Chính sách về thu nhập

Một phần của tài liệu Lạm phát và tác động của lạm phát tới nền kinh tế (Trang 26 - 27)

Những chính sách về giá cả cũng là những phác hoạ cho những chính sách thu nhập. Các chính sách này bắt nguồn từ nhận định là những biện pháp ngân sách hoặc tiền tệ là có phần nào kém hiệu lực hoặc có tiềm ẩn nguy cơ thất nghiệp; và cũng là phỏng theo nguyên tắc phải làm sao đạt được một sự nâng lên của những luồng hiện vật đối chiếu với những luồng tiền tệ. Chính sách thu nhập phải được đặt ra từ giai đoạn cấu thành thu nhập, khác với các chính sách thuế hay chính sách tiền tệ có mục đích hút bớt số dư thừa đã hình thành. Chính sách thu nhập nhằm tiết chế lạm phát mà không làm suy giảm sản xuất và công ăn việc làm. Vì vậy người ta khuyên nên dùng khi xẩy ra lạm phát "do phí". Nhưng có hai vấn đề phải xem xét.

- Một là, một chính sách về thu nhập phải được áp dụng cho tất cả mọi khoản thu nhập.

- Mặt khác, liên quan đến tiền lương và tiền công tạo thành cái phần chủ yếu của thu nhập và là nguồn gốc chính cho mặt cầu cuối cùng, thì phải làm sao

có thể tác động không chỉ đến những tỷ suất được tăng mà còn phải nắm được những số tiền cụ thể mà người chủ đã trả.

Tóm lại: Các chính sách này được kết hợp theo cách nào? Liệu có thể tóm tắt cách sắp xếp? Tất nhiên không có duy nhất một phương thuốc nào là kỳ diệu. Lạm phát đòi hỏi phải có cách điều trị đa phương có liên quan đến nhiều khía cạnh của hoạt động kinh tế. Hơn nữa, các biện pháp và liều lượng phải tuỳ thuộc vào nước muốn vận dụng. Cần phải vận dụng đồng bộ các việc điều chỉnh tiền tệ, hoạt động của ngân sách và chính sách thu nhập vào quá trình khắc phục lạm phát.

Một phần của tài liệu Lạm phát và tác động của lạm phát tới nền kinh tế (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w