Tác động của toàn cầu hoá đến chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ quốc gia (Trang 31 - 33)

Quá trình toàn cầu hoá nói chung diễn ra một cách rộng khắp trên toàn thế giới . Đó cũng là xu thế phát triển tất yếu của thời đại . Bên cạnh nhữngtác động tích cực , toàn cầu hoá còn gây ra những tác động tiêu cực đến việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của nền kinh tế , đặc biệt là chính sách tiền tệ quốc gia.

Một trong những kết quả mà toàn cầu đa lại cho một nền kinh tế là việc làm cho nền kinh tế phải chịu những cú sốc từ bên ngoài , góp phần làm mất ổn định nền kinh tế đất nớc . Nh vậy , có thể nói chính sách tiền tệ trong nền kinh tế toàn cầu hoá nhằm để đối phó với các cú sốc từ bên ngoài . Đó là các cú sốc cầu , sốc cung và sốc tỷ giá hối đoái . Cú sốc cầu là trờng hợp có một thay đổi ngoài dự tính tình hình hoạt động kinh tế tổng thể ở nớc ngoài , điều này làm ảnh hởng đến cầu đôi với hàng xuất khẩu của quốc gia . Sốc cung là trờng hợp có một sự thay đổi giá hành hoá không tơng quan với sự

cân bằng cung cầu trên thị trờng trong nớc . Sự thay đổi tỷ giá hối đoái do các diễn biến ở nớc ngoài hay do các yếu tố không có sự liên hệ rõ ràng với các yếu tố kinh tế cơ bản là một nguồn tạo ra sốc cho nền kinh tế , đó là cú sốc tỷ giá .

Một điểm khác nữa của nền kinh tế mở là sự tăng lên nhanh chóng của chu chuyển vốn quốc tế . Nó làm giảm hiệu lực của chính sách tiền tệ hay không , đó là vấn đề đáng phải quan tâm . Thực ra , với các nớc có chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi thì chính sách tiền tệ quốc gia vẫn là một công cụ quan trọng của chính sách kinh tế vĩ mô .

Một yếu tố quan trọng nhất quyết định các thay đổi tỷ giá hối đoái ngắn hạn là thay đổi chênh lệch lãi suất thực tế giữa các nớc. Sự thay đổi lãi suất trong nớc làm cho các tài sản đợc định giá bằng đồng bản tệ thấp hơn so với các tài sản đợc định giá bằng đồng ngoại tệ , điều này làm thay đổi mức cầu về tài sản và dẫn đến việc tăng chu chuyển vốn vào nớc này từ nớc khác .

Nền kinh tế Mỹ có quy mô tơng đối lớn nên các thay đổi tình hình kinh tế của nó sẽ tác động đến các nớc khác nhiều hơn . Một sự thay đổi của chính sách tiền tệ ở Mỹ cũng ảnh hởng đến các nền kinh tế khác theo ba kênh chủ yếu : Tỷ giá hối đoái , lãi suất và thu nhập ở Mỹ ; tác động tuỳ thuộc vào chế độ tỷ giá của nền kinh tế nớc ngoài . Khi lãi suất Mỹ tăng lên , đòi hỏi các quốc gia đó cũng phải tăng lãi suất để đảm bảo duy trì tỷ giá ở mức cố định . Đối với các nớc có chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi thì tỷ giá hối đoái thả nổi có xu hớng biệt lập hoá một quốc gia khỏi các cú sốc tiền tệ từ bên ngoài.

Sự mở cửa của một nền kinh tế cũng làm tăng thêm tác động của quá trình toàn cầu hoá đến tình hình kinh tế vĩ mô của nớc này . Tuy nhiên , chỉ cần tập trung vào các tác động của toàn cầu hoá đến các yếu tố động lực giá cả - tiền lơng do nó có ý nghĩa trực tiếp đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ . Và có thể toàn cầu hoá sẽ làm giảm đợc các nguy cơ lạm phát ngày càng tăng.

Nh vậy , việc mở cửa của nền kinh tế đã đa lại những thay đổi quan trọng nhng không làm thay đổi về cơ bản các khái niệm , hay đa ra các mục tiêu mới cho chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu mới đó . Tuy

nhiên , quá trình mở cửa nền kinh tế này có tác động đáng kể đến cơ chế truyền tác động của chính sách tiền tệ ( đó là cơ chế xuất phát từ sự tăng lên của lãi suất ngắn hạn , tác động sang lãi suất trung và dài hạn và giá chứng khoán , sau đó đến tổng cầu . Đó là cơ chế truyền tác động trong nền kinh tế đóng . Còn trong nền kinh tế mở thì xuất phát từ lãi suất trong nớc đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa và sang các mức giá của xuất – nhập khẩu , từ đó tác động sang kim ngạch xuất nhập khẩu thực tế và giá cả trong nớc ) và đặt nền kinh tế quốc gia ở vị trí ngày càng chịu ảnh hởng nhiều hơn của các thay đổi của tình hình kinh tế bên ngoài .

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ quốc gia (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w