I. Quy trình lắp ráp:
1. Khái niệm về công nghệ lắp ráp:
a)Vị trí của công nghệ lắp ráp:
Chúng ta biết,một sản phẩm cơ khí do nhiều chi tiết ,cơ cấu hợp thành.sau khi những chi tiết máy đã được gia công đạt chất lượng ở phân xưởng cơ khí sẽ được lắp ráp lại với nhau thành bộ phận hay thiết bị hoàn chỉnh.Nếu ta coi quá trình gia công cơ khí là giai đoạn chủ yếu của qua trình sản xuất thì lắp ráp là giai đoạn cuối cùng của quá trrình sản xuất bất cứ một loại máy móc nào.Bởi vì sau khi ; lắp ráp thành các sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu và vận hành ổn định thì quá trình sản xuất ấy mới có ý nghĩa.Các quá trình chế tạo phôi, gia công cơ, nhiệt luyện mới có tác dụng thực,nghĩa là sản phẩm mới có giá thị sử dụng.
b)Nhiệm vụ của công nghệ lắp ráp:
Nhiệm vụ của công nghệ lắp ráp là căn cú vào những điều kiện kỹ thuật của bản vẽ lắp sản phẩm mà thiết kế quy trình công nghệ lắp ráp hợp lý,tìm các biện pháp kỹ thuật và tổ chức lắp ráp thoả mãn hai yêu cầu:
-Đảm bảo tính năng kỹ thuật của sản phẩm theo yêu cầu nghiệm thu.
-Năng suất lắp ráp cao, hạ giá thành sản phẩm.
2. Xây dựng quy trình công nghệ lắp ráp:
a)Khái niệm và định nghĩa:
Quy trình lắp ráp sản phẩm cũng được chia ra thành các nguyên công, bước và động tác:
-Nguyên công lắp ráp là một phần của quá trình lắp được hoàn thành đối với một bộ phận hay một sản phẩm,tại một chỗ làm việc nhất định,do một hay một nhóm công nhân thực hiện một cách lien tục.
-Bước lắp ráp là một phần của nguyên công đươc quy định bởi sự không thay đổi của dụng cụ lắp.
-Động tác là thao tác của công nhân để thực hiện một công việc lắp ráp.
b) Những tài liệu ban đầu để lắp ráp bình định lượng:
-Bản vẽ lắp bình định lượng;
-Bản thống kê chi tiết lắp của bình định lượng;
-Thuyết minh về đặc tính và các yêu cầu kỹ thuật nghiệm thu bình định lượng.
c) Trình tự thiết kế quy trình lắp ráp bình định lượng.
-Chọn phương pháp lắp ráp: Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn -Chọn hình thức tổ chức lắp: Lắp ráp cố định tập trung;
-Lập sơ đồ lắp:
1-thân bình;
2 Ống dẫn chất lỏng;
3-thân phao;
4-Đai ốc điều chỉnh;
5-Phao;
6-Tấm trượt;
7-Thanh trượt;
8-Van tay;
9-Ống nối ra van;
10-Đai ốc;
11-Đệm lót.
Bản vẽ lắp bình định lượng.
Cụm phao và thanh trượt:
-Trước hết ta dùng 2 tấm trượt làm chi tiết sở, ta tiến hành lắp phao xốp (được kẹp giữa )vào 2 tấm trượt.Sau đó lắp thân phao(cụm ống hút khí và ống hút chất lỏng) để lien kết giữa phao xốp và 2 tấm trượt,ta dùng đai ốc lắp vào ống hút khí để kẹp chặt 2 tấm trượt lại.
-Ta lắp tấm trượt vào 2 thanh trượt, và ; lắp thanh trượt vào thân bình bằng các đai ốc M4.
Cụm ống nối ra van:
-Ta lắp ống nối ra van vào lỗ được khoan sẵn dưới đáy bình, dùng 2 vòng đệm và 2 đai ốc M14 để bắt chặt ống nối ra van với thân bình. Sau đó vặn chặt van tay vào ống nối ra van.
Cuối cùng tat a lắp ống mềm, một đầu nối với thân phao(ống hút chất lỏng),một đầu nối với ống nối ra van.
Sơ đồ lắp ráp bình định lượng.
II. Quy trình sử dụng:
1) Hướng dẫn sử dụng:
Thiết bị hoạt động theo trình tự sau:
Kiểm tra đường ống dẫn dung dịch đầu lắp với thiết bị sục khí và đầu lắp ráp với van điều tiết thiết bị, kiểm tra hệ thống phao.
Đổ dung dịch hóa chất đã được pha chế vào thiết bị.
Khi nào thiết bị xục khí hoạt động thì thiết bị mới hoạt động.
Tùy vào các thông số môi trường ao nuôi mà điều chỉnh van cho phù hợp.
Khi không cần sử lý ta khóa van thiết bị.
Trong quá trình sử dụng thiết bị có sự cố cần sửa chữa và thay thế xong mới cho thiết bị hoạt động.
2) Bảo quản và sửa chữa:
Kiểm tra thường xuyên tình trạng làm việc của phao, hệ thống van điều tiết, đường ống dẫn dung dịch.
Kiểm tra vệ sinh ống dẫn, van điều tiết, phao định l ượng định kỳ tránh hiện tượng dụng dịch bị tắc.