi các hạn chế về di chuyển và kinh doanh dần được nới lỏng trong nửa cuối năm, mặc dù GDP vẫn thấp hơn 8,3% so với cùng kỳ năm ngối trong q IV.

Tình trạng suy thoái nghiêm trọng này phần lớn là do sự sụp đổ trong tiêu dùng cá nhân- vốn chiếm 3/4 GDP - giảm 7,9% vào năm ngoái, đi ngược lại mức tăng trưởng chi tiêu cá nhân trung bình hàng năm là 6,2% kể từ năm 2015. Trong số các danh mục tiêu dùng chính, chỉ có các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm,hàng gia dụng và các thiết bị truyền thông ghi nhận mức tăng trưởng dương thấp. Trong khi đó, chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ khơng thiết yếu có sự sụt giảm sâu sắc.

Thị trường lao động cũng chịu nhiều áp lực, với tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh 17,6% vào tháng Tư. Tỷ lệ này đã giảm xuống 8,7% vào tháng 10, mặc dù nó vẫn tăng so với mức trước đại dịch là 5,3% vào tháng 1. Các nhân viên trong khu vực dịch vụ và người lao động trong khu vực khơng chính thức bị ảnh hưởng nhiều nhất. Kiều hối từ người lao động ở nước ngồi có khả năng phục hồi, tăng trở lại trong nửa cuối năm với mức tăng trưởng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến lượng kiều hối chỉ giảm 0,8% trong cả năm 2020.

Đầu tư cố định giảm 27,5% trong năm ngoái, điều này phần lớn do hoạt động đầu tư tư nhân suy yếu. Chi tiêu cho máy móc cơng nghiệp giảm 25,1% và 34,4% cho thiết bị vận tải. Đầu tư vào các thiết bị lâu bền có chiều hướng đi xuống do sự khơng chắc chắn đối với tăng trưởng đầu tư, thu nhập giảm sút và nhiều cơng ty đóng cửa.

Các khoản đầu tư vào xây dựng, chiếm khoảng 2/3 đầu tư cố định ,giảm 36,9% ở xây dựng tư và 10,4% xây dựng công do việc đóng cửa làm gián đoạn các dự án.

Ngành dịch vụ - chiếm 61% GDP - đã giảm 9,2% Đặc biệt, dịch vụ vận tải và du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong số các ngành xuất khẩu dịch vụ (vận tải hàng không giảm mạnh 69,1% cũng như dịch vụ ăn uống và lưu trú giảm 45,4%) , do ngành du lịch toàn cầu phải chịu những hạn chế nghiêm ngặt về du lịch và di chuyển. Việc thực hiện các hạn chế nghiêm ngặt về du lịch xuyên biên giới đã dẫn đến lượng khách du lịch nước ngoài giảm 82.1% vào năm ngoái so với năm 2019.

Sản lượng cơng nghiệp giảm 13,2% do sự đình trệ trong hoạt động sản xuất và xây dựng. Sản xuất, chiếm 2/3 sản lượng công nghiệp, giảm 9,8%, do xuất khẩu yếu, hạn chế di chuyển vì đại dịch COVID-19 và nhu cầu trong nước có chiều hướng đi xuống do thu nhập giảm sút và mất việc làm. Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu cũng là một yếu tố dẫn đến suy thoái trong ngành sản xuất.

Lạm phát trung bình là 2,6% vào năm 2020, tăng cao hơn vào cuối năm, với nguyên nhân chính là do giá lương thực tăng cao . Lạm phát trung bình 4,5% trong quý đầu tiên của năm 2021 từ phía nguồn cung do những áp lực từ bất thường về thời tiết và dịch bệnh, bao gồm cả bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Lạm phát thực phẩm ở mức 6,6% trong quý đầu tiên, với thịt và rau quả là nguyên nhân chính . Hạn chế di chuyển làm gián đoạn sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ, trong khi giá dầu toàn cầu cao hơn dẫn đến điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước

Tăng trưởng xuất khẩu giảm 18,7% .Xuất khẩu hàng hóa đã giảm mạnh 12,2% trên diện rộng ở tất cả các danh mục sản phẩm chính . Sự suy giảm trong hoạt động thương mại là do kết hợp của sự gián đoạn sản xuất ở các nước cung cấp và sự giảm tiêu thụ ở các nước đối tác của Philippies, trong bối cảnh suy thối tồn cầu leo thang. Nhập khẩu giảm 23,0%, ngược lại với mức tăng 2,7% năm 2019, do nhu cầu trong nước giảm, đặc biệt là trong tiêu dùng và đầu tư tư nhân.

Một phần của tài liệu Vĩ mô ứng dụng (cuối kỳ) (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(75 trang)