PT2262 của hãng Priceton Technology được phát triển và ra đời sau dòng mã hóa 12 E/D của hãng Holtek. Sản phẩm này có 2 dòng chính là : loại có 8 địa chỉ mã hóa, 4 địa chỉ dữ liệu và loại có 6 địa chỉ mã hóa, 6 địa chỉ dữ liệu.
Hình 2.15. PT2262.
Tại Việt Nam sản phẩm chủ yếu là 8 địa chỉ mã hóa và 4 địa chỉ dữ liệu.Khung mã hóa 12 bit theo dạng: A0A1A2A3A4A5A6A7D0D1D2D3, PT2262 có 3^12 mã không trùng lặp hơn hẳn những tính năng của HT12E ra đời trước nó chỉ có khả năng mã được 212 mã không trùng lặp.
Cách mã hóa được làm bằng cách nối các chân “mã hóa địa chỉ “ lên dương nguồn (mã hóa +) bằng điện trở kéo lên hặc kéo xuống âm nguồn (mã hóa -) bằng cách nối xuống GND hoặc để trống chân mã hóa (mã hóa 0). 4 địa chỉ dữ liệu D0D1D2D3 để tránh nhiễu khi truyền tốt nhất ta nên mã hóa (+) hoặc mã hóa (-). Do đó ta có thể truyền một lúc song song 4 bit dữ liệu 0 (hoặc 1) lên một khung gồm : 12 bit trong đó 8 bit đầu là bit mã hóa địa chỉ và 4 bit sau là 4 bit dữ liệu. Tín hiệu encoder được đưa ra chân 17 của PT2262, chân này có mức 1 khi PT2262 nghỉ làm việc và có mức 0 khi nó hoạt động.
Hình 2.16. Sơ đồ chân PT2262.
Một khung truyền dữ liệu bao gồm các thành phần tín hiệu sau:
Dạng sóng của các bít địa chỉ và dữ liệu
Hình 2.17. Khung dữ liệu của PT2262.
Tín hiệu đầu ra gồm : sóng mang dao động có tần số vào khoảng
700Khz + địa chỉ mã hóa + dữ liệu truyền .Tần số sóng mang được quyết định bởi điện trở nối trên chân 15 và 16 : f= R/12 .
- Dựa vào tần số PT2262 ta có thể làm mạch phát và nhận hồng ngoại. Điện áp làm việc trong diện rộng từ : 2,5V – 15V nhưng theo thực nghiệm tốt nhất ta dùng ở khoảng 9V – 12V.
Hình 2.18. Sơ đồ khối PT2262.
Mạch được thiết kế cho Remote điều khiển và giao tiếp máy tính. Các địa chỉ mã hóa được nối vào các chân Port của vi điều khiển để có thể mã hóa 1 ( hoặc 0 ) dễ dàng, các kênh dữ liệu được nối vào chân từ P0.0 – P0.4 của Port 0. Việc mã hóa kênh truyền được thực thi bằng chương trình trong vi điều khiển, tương ứng với các trạng thái hoạt động của Robot.
Dữ liệu 4 bit song song từ AVR sẽ được đưa vào các chân dữ liệu từ D0 đến D3 của PT2262 vàchân /TE sẽ được đưa vào chân TE của PT2262 để cho phép PT2262 mã hoá. Tín hiệu từ Doutcủa PT2262 sẽ đưa vào ngõ DATA IN của module phát RF để điều chế và bức xạ ra ngoài.
2.2.5Sơ lược về PT2272
- Tương tự như kiểu mã hóa địa chỉ và dữ liệu của PT2262, khung nhận tương ứng gồm: 12 bit trong đó 8 bit đầu là mã hóa địa chỉ và 4 bit sau là dữ liệu:
- Các chân mã hóa của PT2262 nối như thế nào thì các chân mã hóa từ A0 → A7 của PT2272 cũng phải nối tương tự như vậy.
- Khi truyền một mã đúng mà PT2272 nhận được sẽ có một xung dương phát ra trên chân 17.
- Bên phát dữ liệu được chuyển từ kênh nào thì tương tự bên thu cũng thu được tín hiệu tương ứng trên kênh đó. Ví dụ: Khung phát là 12 bit : 101010101001 nghĩa là các chân địa chỉ mã hóa là : 10101010 còn dữ liệu truyền đi sẽ là 1001, tương
ứng bên thu ta nhận được từ chân D0D1D2D3 là 1001 nếu các chân địa chỉ tương tự là 10101010. Trên chân 15 và 16 gắn thêm điện trở tạo dao động cho mạch.
Hình 2.19. PT2272.
- Tại đầu ra của dữ liệu nhận được cho ta mức điện áp vào khoảng 3,75 – 3,9V nếu dữ liệu nhận được là mức 1.
- Khi kênh không được truyền hoặc dữ liệu truyền là 0 nó ở mức 0V. Nếu ta lấy ngay mức tín hiệu đó về cho vi điều khiển xử lí sẽ nhận toàn là mức 0, thỉnh thoảng nhận được mức 1 do dao động trên đầu vào của chân vi điều khiển. Điều đó sẽ làm sai lệch tín hiệu truyền đi.
Hình 2.20. Sơ đồ chân PT2272.
- Việc tổ hợp các trạng thái dữ liệu ra cho phép ta xử lí gọn kênh truyền, từ 4 bit dữ liệu ta có đến 2^4 = 16 kênh ra, tuy nhiên cần chú ý về truyền song song.
Tuy nhiên việc sử dụng bộ module này gặp phải nhiều vấn đề nan giải do phải thiết kế nhiều module điều khiển, lập trình phức tạp. Vì vậy phương án dùng bộ modul này được loại bỏ mà thay thế bằng bộ module hope_rf, được trình bày dưới đây.
2.2.6.Modul Rf
Hình 2.21. Modul hope –rf(RF_TR)
Là bộ modul được bán sẵn ta chi cần thiết kế 2 chân giao tiếp với VDK.Nhưng khi đó việc giao tiếp với máy tính sẽ khó khăn hơn bởi VDK chỉ có 1 Tx và 1 Rx. Mà khi đó ta cần 1 Tx, 1 Rx kết nối với VDK
1 Tx,1 Rx kết nối với máy tính. Đòi hỏi lúc đó máy tính như là 1 master còn VDK là những slave.
- Gồm 2 cặp giống nhau,trên đó có tích hợp rx và tx. - Giao tiếp bằng cổng USART.
- Truyền thông không dây khoảng cách khoảng 300m không có vật cản. - Giao tiếp với VDK bằng 2 chân tx và rx.
- Nguồn sử dụng 5V.
Hình 2.22. Kết nối VDK và Rf.
Hình 2.23: Config hope_rf.
- Bộ modul này có những tính năng vượt trội hơn bộ modul trước, về tốc độ truyền, cách thức giao tiếp với máy tính hay VDK.
- Có thể chuẩn hóa giao thức, kiểm soát được dữ liệu và cách thức xử lý lỗi đường truyền theo chuẩn modbus.
- Ngoài ra bộ còn tích hợp khả năng config, mà dựa vào đó ta co thể điều chỉnh được tốc độ truyền.
- Khi config chân config nối với nguồn 5V, còn khi đang truyền và nhân dữ liệu chân config được nối với GND.