1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay ngành công nghiệp da giày ở Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt 19,5 tỷ USD năm 2018, đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai thế giới về sản lượng xuất khẩu giày dép. Tuy nhiên, ngành công nghiệp cũng đang đứng trước một vấn đề cần phải được khắc phục đó là vấn đề nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu trong sản xuất của ngành da giày hầu hết được nhập từ nước ngoài và chiếm giá thành cao trong sản xuất nên vấn đề đặt ra là cần phải sử dụng vật liệu một cách tối ưu nhất.
Trong một quá trình sản xuất để tạo ra thành phẩm, công đoạn cắt các chi tiết của vật liệu dạng tấm để lắp ráp thành sản phẩm hoàn thiện được thực hiện bởi công nhân thao tác bằng máy dập. Tùy theo quy mơ sản xuất của doanh nghiệp mỗi nhà máy có thể có vài máy hoặc 50 – 80 máy dập hoặc hơn nữa.
Vật liệu được sử dụng hai dạng, một là dạng tấm hình chữ nhật với kích thước cố định hoặc loại cuộn có kích thước có thể dài đến vài chục mét. Hiệu suất sử dụng vật liệu phụ thuộc vào mỗi cơng nhân, thường là khác nhau vì kinh nghiệm và tay nghề khác nhau nên khơng thể đạt đến mức cao nhất có thể, mà giá trị nguyên vật liệu chiếm 50% giá trị sản phẩm. Ngoài ra năng suất sử dụng máy dập thủ công thường không đạt được năng suất cao và tai nạn có thể xảy ra khi thao tác trên máy dập cắt, đặc biệt là ở những nước đang phát triển nơi mà các công nhân chạy theo năng suất nên khơng chú trọng vấn đề an tồn lao động.
31
1.2 Mục đích chọn đề tài
Trong ngành cơng nghiệp giày da, hiện các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng các thiết bị vận hành bằng tay, vì lẻ đó chúng ta cần tìm cách cải thiện các thiết bị hiện có là sử dụng bằng tay để nâng cấp lên tự động hóa. Bằng phương pháp này tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp và nâng cao năng suất sản xuất và vần đề an toàn trong sử dụng máy dập. Đối với đề tài này chúng tôi quyết định cải tiến máy dập cơng nghiệp hiện có theo hai hướng.
Thứ nhất là thiết kế tủ điện điều khiển động cơ để nhằm mục đích giải quyết vấn đề tiết kiệm điện năng khi sử dụng máy để sản xuất. Đồng thời kéo dài tuổi thọ cho máy dập cơng nghiệp hiện có. Bên cạnh đó có thể giúp nhân viên kĩ thuật bảo trì có thể dễ dàng kiểm tra thiết bị.
Thứ hai là nhóm chúng tơi đi theo hướng tự động hóa tối ưu. Nhóm thiết kế mơ hình dựa trên máy dập có sẵn với các cơng đoạn đều tự động hóa. Thiết kế mơ hình tự động từ việc cấp liệu, tính tốn thơng số dao đến việc lấy thành phẩm. Và con người chỉ việc cấp liệu nhập thơng số và bắt đầu thì máy sẽ tự động giải quyết.
Nắm bắt đươc thực tế này nhóm đã chọn đề tài “Tự động hóa máy dập trong cơng nghiệp” làm luận văn. Nhằm mục đích hướng tới một thiết bị sử dụng trong ngành giày da giúp tăng năng suất sản xuất, an toàn khi sử dụng và vận hành cũng như là giảm được các chi phí cần thiết.
32
1.3 Các loại máy dập trong ngành giày da
1.3.1 Máy dập thủy lực phẳng
Hình 1.1 Máy dập thủy lực phẳng
- Máy dập thủy lực phẳng là dạng máy dập có bàn dập cố định và người dùng cấp phôi vào đồng thời tự điều chỉnh vị trí đặt dao.
33 1.3.2 Máy dập thủy lực ngang
Hình 1.2 Máy dập thủy lực ngang
- Máy dập thủy lực ngang là dạng máy dập có bàn dập di linh động, tự động điều chỉnh vị trí đặt dao theo phương ngang.
- Có áp dụng cơng nghệ tự động hóa hơn so với máy dập thủy lực phẳng. 1.4 Các phương pháp cấp phôi
Cấp phôi thủ công
34
Cấp phôi tự động