Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lý vi phạm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Một phần của tài liệu Pháp luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (Trang 33 - 36)

dịch hàng hóa ở nước ngoài của thương nhân Việt Nam

Pháp luật Vỉệt Nan ghi nhận quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài của thương nhân Việt Nam là phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế khu vự và thế giới của Việt Nam, nhằm thúc đẩy các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa trong nước và quốc tế. thương nhân Việt Nam tham gia vào rất nhiều quan hệ mua bán quốc tế, trong đó có quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài. Do chưa có các quy định của pháp luật điều chỉnh họat động này nên trong thời gian qua, mặc dù các thương nhân Việt Nam đã thực hiện một số giao dịch hàng hóa tại sàn giao dịch của nước ngoài nhưng vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Yêu cầu hoàn thiện các quy định cụ thể về hoạt động này là cần thiết, tạo cơ sở pháp lý cho các thương nhân Việt Nam thực hiện giao dịch tại các Sở giao dịch ở nước ngòai. Các vấn đề cần hoàn thiện bao gồm: điều kiện để thương nhân Việt Nạm được phép thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài, phương thức thực hiện các giao dịch mua bán, phương thức thanh toán, trách nhiệm của các cơ quan quảng lý Nhà nước trong hoạt động này…

2.3.5. Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lý vi phạm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Pháp luật mới chỉ dự liệu các hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa mà chưa quy định hành vi vi phạm đó sẽ bị xử lý như thế nào nếu vi phạm. Hiện nay, Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/1/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại chưa có quy định về hành vi và các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Vì vậy, để hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa yêu

cầu cơ quản lý phải ban hành các quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Ngoài những biện pháp như đã nói ở trên chúng ta cũng cần phải thấy rẵng Nhà nước ta cũng cần phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực phục vụ, tham gia vận hành Sở giao dịch hàng hóa, đào tạo đội ngũ các nhà môi giới, nhân viên kinh doanh để những người này có thể hỗ trợ cho người mua, người bán trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Bên cạnh đó Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia vào Sở giao dịch hàng hóa như: Cho vay vốn để nộp tiền ký quỹ mở lóp bồi dưỡng kiến thức về hình thức mua bán mới nay. Nhà nước với tư cách là nhà quyanr lý cũng cần phải thống nhất trong công tác quản lý hoạt động này, tránh việc quản lý một cách chồng chéo như hiện nay. Mặt khác, các doanh nghiệp muốn có được công cụ bảo vệ hoàn thiện hơn, thì các doanh nghiệp cần nghiên cứu, học hỏi, tiếp cận thị trường để đưa ra chiến lược kinh doanh tốt hơn trong việc sử dụng quyền mua và bán trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Có như vậy mới có thể tạo ra được hành lang pháp lý đủ mạnh để có thể phát triển một cách bền vứng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

KẾT LUẬN

Như đã biết, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đã hình thành và phát triển rộng rãi, có hiệu quả tại các nước có nền thương mại phát triển ( Mĩ, Anh, Nhật Bản, Singapo,… ). Trong khi đó với tư cách là thanhg viên của WTO đang và sẽ đặt ra nhu cầu giao lưu thương mại, tìm kiếm thị trường, đa dạng hóa hoạt động thương mại, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cúng như các nhà đầu tư nước ngoài.

Trên cơ sở đã phân tích nhũng vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Chúng ta có thể hiểu hết được tầm ảnh hưởng lớn đến như thế nào đối với nền kinh tế đất nước, cũng như đối với các doanh nghiệp.Thông qua hoạt động này các doanh nghiệp cũng như các thương nhân, các nhà sản xuất, có thể hạn chế được rủi ro có thể gặp phải khi xẩy ra biến động về thị trường va tìm kiếm lợi nhuận. Tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trong nước cũng như thu hút đầu tư.

Tuy các quy định của pháp luật về hoạt động này còn nhiều bất cập, song nhìn chung là khá đầy đủ, sẽ đóng góp tích cực vào hoạt động xây dựng Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. Làm cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Để có thể giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về hoạt động này thì người viết đã rất cố gắng phân tích các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.Và mong rằng qua bài viết này người đọc có thể xem đây là một tài liệu tham khảo một cách bổ ích khi muốn tìm hiểu về hoạt động này cũng như có nhu cầu tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Một phần của tài liệu Pháp luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (Trang 33 - 36)