Vì sao nói TCTCTG có thể giải quyết tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính?

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ. (Trang 56 - 62)

trường tài chính?

Khái niệm về thông tin bất cân xứng: Tình trạng thông tin bất cân xứng

xuất hiện khi một trong hai bên trong một giao dịch có ít thông tin hơn bên kia về đối tượng của giao dịch, khiến cho việc ra quyết định không thể chính xác.

Trong một tiến trình giao dịch vốn, đối với nhà đầu tư tức là người cần vốn bao giờ cũng nắm rõ thông tin về mức rủi ro và tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư hơn là người cung cấp vốn vấn đề này gọi là thông tin bất cân xứng (asymmetric information). Thông tin bất cân xứng sẽ nẩy sinh hai vấn đề làm cho người thừa vốn không sẵn lòng cung cấp cho người cần vốn đó là: lựa chọng đối nghịch và rủi ro đạo đức.

+ Lựa chọn đối nghịch: là kếtquả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trước khi thực hiện giao dịch hay nói cách khác trước khi ký hợp đồng

Nguy cơ lựa chọn đối nghịch xảy ra trước khi giao dịch về vốn được thực hiện. Trên thị trường tài chính, do người cho vay không có đầy đủ thông tin về các sự án đầu tư của người đi vay, nên rất có khả năng là họ sẽ thực hiện một sự lựa chọn đối nghịch là cho người đi vay có độ rủi ro cao vay tiền dù rằng đó là điều người cho vay luôn muốn tránh bởi vì những người đi vay có độ rủi ro cao lại thường là những người rất tích cực tìm cách vay được tiền (có thể họ sẽ đưa ra mức lãi suất huy động vốn rất cao). Vì biết được nguy cơ này nên trong nhiều trường hợp người cho vay sẽ quyết định không cho vay nữa. Hoặc trên thị trường chứng khoán, do thiếu thông tin về các công ty phát hành chưng khoán, nhà đầu tư có xu hướng trả một mức giá tương ứng với các chứng khoán có chất lượng trung bình trên thị trường, kết quả là những công ty hoạt động kém sẽ sẵn sàng bán với mức giá mà nhà đầu tư muốn mua trong khi những công ty hoạt động tốt sẽ đòi hỏi giá chứng khoán của họ phải cao hơn mức giá trung bình đó. Kết quả là nếu mua chứng khoán nhà đầu tư sẽ có thể thực hiện một lựa chọn đối nghịch, tức là mua phải chứng khoán của các công ty hoạt động kém. Do ý thức được khả năng này nên nhà đầu tư có thể quyết định không mua chứng khoán nữa. Như vậy, nguy cơ lựa chọn đối nghịch đã hạn chế các dòng vốn lưu chuyển từ những người dư thừa vốn sang những người cần vốn.

+ Rủi ro đạo đức: Rủi ro đạo đức xuất hiện sau khi giao dịch về vốn đã được thực hiện. Do người đi vay nắm được nhiều thông tin hơn người cho vay về quá trình sử dụng vốn vay, họ có thể che giấu thông tin và thực hiện những hoạt động gây rủi ro cho khoản vốn vay mà người cho vay không mong muốn. Người cho vay trong nhiều trường hợp do e ngại nguy cơ này nên quyết định tốt nhất là không cho vay.

Tính hợp lý cho sự tồn tại của các định chế trung gian tài chính là khả năng vượt trội của nó trong việc giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng và hai vấn đề liên đới là lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Các định chế trung gian tài chính chuyên môn hóa trong việc đánh giá rủi ro tiềm năng của người đi vay. Chúng có thể tiếp cận các thông tin cá nhân của người xin vay tiền (như là tiên gửi, thu nhập, tài sản, nợ phải trả và tín dụng) và kiểm soát những hoạt động đầu tư của người đi vay. Hay nói khác hơn, các định chế trung gian tài chính có vị thế tốt hơn để đưa ra quyết định cung cấp các khoản nợ một cách hợp lý. Các định chế trung gian tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các quỹ tiền tệ nhàn rỗi của xã hội dịch chuyển từ người thừa sang người thiếu, cải thiện tính hiệu quả kinh tế của tiến trình này. Chi tiêu vốn gia tăng và nâng cao năng suất lao động. Dưới góc độ của xã hội, điều này làm cho phúc lợi xã hội và tiêu chuẩn cuộc sống được nâng lên. Tức là lợi ích thuần đối với xã hội được nảy sinh từ các định chế trung gian tài chính.

Sự tồn tại của các TCTCTG là để giải quyết vấn đề này vì họ được chuyên môn hóa trong việc đánh giá rủi ro tiềm năng của người đi vay có thể tiếp cận được thông tin cá nhân của người đi vay..

16. Nghiệp vụ thị trường mở là gì? Trình bày những điểm lợi và hạn chế khi sử dụng công cụ này? Liên hệ thực tế ở Việt Nam.

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động ngân hàng trung ương mua hoặc bán chứng từ có giá trên thị trường tài chính công cộng, nhằm đạt đến mục tiêu điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông. Các chứng từ có giá mà các ngân hàng trung ương thường sử dụng để tiến hành nghiệp vụ thị trường mở là các chứng khoán kho bạc, bởi vì thị trường của những chứng khoán này rất “lỏng” và có dụng lượng kinh doanh lớn.

Khi ngân hàng trung ương đem chứng khoán ra thị trường mở bán nó sẽ thu được tiền mặt và séc về. Điều này có nghĩa là khối lượng tiền mặt cung ứng cho lưu thông giảm, dự trữ của các ngân hàng trung gian giảm, làm giảm khả năng cung ứng tín dụng cả các ngân hàng trung gian và như thế, cung ứng tiền trong nền kinh tế bị thắt chặt hơn. Bên cạnh đó, việc ngân hàng trung ương bán chứng khoán ra thị trường mở sẽ làm tăng cung chứng khoán, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá chứng khoán này sẽ hạ và đo vậy, lãi suất của chứng khoán tăng lên. Lãi suất chứng khoán tăng buộc các ngân hàng trung gian phải tăng lãi suất ngân hàng lên theo để tránh tình trạng công chúng rút tiền ra khỏi ngân hàng đem đầu tư vào chứng khoán, nghĩa là gián tiếp thắt chặt thêm khối tiền tệ.

Ngược lại, khi ngân hàng trung ướng đem tiền mặt hoặc séc mua chứng khoán trên thị trường mở, thì lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên, dự trữ của các ngân hàng thương mại tăng lên. Mặt khác, việc ngân hàng trung ương mua chứng khoán sẽ làm tăng cầu về chứng khoán, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá chứng khoán sẽ tăng dẫn đến lãi suất chứng khoán giảm và đến lượt lãi suất ngân hàng giảm, kích thích doanh nghiệp đi vay, nghĩa là một cách bành trướng khối tiền tệ.

Ưu điểm:

Với cách vận hành như trên, nghiệp vụ thị trường mở có một số ưu điểm hơn so với các công cụ khác của chính sách tiền tệ. cụ thể:

- ngân hàng trung ương có thể chủ động tiến hành mà không phải phụ thuộc vào nhu cầu của các ngân hàng trung gian.

- Nghiệp vụ này tương đối linh hoạt và chính xác, có thể được sử dụng ở bất kỳ mức độ nào. Nếu mong muốn của ngân hàng tủng ương là thay đổi dự trữ của các ngân hàng ở biên độ lớn, nó sẽ mua hoặc bán nhiều chứng khoán. Và ngược lại, muốn thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung gian ở biên độ nhỏ, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện việc mua và bán một ít chứng khoán thôi.

- Nghiệp vụ thị trường mở dễ dàng được đảo ngược lại khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành. Giả sử ngân hàng trung ương thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do nó mua trên thị trường mở quá nhiều, thì nó có thể sửa chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị trường mở và ngược lại.

- Nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành nhanh chóng, không gây nên những chậm trễ về mặt hành chính.

Hạn chế:

- Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu quả của công cụ này, đòi hỏi hầu hết tiền trong lưu thông phải nằm ở tài khoản của ngân hàng, nghĩa là phải có sự phát triển cao của cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt. Mặt khác, phải có một thị trường tài chính phát triển. Vì vậy công cụ này được sử dụng thường xuyên nhất, hiệu quả nhất đối với ngân hàng trung ương của các nước công nghiệp phát triển – nơi có công nghệ ngân hàng tiên tiến và thị trường tài chính hoàn chỉnh. Còn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, việc sử dụng công cụ này chưa mang lại hiệu quả cao.

Thực tiễn ở Việt Nam

NVTTM được xem là còn khá mới ở Việt Nam để NHNN điều hành chính sách tiền tệ. Phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện vào tháng 7/2000. Mặc dù vậy, việc triển khai NVTTM cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, chuyển dần từ sử dụng các công cụ tiền tệ trực tiếp sang sử dụng công cụ gián tiếp, giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán nhanh chóng, kịp thời. NVTTM đang dần trở thành kênh chủ đạo để NHNN bơm tiền ra nền kinh tế và thu tiền về từ lưu thông, góp phần quan trọng điều hoà vốn khả dụng của các NHTM.

Thực tiễn điều hành NVTTM thời gian gần đây cho thấy, NHNN đã giúp các NHTM gia tăng lượng vốn khả dụng thông qua việc điều hành thị trường mở theo hướng chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Lãi suất qua kênh này cũng được giảm đáng kể, từ 7,8%/năm kỳ hạn 7 ngày xuống còn 7,5% - 7%/năm và tương đối ổn định suốt thời gian qua. Lãi suất của kỳ hạn 28 ngày cũng giảm xuống ở mức khoảng 8%/năm. Hoạt động thị trường mở được duy trì 2 phiên mỗi ngày, với khối lượng trúng thầu (loạt phiên trong thời gian trở lại đây) liên tục ở mức cao, khoảng 5.000 - 8.000 tỷ đồng, cao hơn so với trước kia. Trạng thái vốn ròng được thị trường xác định cho thấy NHNN đang bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các NHTM. Điều này có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, các NHTM có thêm vốn để cấp tín dụng, tức là gia tăng được lượng vốn khả dụng. Thứ hai, lãi suất cho vay có điều kiện giảm do các NHTM có nhiều vốn để cho vay hơn. Thứ ba, các chủ thể kinh tế nhờ đó gia tăng được cơ hội tiếp cận nguồn vốn do lượng cung nhiều hơn và lãi suất giảm thấp hơn. Cùng với các biện pháp tiền tệ như tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn, hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các NHTM quy mô nhỏ, giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu,… việc NHNN mua vào giấy tờ có giá với lãi suất thấp hơn đã góp phần không nhỏ ổn định thị trường tiền tệ - tín dụng.

Thực tế cho thấy hàng hóa của thị trường mở hiện còn khá nghèo nàn, chủ yếu là tín phiếu ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu thời hạn ngắn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành... vẫn chưa giao dịch trên thị trường này. Thêm vào đó, khối lượng tín phiếu ngân hàng còn quá nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng. Như vậy, NVTTM chưa thực sự có tác động lớn đến cung cầu vốn trên thị trường.

Hiện số phiên giao dịch mỗi ngày là 2, với kỳ hạn giao dịch 14 ngày và 28 ngày.

Thành viên tham gia thị trường mở thời gian qua đã có sự gia tăng về số lượng và đa dạng về loại hình. Nếu như trước đây, thị trường mở hầu như chỉ có các NHTM nhà nước tham gia, các khối ngân hàng khác còn đứng ngoài cuộc, thì hiện nay thị trường mở Việt Nam đã có sự góp mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, NHTM cổ phần,… Tuy nhiên, còn một bộ phận không ít các NHTM cổ phần nhỏ chưa tham gia thị trường mở, do quy mô vốn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng cũng như chưa quen nên chưa tham gia hoặc còn lúng túng trong việc tham gia đấu thầu tại thị trường tiền tệ thứ cấp này. Hiện mỗi phiên giao dịch chỉ nhận được sự tham gia đặt thầu của khoảng 10- 15 tổ chức tín dụng. Đây là con số khá khiêm tốn so với lực lượng tổ chức tín dụng đông đảo hiện đang hoạt động tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ. (Trang 56 - 62)