Ắc quy thì có nhiều cách gọi như: ắc quy nước, ắc quy axít, ắc quy axít kiểu hở, ắc quy kín khí, ắc quy khơng cần bảo dưỡng, ắc quy khô, ắc quy GEL, ắc quy kiềm... Phân biệt hai loại ắc quy thông dụng hiện nay là ắc quy sử dụng điện mơi bằng a-xít (Gọi tắt là ắc quy axít hoặc ắc quy chì - axít) và ắc quy sử dụng điện môi bằng kiềm (Gọi tắt là ắc quy kiềm).
Trong thực tế, các bản cực ắc quy khơng giống như hình đã nêu ở phần trên, các cực của ắc quy có số lượng nhiều hơn (Để tạo ra dung lượng bình ắc quy lớn) và mỗi bình ắc quy lại bao gồm nhiều ngăn như vậy. Nhiều tấm cực để tạo ra tổng diện tích bản cực được nhiều hơn, giúp cho quá trình phản ứng xảy ra đồng thời tại nhiều vị trí và do đó dịng điện cực đại xuất ra từ ắc quy đạt trị số cao hơn - và dung lượng ắc quy cũng tăng lên.
Do kết cấu xếp lớp nhau giữa các tấm cực của ắc quy nên thông thường số cực dương và cực âm không bằng nhau bởi sẽ tận dụng sự làm việc của hai mặt một bản cực (Nếu số bản cực bằng nhau thì các tấm ở bên rìa sẽ có hai mặt trái chiều ở cách nhau quá xa, do đó phản ứng hóa học sẽ khơng thuận lợi). Ở giữa các bản cực của ắc quy đều có tấm chắn, các tấm chắn này khơng dẫn điện nhưng có độ thẩm thấu lớn để thuận tiện cho quá trình phản ứng xảy ra khi các cation và anion xuyên qua chúng để đến các điện cực.
21